CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU
4.3. KIẾN NGHỊ
4.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam
Thứ nhất, nhằm giúp duy trì sự ổn định tài chính của các ngân hàng, NHNN cần áp đặt những hạn chế pháp lý đối với các định chế tài chính nhƣ: giới hạn dƣ nợ tín dụng, quy định tỷ lệ sử dụng vốn huy động ngắn hạn trong vay dài hạn. có cơ chế xử phạt về sự không tuân thủ báo cáo nợ quá hạn, cho vay hơn 15% vốn tự có...
Thứ hai, về vấn đề thông tin tín dụng: Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc hệ thống thông tin tín dụng hiện nay chƣa thực sự đáp ứng thoả đáng nhu cầu thông tin của các ngân hàng. Đề nghị NHNN cần có những quy định bắt buộc đối với tất cả các tổ chức tín dụng trong việc khai báo đầy đủ thông tin tín dụng bao gồm
thông tin của ngƣời đi vay, báo cáo tài chính của khách hàng, số tiền vay, tình hình vay trả, tài sản đảm bảo...và hệ thống thông tin tín dụng hoặc áp dụng mã số tín dụng đối với các khách hàng cá nhân....để hỗ trợ các ngân hàng trong việc quản lý rủi ro tín dụng.
Thứ ba, tăng cƣờng công tác thanh kiểm tra tại chỗ các tổ chức tín dụng nhằm giám sát, ngăn ngừa và cảnh báo kịp thời các rủi ro tín dụng. Để thực hiện tốt điều này, cần khẩn trƣơng cải cách thanh tra ngân hàng nhà nƣớc theo hƣớng tập trung hoá, hình thành Tổng cục giám sát ngân hàng có chi cục ở một số khu vực. Đồng thời thay đổi phƣơng thức tiếp cận, quy trình nghiệp vụ thanh tra giám sát.
Thứ tƣ, nâng cao chất lƣợng hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng (CIC). Trong tâm thông tin tín dụng giúp các ngân hàng đối phó với vần đề thông tin bất cân xứng, từ đó góp phần nâng cao chất lƣợng phân tích tín dụng. CIC có nhiệm vụ thu thập thông tin về doanh nghiệp và các thông tin khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh tiền tệ, dịch vụ ngân hàng từ các tổ chức tín dụng, các cơ quan hữu quan, các cơ quan thông tin trong và ngoài nƣớc, các văn bản quy phạm pháp luật. Trên cơ sở đó cung cấp thông tin đáp ứng yêu cầu của các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên thông tin tín dụng mà trung tâm cung cấp trong những năm qua vẫn chƣa đáp ứng đƣợc cả về mặt số lƣợng và chất lƣợng. Đây là một nguyên nhân làm hạn chế khả năng phân tích tín dụng của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam hiện nay.
Chính vì vậy, CIC không những phải mở rộng quy mô thông tin mà còn phải nâng cao chất lƣợng thông tin cung cấp. Để làm đƣợc điều này NHNN cần phải thực hiện những biện pháp sau:
+ Phối hợp chặt chẽ với các ngân hàng thƣơng mại, trung tâm thông tin của các cán bộ, các cơ quan quản lý nhà nƣớc về doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam. Trên cơ sở đó CIC sẽ xắp xếp, phân loại các thông tin để khi cần có thể cung cấp cho các ngân hàng thƣơng mại một cách nhanh chóng và chính xác nhất.
+ Sửa đổi bổ sung quy chế tổ chức hoạt động của CIC theo hƣớng bắt buộc các ngân hàng thành viên cần thực hiện đúng vai trò, trách nhiệm của mình khi tham gia cung cấp và khai thác thông tin CIC. Có các biện pháp xử lý đối với tổ chức tín dụng không thực hiện nghiêm túc quy định về thông tin, cung cấp thông tin sai lệch hoặc gây nhiễu thông tin.
+ Cần xây dựng hệ thống dữ liệu về tín dụng bất động sản (tỷ lệ nợ xấu và khả năng thu hồi) đảm bảo độ tin cậy và độ dài để thực hiện thống kê, từ đó đƣa ra cảnh báo sớm nhằm giúp cho hệ thống ngân hàng phòng tránh rủi ro.
+ Thông tin trên kết quả tra cứu cần xây dựng đƣợc tổng hạn mức tín dụng của khách hàng đang có quan hệ tín dụng để từ đó các tổ chức tín dụng nắm đƣợc tổng nhu cầu vốn thực tế cần thiết để đầu tƣ (hiện nay chỉ cung cấp đƣợc dƣ nợ hiện tại đến thời điểm tra cứu mà không cung cấp đƣợc tổng hạn mức cấp đối với 1 (một) khách hàng).
