Giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao Năng lực cạnh tranh của Ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 111 - 116)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH

3.3 Giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao Năng lực cạnh tranh của Ngân

No&PTNTVN

3.3.1 Giải pháp về tài chính

Tiếp tục tăng quy mô về Tổng vốn, trong đó đặc biệt là vốn huy động và vốn chủ sở hữu, tăng quy mô về Tổng tài sản, trong đó là tổng dư nợ theo định hướng chung và chiến lược phát triển của NHNN và Agribank nhằm khôi phục và gia tăng thị phần, đảm bảo các tỷ lệ an toàn hoạt động của NHNN. Xác định công tác huy động vốn luôn là nhiệm vụ trọng tâm và nhiệm vụ đầu tiên của Agribank.

Nghiên cứu chính sách phí, lãi suất nhằm chuyển đổi cơ cấu vốn theo hướng tăng tỷ trọng vốn huy động ổn định có chi phí thấp, giảm chi phí đầu vào nhằm tăng năng lực tài chính.

Xây dựng cơ chế lãi suất nội bộ linh hoạt đặc biệt là cơ chế phí điều vốn, khen thưởng về huy động vốn kịp thời nhằm khuyến khích và nhân rộng các phong trào huy động vốn từ dân cư và tổ chức kinh tế.

Đa dạng hoá nguồn vốn huy động và danh mục đầu tư, gắn công tác tín dụng và phát triển sản phẩm dịch vụ với công tác huy động vốn, khai thác và sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn vốn từ thị trường 2, nguồn vốn vay tài trợ thương mại.

Tập trung tối đa nguồn lực để xử lý, thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro, lãi tồn đọng, tiết kiệm chi phí, tăng thu dịch vụ, cải thiện tình hình tài chính. Xây dựng cơ chế để khuyến khích tăng thu, tiết giảm chi phí quản lý và các khoản chi không cần thiết khác để tăng hiệu quả kinh doanh.

Đánh giá tiềm năng dịch vụ từng địa bàn, xây dựng phương án tăng thu nhập từ hoạt động dịch vụ, tập trung vào các dịch vụ thế mạnh như thanh toán trong nước,

dịch vụ thẻ, liên kết Bancassurance, Mobile banking, dịch vụ ngân quỹ và mua bán ngoại tệ.

3.3.2 Giải pháp về quản trị điều hành

Xây dựng phương án cơ cấu lại tín dụng, giảm mức độ tập trung tín dụng vào khách hàng lớn, cân đối hợp lý trên cơ sở sử dụng hết hạn mức tín dụng trung và dài hạn để phục vụ nhu cầu chính đáng của khách hàng.

Chuyển mạnh việc tập trung tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Ưu tiên tăng trưởng tín dụng đối với khách hàng truyền thống, các chương trình cho vay theo chỉ đạo của Chính phủ, NHNN tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận vốn tín dụng thuận lợi, duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh.

Hoàn thiện hệ thống cơ chế nghiệp vụ liên quan đến cấp tín dụng như: Quy chế cho vay đối với khách hàng, phân quyền phán quyết cho vay, quy định về đảm bảo tiền vay, quy trình thủ tục xử lý tài sản bảo đảm, mua bán nợ … theo hướng quy định rõ trách nhiệm của cá nhân, đơn vị đối với từng khâu công việc từ thẩm định, quyết định cho vay, giải ngân, quản lý sử dụng vốn, thu hồi nợ; trách nhiệm của công tác kiểm tra, kiểm soát, giám sát. Chấn chỉnh một số tồn tại trong công tác tín dụng như cho vay đảm bảo bằng kho hàng, cho vay nhóm khách hàng liên quan, cho vay liên Chi nhánh.

Tập trung nghiên cứu hoàn thành phân tích từng khoản nợ xấu để đưa ra các giải pháp cụ thể, kiên quyết như xử lý tài sản bảo đảm, khởi kiện đối với những khách hàng trốn tránh trách nhiệm trả nợ, không hợp tác trong việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi vay.

Tăng cường nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra kiểm soát nội bộ, xác định kiểm tra, kiểm soát là nhiệm vụ thường xuyên của mọi vị trí công tác, do đó phải tăng cường kiểm soát, nghiên cứu chỉnh sửa bổ sung các quy định liên quan đến công tác kiểm tra kiểm soát.

3.3.3 Giải pháp về quản trị rủi ro

Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát và những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro.

