1.3 MỞ RỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN
1.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá
Dựa trên nghiên cứu của tác giả Phạm Thị Ánh Hồng (2016), việc mở rộng cho vay khách hàng cá nhân có thể đo lƣờng qua các nhóm chỉ tiêu cụ thể nhƣ sau:
1.3.3.1 Nhóm chỉ tiêu định lượng
Mở rộng cho vay KHCN của NHTM đƣợc thể hiện ở các chỉ tiêu nhƣ: sự gia tăng về quy mô, tốc độ tăng trƣởng, tỷ trọng dƣ nợ cho vay KHCN, tăng thu nhập từ lãi thuần từ hoạt động cho vay KHCN…
a) Tăng thị phần cho vay khách hàng cá nhân
Thị phần cho vay KHCN tăng lên cho thấy mức độ mở rộng cho vay KHCN, khả năng cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trƣờng của NHTM. Thị phần là tỷ lệ % thị trƣờng mà ngân hàng nắm giữ đƣợc thể hiện qua số lƣợng KHCN có quan hệ với ngân hàng, quy mô sản phẩm, dịch vụ. NHTM có thể cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ cho cùng một khách hàng và quy mô cung cấp sản phẩm dịch vụ sẽ tăng lên rất nhanh khi ngân hàng gia tăng đáng kể số lƣợng khách hàng.
- Tăng/giảm số lƣợng KHCN= Số lƣợng KHCN năm t - Số lƣợng KHCN năm t-1
- Tốc độ tăng số lƣợng KHCN
= Dƣ nợ cho vay cuối năm (t) – Dƣ nợ cho vay cuối năm (t-1)
X 100% Dƣ nợ cuối năm (t-1)
Hai chỉ tiêu này cho biết sự biến động số lƣợng KHCN qua các năm. Các chỉ tiêu này dƣơng cho thấy quy mô KHCN đang mở rộng, ngƣợc lại quy mô KHCN đang bị thu hẹp.
KHCN là đối tƣợng khách hàng có độ nhạy cảm cao, khi bị tác động dễ thay đổi và chuyển sang sử dụng sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng khác mà họ cho là
sẽ có lợi hơn cho mình. Do đó để tăng thị phần cho vay KHCN, NHTM phải không ngừng hoàn thiện sản phẩm dịch vụ cũng nhƣ công tác phục vụ đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng, có chiến lƣợc phát triển phù hợp, tạo dựng đƣợc mối quan hệ gắn bó bền vững với khách hàng hiện tại cũng nhƣ đẩy mạnh thu hút thêm khách hàng mới.
b) Sự gia tăng về quy mô, tốc độ tăng trưởng, tỷ trọng dư nợ cho vay KHCN
Dƣ nợ cho vay KHCN là tổng số tiền NHTM cho KHCN vay trong một khoảng thời gian nhất định. Mở rộng cho vay KHCN đƣợc thể hiện qua sự gia tăng về quy mô, tốc độ tăng trƣởng và tỷ trọng dƣ nợ cho vay KHCN.
Sự gia tăng về quy mô dƣ nợ cho vay KHCN đƣợc xác định nhƣ sau: Gia tăng quy mô
dƣ nợ cho vay KHCN =
Dƣ nợ cho vay KHCN cuối năm (t) -
Dƣ nợ cho vay KHCN cuối năm (t-1)
Chỉ tiêu trên cho thấy mức tăng tuyệt đối giữa dƣ nợ cho vay KHCN cuối năm (t) và dƣ nợ cho vay KHCN cuối năm (t-1).
Tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ cho vay KHCN đƣợc xác định bằng: Dƣ nợ cho vay cuối năm (t) – Dƣ nợ cho vay cuối năm (t-1)
Dƣ nợ cuối năm (t 1) × 100%
Chỉ tiêu này cho thấy mức tăng tƣơng đối giữa dƣ nợ cho vay KHCN cuối năm (t) và dƣ nợ cho vay KHCN cuối năm (t-1). Để đánh giá sự mở rộng cho vay KHCN, ngƣời ta thƣờng so sánh chỉ tiêu này của mỗi NHTM với tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ cho vay KHCN bình quân của toàn ngành. Nếu tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ cho vay KHCN của ngân hàng lớn hơn tốc độ tăng trƣởng bình quân của toàn ngành thì cho thấy việc mở rộng cho vay KHCN đã đƣợc thực hiện thực sự tốt. Đối với từng chi nhánh ngân hàng nói riêng, bên cạnh việc so sánh chỉ tiêu
này với tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ cho vay KHCN bình quân của ngành ngân hàng cùng khu vực hoạt động, ngƣời ta còn so sánh với tốc độ tăng trƣởng chung của toàn hệ thống ngân hàng đó để phần nào thấy đƣợc việc hoàn thành mục tiêu mở rộng cho vay KHCN của chi nhánh.