4.3.3. Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
Đề nghị Agribank Việt Nam xây dựng, thay đổi những cơ chế quản lý mới trong nội bộ Ngân hàng, nhằm nâng cao tính hiệu quả trong hoạt động, tăng cƣờng giám sát nội bộ, xây dựng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả làm việc của các cán bộ trong Ngân hàng, tăng cƣờng công tác đào tạo cán bộ có trình độ chuyên môn cao, am hiểu sâu về nghiệp vụ ngân hàng, để việc đánh giá, thẩm định trong
cho vay các phƣơng án sản xuất kinh doanh, các dự án một cách chuẩn xác, hạn chế rủi ro về mặc đạo đức.
Ngân hàng thƣờng xuyên đƣa các cán bộ cao cấp đến các địa bàn, đặc biệt là các địa bàn trọng điểm để có thể tăng cƣờng giám sát, kiểm tra hoạt động tại các chi nhánh, tăng tính khách quan, công minh. Việc thử nghiệm, áp dụng các hình thức quản lý tín dụng khách hàng cá nhân nên đƣợc thực hiện, nhƣ tiến hành tập trung ra quyền phán quyết tín dụng ở các chi nhánh cấp tỉnh, sau đó nếu thành công có thể áp dụng lên hội sở chính, xây dựng các chính sách về khẩu vị rủi ro, đảm bảo chính sách cho vay đạt hiệu quả.
Ngân hàng Agribank Việt Nam nên xây dựng một chế độ ƣu đãi các cán bộ trong Ngân hàng một cách phù hợp, khoa học, nhằm hỗ trợ cho các cán bộ để họ có thể yên tâm làm việc.
Ngoài ra, Ngân hàng có thể lập các quỹ khen thƣởng cho các cán bộ, nhân viên làm việc có hiệu quả, thƣờng xuyên bám sát tính hình tại địa bàn, và có thành tích xuất sắc trong một thời gian nhất định. Việc thƣờng xuyên khuyến khích đem lại sự tích cực trong cung cách làm việc của nhân viên trong hệ thống Ngân hàng.
Ngân hàng Agribank Việt Nam nên đẩy mạnh công tác quảng cáo, tiếp thị dƣới nhiều hình thức nhƣ: Báo, tạp chí, truyền hình, băng rôn, áp phích, gửi thƣ trực tiếp, Internet...
Ngân hàng cần nghiên cứu cải tiến sản phẩm cho vay, đặc biệt là nghiên cứu cải tiến sản phẩm cho vay mua nhà ở và cho vay mua ô tô để thu hút nhiều khách hàng hơn.
Bản thân Ngân hàng cần xây dựng các quy định ƣu tiên trong cho vay khách hàng cá nhân. Những ƣu tiên đó là nhƣ thế nào, về lãi suất thấp hơn bao nhiêu,
các thủ tục hành chính phải cắt bớt những giai đoạn nào để các khách hàng cá nhân có thể nhanh chóng tiếp cận đƣợc vốn, các quy định về hợp tác với doanh nghiệp gồm những gì khi tiến hành cho vay tới khách hàng cá nhân,…
4.3.4 Đối với các khách hàng cá nhân
Khách hàng cá nhân là đối tƣợng trực tiếp sử dụng đồng vốn cho vay từ phía Ngân hàng. Do đó, để nâng cao khả năng sản xuất của mình, đề nghị các khách hàng cá nhân thực hiện một số việc nhƣ sau:
- Thƣờng xuyên tiếp thu, nâng cao kiến thức về pháp luật, thị trƣờng, khoa học công nghệ thông qua các buổi tập huấn do địa phƣơng tổ chức, tích lũy kinh nghiệm để có thể nâng cao năng suất, chất lƣợng sản phẩm, đảm bảo thu nhập cũng nhƣ khả năng tài chính để có thể trả nợ cho Ngân hàng.
- Chủ động trong việc lập các phƣơng án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tƣ, cung cấp các thông tin về pháp lý, tài chính một cách trung thực, chính xác cho Ngân hàng để Ngân hàng có thể đƣa ra những lời tƣ vấn phù hợp.
- Trong quá trình sản xuất phải có kế hoạch tiết kiệm chi phí, sử dụng vốn đúng mục đích, tham gia vốn tự có một cách đầy đủ, tránh gây lãng phí nguồn vốn hỗ trợ từ Ngân hàng.