Thực tế thời gian qua, việc quản trị rủi ro là vấn đề đáng báo động ở Agribank. Tuy Agribank đã chú trọng đến đầu tư và tiếp cận với phương pháp quản trị rủi ro (QTRR) hiện đại theo chuẩn mực quốc tế, song việc áp dụng các mô hình và biện pháp QTRR vào thực tiễn còn chưa thực sự hiệu quả như các NHTM đều sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng song chưa có một chuẩn mực rõ ràng đối với hệ thống NHTM để làm cơ sở cấp tín dụng. Các đánh giá “định tính” đối với chất lượng khách hàng và khoản vay cần được xác định lại cẩn trọng hơn bởi Ngân hàng chỉ phát hiện ra các khoản nợ quá hạn khi nó quá hạn mà không đánh giá được nguy cơ trước khi xảy ra.

Hơn nữa, cơ sở dữ liệu và phân tích, dự báo môi trường kinh doanh, đánh giá nguồn lực và xác định tầm nhìn còn hạn chế, việc hoạch định chiến lược dài hạn còn lúng túng. Vấn đề QTRR liên quan đến con người trực tiếp thực hiện công tác này. Như vậy giải pháp để QTRR như sau:

Đánh giá lại hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ (RMS) của Agribank, rà soát lại các chỉ tiêu của Nhóm chỉ tiêu định tính và Nhóm chỉ tiêu định lượng, các căn cứ chấm điểm và tính điểm cho khách hàng.

Trong việc định giá tài sản bảo đảm, ngoài việc sử dụng tổ chức định giá riêng cho những món vay có giá trị tài sản lớn hơn một giá trị nhất định, những món vay còn lại Cán bộ tín dụng tự định giá, còn thiếu căn cứ nên giá thường cao hơn giá trị thực của tài sản bảo đảm, việc định giá lại tài sản bảo đảm chưa theo dõi thường xuyên biến động để điều chỉnh kịp thời. Hơn nữa, công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ cần được tăng cường sát sao hơn nữa, luôn tạo điều kiện cho cán bộ đi học tập huấn, thậm chí những khoá học dài hạn, bài bản nhằm phát hiện những rủi ro sớm hơn, để có giải pháp xử lý phù hợp, kịp thời.

Bên cạnh đó, công tác thẩm định chưa được coi trọng như đáng lẽ phải thế. Công tác thẩm định về bản chất rất quan trọng, với những lĩnh vực cho vay khác nhau, đòi hỏi Cán bộ tín dụng (CBTD) thực hiện công tác thẩm định cần có vốn hiểu biết vừa sâu vừa rộng lại phải có đạo đức kinh doanh để có những nhận xét, những đánh giá sát đáng, nhận diện đúng đắn những rủi ro có thể gặp phải trong quá trình cho vay và thu hồi nợ.

Về QTRR, trong đó rủi ro tín dụng được đặc biệt quan tâm, Agribank cần xây dựng phương pháp xếp hạng nội bộ cho mỗi loại đơn vị xin vay vốn, với mỗi đơn vị trong những lĩnh vực hoạt động kinh doanh khác nhau. Khi nhận diện ra rủi ro, Agribank cần có những phương án khẩn trương, xử lý theo hướng chi phí tối ưu.

Như vậy, QTRR không như các mảng công việc khác cần có thứ tự, mà với QTRR cần thiết phải cùng lúc triển khai nhịp nhàng các biện pháp, do vậy hướng tiếp cận và xử lý phải đồng bộ với nhau.

Để hệ thống NHTMVN nói chung, không chỉ riêng Agribank có được sức mạnh trong cạnh tranh và cạnh tranh thành công, hoạt động kinh doanh an toàn và hiệu quả thì điều tiên quyết của Agribank và các NHTM là tạo lập niềm tin đối với khách hàng qua chiến lược toàn diện về QTRR.

3.3.4 Giải pháp về tổ chức nhân sự

Củng cố hệ thống trường đào tạo, đổi mới phương pháp, hình thức đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, nhân viên làm nhiệm vụ quản trị điều hành và tác nghiệp. Nghiên cứu đổi mới toàn diện từ nội dung chương trình, phương pháp, kế hoạch đào tạo để nâng cao chất lượng, hiệu quả, tiết giảm chi phí đào tạo.

