Quy trình đánh giá cán bộ quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng khung năng lực vào đánh giá cán bộ quản lý tại viễn thông hà nội (Trang 39 - 44)

Hình 1 .2 Mô hình năng lực ASK

Hình 1.2 Quy trình đánh giá cán bộ quản lý

Bƣớc 01: Xác định chức danh cán bộ quản ly thuộc phạm vi đánh gía chính là xem xét lại công việc hiện tại của cán bộ đảm trách, dựa vào bảng mô tả công việc sẽ đƣa ra kết quả cuối cùng của cán bộ đó là gì? và lợi ích mang lại công ty ? từ đó đƣa ra chỉ tiêu của cá nhân, bộ phận. Bƣớc 02: Xây dựng khung năng lực cho chức danh cán bô quản lý thuộc phạm vi đánh gía với chỉ tiêu mà công ty mong muốn Bƣớc 03: Dựa trên khung năng lực của cán bộ quản lý đã xây dựng ở bƣớc 2, từ đó tiến hành đánh gía năng lực thực tế của cán bộ quản lý.

Bƣớc 04: Sử dụng kết quả đánh giá, ban hành chính sách thƣởng phải ban bố rộng toàn bộ phận, phòng ban liên quan và có phê duyệt của giám đốc.

1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến đánh giá cán bộ quản lý bằng khung năng lực năng lực

1.4.1. Các nhân tố chủ quan

Các yếu tố chủ quan bao gồm các yếu tố bên trong doanh nghiệp, các

Xác định chức danh cán bộ quản lý thuộc phạm vi đanh

giá

Xây dựng khung năng lực cho chức danh cán bộ quản lý thuộc phạm vi đánh giá

Đánh giá năng lực thực tế của cán bộ quản lý Sử dụng kêt quả đánh giá

doanh, cơ cấu tổ chức, sứ mệnh và mục tiêu doanh nghiệp, chiến lƣợc và các chính sách doanh nghiệp, Ban lãnh đạo doanh nghiệp và chất lƣợng đội ngũ nhân sự của doanh nghiệp, văn hoá doanh nghiệp. Các yếu tố này có ảnh hƣởng trực tiếp đến quy trình và cách thức tổ chức cũng nhƣ các phƣơng pháp đánh giá nhân sự nói chung và đánh giá CBQL nói riêng trong doanh nghiệp.

Đặc điểm hoạt động kinh doanh và cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp :

Ảnh hƣởng đến các tiêu chí đánh giá năng lực kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và đánh giá CBQL nói riêng của doanh nghiệp. Các yếu tố thuộc về nguồn lực kinh doanh của doanh nghiệp cũng ảnh hƣởng đến quy mô, tần suất và mức độ triển khai công tác đánh giá trong doanh nghiệp.

Sứ mệnh và mục tiêu của doanh nghiệp: Quyết định các chính sách nhân sự của doanh nghiệp nói chung và chính sách đánh giá nói riêng trong đó mục tiêu đánh giá cần phải đƣợc xác định dựa trên các mục tiêu kinh doanh chung của doanh nghiệp.

Chiến lược và các chính sách nhân sự: Cần lƣu ý là các chiến lƣợc và chính sách nhân sự cần linh hoạt, mềm dẻo, đƣợc giải thích rõ ràng, đƣợc cân nhắc kỹ lƣỡng, nó phải đƣợc coi là những kim chỉ nam hƣớng dẫn chứ không phải là những luật lệ cứng nhắc vì có ảnh hƣởng quan trọng đến cách hành xử công việc của các nhà quản lý doanh nghiệp.

Ban lãnh đạo doanh nghiệp: Tƣ duy, quan điểm quản trị và năng lực

lãnh đạo điều hành của Ban lãnh đạo doanh nghiệp không chỉ ảnh hƣởng đến khả năng huy động các nguồn lực cho hoạt động kinh doanh của tổ chức mà còn quyết định đến cách thức tạo động lực, đánh giá thành tích và đãi ngộ nhân sự trong doanh nghiệp.

Văn hoá doanh nghiệp: Bầu không khí làm việc hay văn hoá doanh nghiệp có ảnh hƣởng mạnh mẽ đến mức độ hoàn thành công việc của các nhân viên, đến sự thoả mãn của các cá nhân và khả năng sinh lời của doanh

nghiệp. Nền văn hoá của tổ chức doanh nghiệp đƣợc hình thành và phát triển phần lớn từ chính tấm gƣơng của các cấp quản trị, từ những gì họ làm chứ không phải những gì họ nói. Ba yếu tố ảnh hƣởng đặc biệt đến văn hoá doanh nghiệp là: truyền thông, động viên và phong cách lãnh đạo. Ngoài ra, các yếu tố khác nhƣ các đặc tính của tổ chức, tiến trình quản trị, cơ cấu tổ chức,… cũng giúp hình thành và phát triển văn hoá doanh nghiệp. Trong công tác đánh giá cán bộ quản lý, văn hoá doanh nghiệp ảnh hƣởng đến hành vi ứng xử, kết quả thực hiện công việc của các cá nhân và nhóm làm việc từ đó đòi hỏi tổ chức có phƣơng pháp và cách thức đánh giá phù hợp.