Tỷ trọng dƣ nợ cho vay KHCN trong tổng doanh số cho vay của NHTM đƣợc xác định bằng:
Dƣ nợ cho vay KHCN năm (t) Tổng dƣ nợ cho vay năm (t)
× 100%
Chỉ tiêu trên cho thấy tỷ lệ đóng góp của hoạt động cho vay KHCN vào toàn bộ hoạt động cho vay của NHTM. Sự gia tăng của tỷ trọng đó thể hiện dƣ nợ cho vay KHCN đang tăng lên và có mức tăng lớn hơn mức tăng tổng dƣ nợ cho vay của NHTM. Ở các NHTM chủ yếu hoạt động nhƣ ngân hàng bán lẻ thì tỷ trọng đó phần lớn cao hơn ở các NHTM chủ yếu hoạt động nhƣ ngân hàng bán buôn. Mỗi ngân hàng có sự khác nhau ở tỷ trọng dƣ nợ cho vay KHCN nên đây cũng là chỉ tiêu có thể so sánh mức mở rộng cho vay KHCN của các NHTM khác nhau.
c) Tỷ lệ nợ xấu cho vay KHCN
Nợ xấu là nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 theo quy định của NHNN tại Thông tƣ 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013
Tỷ lệ nợ xấu cho vay KHCN = Nợ xấu cho vay KHCN X 100%
Tổng dƣ nợ cho vay KHCN
Chỉ tiêu này không thể tách rời khỏi chỉ tiêu tốc độ tăng dƣ nợ cho vay KHCN. Mở rộng cho vay nhƣng cần phải đảm bảo an toàn và bền vững. Theo quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc tại thông tƣ 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014, các ngân hàng thƣơng mại cần duy trì tỷ lệ này ở mức dƣới 3%.
Tỷ lệ lợi nhuận từ cho vay KHCN = Lợi nhuận từ cho vay KHCN X 100% Tổng lợi nhuận
Chỉ tiêu này cho biết trọng 100 đồng lợi nhuận thì có bao nhiêu đồng là do hoạt động cho vay KHCN mang lại. Tỷ lệ này cao chứng tỏ hoạt động cho vay KHCN của ngân hàng có hiệu quả.
e) Mạng lưới giao dịch
Mạng lƣới giao dịch thể hiện ở số lƣợng điểm giao dịch của ngân hàng, số lƣợng điểm giao dịch càng nhiều thì càng thuận tiện cho khách hàng cá nhân vay vốn. Các ngân hàng muốn mở rộng cho vay KHCN cần có mạng lƣới giao dịch rộng lớn, điều này thể hiện tiềm lực của ngân hàng và khả năng mở rộng cho vay KHCN của ngân hàng.
g) Phạm vi cho vay KHCN
Khách hàng cá nhân hoạt động trong phạm vi rất rộng. Ngân hàng muốn đẩy mạnh việc mở rộng mảng khách hàng này thì phạm vi cho vay cũng phải rộng. Địa bàn cho vay của ngân hàng càng rộng thì cơ hội mở rộng cho vay KHCN của ngân hàng càng lớn.
h) Số lượng và cơ cấu sản phẩm cho vay KHCN
Số lƣợng sản phẩm cho vay KHCN thể hiện tính đa dạng và phong phú của sản phẩm mà ngân hàng mang đến cho KHCN. Mục đích sử dụng tiền vay của KHCN gồm vay để sản xuất kinh doanh và vay để tiêu dùng, trong mỗi mục đích này lại có nhiều hình thức sử dụng tiền vay khác nhau, nên nếu sản phẩm cho vay KHCN của một ngân hàng đơn điệu sẽ hạn chế khả năng tăng trƣởng và cạnh tranh về cho vay KHCN so với các ngân hàng khác.
Cơ cấu sản phẩm cho vay KHCN cho biết mỗi sản phẩm cho vay KHCN chiếm bao nhiêu phần trăm dƣ nợ cho vay trong tổng dƣ nợ cho vay KHCN của
ngân hàng. Nó thể hiện mức độ quan tâm của khách hàng tới các sản phẩm cho vay KHCN mà ngân hàng đang cung cấp cho khách hàng.
1.3.3.2 Nhóm chỉ tiêu định tính
a) Mức độ hài lòng của khách hàng
Về cơ bản, khách hàng luôn mong muốn đƣợc giao dịch ở những ngân hàng có vị trí giao thông thuận tiện, cơ sở vật chất và phƣơng tiện giao dịch tốt, thời gian xử lý công việc nhanh, không phải chờ đợi lâu, nhân viên ngân hàng tận tình hƣớng dẫn, thấu hiểu, nắm bắt nhanh và giải đáp đƣợc những thắc mắc của họ, thủ tục vay vốn nhan gọn, lãi suất cho vay hợp ký, thông tin giao dịch của khách hàng đƣợc bảo mật,...Khi khách hàng đạt đƣợc mức độ hài lòng, họ sẽ mong muốn đƣợc tiếp tục sử dụng sản phẩm, dịch vụ lâu dài trong tƣơng lai và sẵn sàng giới thiệu đến bạn bè, ngƣời thân, đồng nghiệp các sản phẩm đó.
b) Uy tín thương hiệu của ngân hàng
Chỉ tiêu này đƣợc thể hiện ở sự an tâm, tin tƣởng của khách hàng khi thực hiện giao dịch với ngân hàng, ngân hàng đã đƣợc nhiều khách hàng biết đến rộng rãi và sẵn sàng lựa chọn để giao dịch thƣờng xuyên.
c) Tiện ích của sản phẩm cho vay
Các tiêu chí chung đánh giá về tiện ích của sản phẩm cho vay bao gồm: lãi suất cho vay của ngân hàng đang áp dụng hấp dẫn và linh hoạt, mức cho vay cao, thủ tục cho vay đơn giản, tài sản thế chấp đa dạng, phƣơng thức trả nợ đa dạng và linh hoạt. Ngoài ra, tuỳ vào từng sản phẩm cho vay cụ thể mà có thể thêm những tiện ích gia tăng khác cho khách hàng nhƣ: thời hạn cho vay đƣợc dài, phƣơng thức nhận nợ đa dạng, đƣợc hỗ trợ lãi suất ƣu đãi.