- Không tham gia vào các tệ nạn xã hội, không đƣợc phép mang tƣ tƣởng lừa đảo Ngân hàng.
KẾT LUẬN
Phát triển kinh tế nhiều thành phần là mục tiêu và là chiến lƣợc lâu dài của Nhà nƣớc. Nhu cầu vốn của khách hàng cá nhân đƣợc đánh giá là còn rất lớn, tiềm năng phát triển còn rất dồi dào trong tƣơng lai. Môi trƣờng cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng gây gắt giữa các tổ chức tín dụng. Khách hàng cá nhân đã trở thành đối tƣợng khách hàng mục tiêu của nhiều ngân hàng thƣơng mại. Vì vậy, việc tìm ra những giải pháp để mở rộng cho vay đối với khách hàng cá nhân là rất cần thiết.
Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân không có nghĩa là cứ cho vay tràn lan. Mở rộng ở đây là chú trọng cho vay khách hàng cá nhân, tăng dƣ nợ cho vay khách hàng cá nhân nhƣng vẫn phải đảm bảo an toàn các khoản cho vay khách hàng cá nhân. Việc mở rộng cho vay đối với khách hàng cá nhân sẽ góp phần tạo uy tín, phân tán rủi ro trong cho vay, tăng thêm lợi nhuận cho chi nhánh trong hoạt động kinh doanh của mình. Trên cơ sở mục tiêu và phạm vi của đề tài nghiên cứu đã đƣợc xác định là nghiên cứu các lý luận cơ bản về tín dụng ngân hàng trong việc mở rộng cho vay khách hàng cá nhân, đánh giá hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của Chi nhánh Thành Nam thời gian qua, từ đó khẳng định những mặt làm đƣợc và những mặt còn hạn chế, tìm ra nguyên nhân tồn tại, những khó khăn vƣớng mắc cần giải quyết để đề xuất những giải pháp mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Chi nhánh Thành Nam, đề tài đã thực hiện đƣợc những nội dung chủ yếu sau:
1. Trình bày những lý luận cơ bản về mở rộng cho vay khách hàng cá nhân trong hoạt động ngân hàng.
2. Đánh giá thực trạng mở rộng cho vay Khách hàng cá nhân tại Agribank Chi nhánh Thành - Nam Nam Định trong 5 năm 2013 - 2017. Trên cơ sở phân
tích những kết quả đạt đƣợc, cũng nhƣ những hạn chế trong việc phát triển mở rộng cho vay khách hàng cá nhân, tìm ra những nguyên nhân, từ đó có cái nhìn chính xác nhằm đƣa ra giải pháp thích hợp.
3. Dựa trên những quan điểm đề xuất và mục tiêu định hƣớng hoạt động của Chi nhánh trong việc mở rộng cho vay đối với Khách hàng cá nhân, luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Chi nhánh.
Tuy có nhiều cố gắng trong nghiên cứu, thu thập tài liệu để thực hiện đề tài, nhƣng với khả năng có hạn, nên luận văn khó tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp của quý hội đồng, quý Thầy, Cô để luận văn đƣợc hoàn chỉnh hơn./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu Tiếng Việt
1. Agribank chi nhánh Thành Nam, 2013. Báo cáo hoạt động kinh doanh.
2. Agribank chi nhánh Thành Nam, 2014. Báo cáo hoạt động kinh doanh.
3. Agribank chi nhánh Thành Nam, 2015. Báo cáo hoạt động kinh doanh.
4. Agribank chi nhánh Thành Nam, 2016. Báo cáo hoạt động kinh doanh.
5. Agribank chi nhánh Thành Nam, 2017. Báo cáo hoạt động kinh doanh.
6. Agribank chi nhánh Thành Nam, 2013. Báo cáo tổng hợp tiến độ thực hiện chỉ tiêu kế hoạch năm 2013.
7. Agribank chi nhánh Thành Nam, 2013. Báo cáo tổng hợp tiến độ thực hiện chỉ tiêu kế hoạch năm 2014.
8. Agribank chi nhánh Thành Nam, 2013. Báo cáo tổng hợp tiến độ thực hiện chỉ tiêu kế hoạch năm 2015.
9. Agribank chi nhánh Thành Nam, 2013. Báo cáo tổng hợp tiến độ thực hiện chỉ tiêu kế hoạch năm 2016.
10. Agribank chi nhánh Thành Nam, 2013. Báo cáo tổng hợp tiến độ thực hiện chỉ tiêu kế hoạch năm 2017.
11.Agribank Việt Nam. Các văn bản hiện hành liên quan đến công tác tín dụng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.