Năng lực của người đánh giá và người được đánh giá: Năng lực của

ngƣời đánh giá ảnh hƣởng rất lớn đến quá trình xây dựng và lựa chọn các chỉ tiêu cũng nhƣ các phƣơng pháp đánh giá đảm bảo phù hợp với mục tiêu và môi trƣờng của tổ chức doanh nghiệp. Sự hiểu biết và sự nhìn nhận của ngƣời đƣợc đánh giá đối với mục tiêu và ý nghĩa của công tác đánh giá trong doanh nghiệp cũng ảnh hƣởng không nhỏ đến kết quả đánh giá. Do vậy, thông thƣờng để đảm bảo chất lƣợng đánh giá cán bộ trong doanh nghiệp, ngƣời đánh giá cần đƣợc huấn luyện về các kỹ năng và phƣơng pháp đánh giá chuyên nghiệp, ngƣời đƣợc đánh giá cần đƣợc trao đổi trƣớc về mục tiêu và yêu cầu đánh giá.

1.4.2 Các nhấn tố khách quan

Các yếu tố khách quan bao gồm các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp chẳng hạn nhƣ: Đối thủ cạnh tranh, khách hàng, các yếu tố kinh tế, các yếu tố văn hoá - xã hội, các yếu tố chính trị - luật pháp hay khoa học kỹ thuật công nghệ có ảnh hƣởng trực tiếp hay gián tiếp đến nội dung và cách thức triển khai công tác đánh giá cán bộ quản lý trong doanh nghiệp.

Đối thủ cạnh tranh: Vấn đề cạnh tranh đòi hỏi doanh nghiệp phải có

hợp lý, tạo ra bầu không khí văn hoá gắn bó giữa nhân viên và doanh nghiệp, phải cải tiến môi trƣờng làm việc và các chế độ phúc lợi,… từ đó đòi hỏi kết quả đánh giá nhân sự nói chung và đánh giá CBQL nói riêng phải đảm bảo khách quan, công bằng, ghi nhận và phản ánh trung thực thành tích công tác cũng nhƣ năng lực cá nhân phục vụ cho công tác đãi ngộ và các công tác nhân sự khác trong doanh nghiệp.

Khách hàng: Doanh nghiệp cần đào tạo một đội ngũ nhân sự hiểu, nắm rõ và phục vụ một cách tốt nhất các nhu cầu của khách hàng, có thái độ ứng xử phù hợp với khách hàng và nền văn hoá của tổ chức doanh nghiệp,…

Các yếu tố kinh tế: Chu kỳ kinh tế và chu kỳ kinh doanh (trong nền kinh tế hƣng thịnh hay suy thoái,…) liên quan đến vấn đề về sử dụng lao động, chính sách mở cửa nền kinh tế (sự tham gia của ngày càng nhiều các doanh nghiệp nƣớc ngoài vào nền kinh tế), vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế,... đòi hỏi các tiêu chuẩn đánh giá CBQL trong doanh nghiệp phải toàn diện và thiết thực hơn.

Các yếu tố chính trị - luật pháp: Các vấn đề về Luật lao động và thực thi Luật lao động trong các doanh nghiệp, vai trò quản lý của Nhà nƣớc trong các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp trong đó Nhà nƣớc nắm giữ cổ phần chi phối cũng ảnh hƣởng đến công tác đánh giá CBQL trong doanh nghiệp.

Các yếu tố văn hoá - xã hội: Vấn đề về dân số và việc làm (tỷ lệ thất nghiệp nông thôn và thành thị, vấn đề việc làm cho nữ giới…), vấn đề đẳng cấp trong xã hội, các chuẩn mực xã hội, lối sống, suy nghĩ của thanh niên,… ảnh hƣởng đến tƣ duy và quan điểm của các nhà quản lý trong cách thức đánh giá CBQL doanh nghiệp

Các yếu tố khoa học kỹ thuật công nghệ: Sự phát triển của khoa học kỹ thuật công nghệ đồng nghĩa với việc cần ít ngƣời mà vẫn sản xuất ra số lƣợng sản phẩm tƣơng tự, không chỉ liên quan đến vấn đề về sắp xếp lại lao động

trong doanh nghiệp, vấn đề đào tạo những kỹ năng nghề nghiệp mới,… mà còn liên quan đến khả năng ứng dụng các phƣơng pháp đánh giá CBQL tiên tiến, mô hình hoá các biểu mẫu đánh giá và lƣu trữ thông tin nhân sự trong doanh nghiệp.

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mô hình nghiên cứu 2.1. Mô hình nghiên cứu

Mô hình nghiên cứu của tác giả đƣợc thực hiện qua sơ đồ sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng khung năng lực vào đánh giá cán bộ quản lý tại viễn thông hà nội (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)