Quan tâm đến công tác đào tạo, mạnh dạn cử cán bộ ra nước ngoài học tập dài hạn để bồi dưỡng cán bộ trẻ cho chiến lược phát triển nguồn nhân lực lâu dài, xây dựng chương trình đào tạo online về sản phẩm dịch vụ cho đội ngũ cán bộ của Agribank. Thậm chí hiện nay vấn đề đào tạo cho đội ngũ lãnh đạo còn chưa được quan tâm đúng mức, bởi một số cán bộ Lãnh đạo đi lên từ nhân viên, trong khi những kiến thức và kỹ năng đòi hỏi đối với nhân viên hoàn toàn khác với những kiến thức và kỹ năng mà một lãnh đạo cần có phải trang bị.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cán bộ, từ tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng quy hoạch và bổ nhiệm, luân chuyển, miễn nhiệm cán bộ. Tiếp tục thực hiện việc chỉnh đốn tác phong, năng suất và hiệu quả làm việc. Rà soát lại các quy trình quy chế để chỉnh sửa bổ sung, đảm bảo vừa xác định rõ người rõ việc, rõ trách nhiệm pháp lý, vừa đơn giản hoá thủ tục hành chính.

Đổi mới tác phong giao dịch, nâng cao ý thức trách nhiệm, chấp hành kỷ luật lao động trên tinh thần tự giác, vì lợi ích chung của Agribank.

3.3.5 Giải pháp về sản phẩm dịch vụ

Tiếp tục nghiên cứu triển khai gói sản phẩm tín dụng dựa trên các chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, nhằm nâng cao hiệu quả và tiết giảm chi phí như cho vay chuỗi người nuôi – thu mua – chế biến – xuất khẩu thuỷ sản; cho vay liên kết giữa nhà cung ứng vật tư nguyên liệu đầu vào – nhà sản xuất – người tiêu thụ sản phẩm phù hợp với từng đối tượng khách hàng.

Ổn định và nhất quán về chính sách tín dụng để từng bước tạo dựng hệ thống khách hàng truyền thống. Đơn giản thủ tục hành chính, tạo chủ động cho cơ sở, rút ngắn thời gian xử lý một khoản cấp tín dụng đảm bảo vừa mở rộng, vừa an toàn hiệu quả trong việc cấp tín dụng.

Phát triển dịch vụ tiện ích là định hướng chiến lược lâu dài, thu dịch vụ phải từng bước được nâng cao nhất là ở các địa bàn đô thị. Phát huy lợi thế về mạng lưới để nghiên cứu, xây dựng các gói sản phẩm phù hợp với từng khách hàng, chú trọng phát triển dịch vụ và sản phẩm Ngân hàng bán lẻ ở khu vực nông thôn, phát triển các sản phẩm và dịch vụ Ngân hàng bán buôn cho các khách hàng lớn .. từng bước hình thành sản phẩm đặc trưng của Agribank.

3.3.6 Giải pháp về mạng lƣới

Chọn lựa địa bàn phù hợp với để mở rộng mạng lưới với Thông tư số 21/2013/TT- NHNN, tập trung đặc biệt các khu vực xa trung tâm, chưa có nhiều dịch vụ Ngân hàng để mỗi người dân có thể làm quen, lựa chọn và tin dùng phục vụ cho công việc và cuộc sống tốt hơn.

Tích cực thiết lập quan hệ với các Tổ chức tài chính quốc tế, củng cố hệ thống Ngân hàng đại lý, đảm bảo an toàn, tiết kiệm, hiệu quả trong hoạt động thanh toán quốc tế. Phấn đấu mỗi khu vực có một Ngân hàng lớn, uy tín hợp tác toàn diện từ các hoạt động kinh doanh đến trao đổi kinh nghiệm, giới thiệu sản phẩm và đào tạo cán bộ.

Phát huy lợi thế về mạng lưới để nghiên cứu, xây dựng các gói sản phẩm phù hợp với từng nhóm khách hàng, từng lĩnh vực. Rà soát, đánh giá tiềm năng từng gói sản phẩm dịch vụ, có biện pháp tăng thu dịch vụ.

3.3.7 Giải pháp về công nghệ

Nâng cấp và hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin, trước hết là nâng cấp hệ thống corebanking và hệ thống quản trị rủi ro.

Khẩn trương triển khai, hoàn thành các dự án dở dang về công nghệ thông tin, thẻ, Ngân hàng điện tử … đặc biệt là triển khai xây dựng trung tâm dữ liệu dự phòng và khu làm việc của Trung tâm công nghệ thông tin tại Bắc An Khánh.

Có cơ chế hợp lý cho việc triển khai các dự án công nghệ, đảm bảo kịp thời, tránh tụt hậu, phù hợp với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 111 - 116)