12. Bùi Ngọc Mai, 2015. Nâng cao chất lượng tín dụng trong hoạt động cho vay cá nhân tại Ngân hàng TMCP Phát triển nhà Thành phố Hồ Chí Minh – chi nhánh Hà Nội. Luận văn thạc sĩ. Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội
13. Bùi Thị Hoài Thƣơng, 2015. Phát triển tín dụng tiêu dùng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Luận văn thạc sĩ. Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội.
14.Lê Văn Tề, 2009. Tín dụng ngân hàng. Hà Nội: NXB Tài chính. 15. Mai Thị Nhài, 2015. Cho vay tiêu dùng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Bưu
điện Liên Việt – Chi nhánh tiết kiệm bưu điện. Luận văn thạc sĩ. Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội.
16. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, 2001. Quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng số 1627/2001/QĐ-NHNN và các Văn bản sửa đổi, bổ sung đi kèm. Hà Nội: Ngân hàng Nhà nƣớc.
17. Nguyễn Minh Kiều, 2006. Tiền tệ ngân hàng. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Thống kê.
18. Nguyễn Duy Bảo, 2007. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học và thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học. Hà Nội: Nhà xuất bản Bƣu Điện.
19.Nguyễn Quang Vinh, 2014. Phát triển cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Bảo Việt. Luận văn thạc sĩ. Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội.
20. Phạm Thị Ánh Hồng, 2016. Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn – Chi nhánh Hà Tây. Luận văn thạc sĩ. Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội.
21. Tô Ngọc Hƣng, 2009. Ngân hàng thương mại. Hà Nội: NXB Thống kê.
22. Trần Lan Phƣơng, 2014. Chất lượng tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hưng Yên. Luận văn thạc sĩ. Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội.
23. Trần Minh Đạo, 2013. Marketing Ngân hàng. Hà Nội: NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.
Tài liệu tiếng Anh
24. Bertola et al, 2006. The Economics of Consumer Credit Demand and Supply. London: The MIT press Cambridge.
25. Stiglitz & Weiss, 1981. Credit Rationing in Markets with Imperfect Information. American Economic Review 71.
26. Zhu, D.& De'Armond, D, 2005. The Factors of Consumer Debt: A look at demographic, economic, and credit management variables among participants of the 2001 Consumer Expenditure Survey. Scottsdale: Presented at Association for Financial Counseling and Planning Education.
Tài liệu internet
PHỤ LỤC 01
PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN KHÁCH HÀNG
Để nhằm mục đích mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn – chi nhánh Thành Nam, tỉnh Nam Định, Chúng tôi xin Quý khách hàng vui lòng bớt chút thời gian trả lời những câu hỏi sau. Xin chân thành cảm ơn!
Quý khách tích dấu () để lựa chọn
1. Khoảng thời gian Quý khách đã có quan hệ tín dụng với Agribank chi nhánh Thành Nam – Nam Định là:
Dƣới 1 năm Từ 1 đến dƣới 3 năm
Từ 3 đến 5 năm Trên 5 năm
2. Quý khách quyết định lựa chọn vay vốn tại Agribank chi nhánh Thành Nam – Nam Định vì lý do nào là quan trọng nhất
Lãi suất hấp dẫn Thƣơng hiệu của ngân hàng
Thái độ phục vụ Địa điểm thuận lợi
Lý do khác
3. Phƣơng tiện thông tin nào giúp Quý khách biết tới Agribank chi nhánh Thành Nam – Nam Định
Internet Giới thiệu từ bạn bè, ngƣời thân
Do địa điểm thuận tiện Lý do khác
4. Quý khách có cảm thấy an toàn khi giao dịch với Agribank chi nhánh Thành Nam – Nam Định
Không an toàn Rất an toàn
An toàn
5. Quý khách cảm nhận về thủ tục vay vốn của Agribank chi nhánh Thành Nam – Nam Định nhƣ thế nào
Quá phức tạp Bình thƣờng
Phức tạp Rất đơn giản
6. Thời gian xử lý hồ sơ của Quý khách đƣợc đánh giá thế nào
Quá chậm Chậm
Bình thƣờng Nhanh
7. Lãi suất cho vay hiện tại của Chi nhánh đang áp dụng theo Quý khách đánh giá nhƣ thế nào