Giải pháp về tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại trường đại học công nghiệp quảng ninh (Trang 85 - 87)

4.2. Giải pháp thực hiện tự chủ tài chính

4.2.1. Giải pháp về tổ chức

Thứ nhất, Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán

Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, và kỹ năng kiểm tra kiểm soát tài chính cho đội ngũ cán bộ làm công tác kế toán. Tạo khả năng và điều kiện để đội ngũ kế toán học tập nâng cao trình độ chuyên môn, cập nhật kịp thời chính sách, chế độ mới.

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin ở trình độ cao trong tổ chức kế toán của các Nhà trường, giúp tinh giản biên chế, cắt giảm chi phí quản lý và nâng cao hiệu quả cung cấp thông tin.

Thứ hai, Chú trọng công tác kiểm toán nội bộ

Bên cạnh tăng cường hoàn thiện công tác kế toán trường cần chú trọng thực hiện tốt công tác kiểm toán. Coi công tác kiểm toán là một việc không thể thiếu trong

công tác kế toán tài chính hàng năm. Do vậy trường cần bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn thường xuyên cho bộ phận kiểm toán nội bộ kiểm tra giám sát tài chính, kiểm toán nội bộ sẽ thực hiện kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán tài chính để đánh giá tính hữu hiệu, hiệu quả trong công tác quản lý sử dụng nguồn tài chính, tài sản được giao, và việc chấp hành các quy định của luật pháp và nội quy quy chế của đơn vị…

Ngoài việc thực hiện tốt các giải pháp nêu trên, trước mắt Trường cần làm tốt các công tác cụ thể sau:

(1) Giải pháp về cơ chế quản lý các nguồn lực tài chính

-Đổi mới cơ chế quản lý tài chính đối với hoạt động liên kết với địa phương theo hướng tạo ra nguồn thu cho trường ít nhất phải bằng 90% nguồn thu đào tạo tại trường. Chi phí đi lại, lưu trú và cơ sở vật chất phục vụ giảng day tại địa phương của giảng viên do đối tác cân đối trong tỷ lệ tăng thêm thu từ người học theo quy định của trường với địa phương.

-Tổ chức quản lý các lớp đào tạo hệ phi chính quy về một đơn vị chyên trách thực hiện theo chức năng nhiệm vụ, giảm chi phí quản lý, điều hành.

(2) Giải pháp về cơ chế sử dụng nguồn lực tài chính

-Phân chia thu nhập của CCVC trong trường theo đúng chức năng nhiệm vụ

được giao, đảm bảo quyền lợi của CCVC theo quy định của nhà nước, khuyến khích thông qua thu nhập tăng thêm của trường (tăng lương trường và các khoản phúc lợi) trong khoản thu nhập hợp pháp của trường.

-Cho đấu thầu các hoạt động dịch vụ trong trường như (trông giữ xe, dịch vụ ăn uống, vệ sinh hội trường lớp học…) nâng cao hiệu quả của nguồn thu, tinh giản biên chế.

-Phân cấp quản lý tài chính cho các đơn vị trong trường theo chức năng nhiệm vụ được phân cấp trong cơ chế tổ chức hoạt động của trường, tạo điều kiện tối đa cho các đơn vị được chủ động trong sử dụng các nguồn tài chính thực hiện nhiệm vụ một cách hiệu quả.

Định mức lại công việc của giảng viên và quy đổi giờ công tác của giảng viên theo giờ chuẩn một cách cụ thể, tính toán đơn giá giờ giảng hợp lý, có dùng đến hệ số

khống chế giờ giảng vượt định mức tránh ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy.

-Thực hiện chính sách định biên và cơ cấu lại lao động khối quản lý đào tạo nhằm giảm triệt để thanh toán thực hiện công tác ngoài chức năng nhiệm vụ và rút ngắn khoảng cách thu nhập so với khối giảng viên.

-Nghiên cứu thực hiện chi cho khối quản lý đào tạo khoản thu nhập tương đương thâm niên nhà giáo từ nguồn thu của trường.

- Giảm các khoản chi hành chính (chi mua báo, chi hội họp, chi tiếp khách…)

và tiết chế các khoản chi khác một cách hợp lý. (3) Giải pháp hoàn thiện công cụ tài chính

-Hoàn thiện, bổ sung và cụ thể hóa các văn bản quản lý tài chính, quản lý nguồn thu và quản lý chi;

-Hoàn thiện Quy chế chi tiêu nội bộ, trong đó lưu ý đến độ bao phủ của Quy

chế và việc điều chỉnh một số định mức cho phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại trường đại học công nghiệp quảng ninh (Trang 85 - 87)