Khái quát Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị chất lượng sản xuất tại nhà máy fujiton việt nam (Trang 36 - 40)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Khái quát Phƣơng pháp nghiên cứu

2.1.1. Đánh giá Qun tr chất lượng theo các nguyên tắc ca ISO 9000

Có nhiều mô hình về Quản trị chất lƣợng, luận văn này tác giả lựa chọn ISO 9000 là cơ sở để đánh giá hoạt động chất lƣợng trong sản xuất tại nhà máy Fujiton Việt Nam vì các lý do sau:

 Động lực thúc đẩy các tổ chức áp dụng ISO 9000 liên quan đến mục tiêu cải tiến tổ chức, nâng cao chất lƣợng sản phẩm và dịch vụ, cải tiến các quy trình nội bộ, nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức, kiến thức, kỹ năng và năng lực cán bộ công nhân viên; ngoài ra còn do động lực từ bên ngoài liên quan đến cải thiện sự hài lòng của khách hàng, tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới, tăng thị phần và mở rộng thị trƣờng

 Chứng chỉ ISO 9000 trong một số trƣờng hợp đƣợc sử dụng nhƣ một công cụ tiếp thị (Poksinska và cộng sự, 2002). Mặt khác khái niệm hai loại tổ chức khác biệt về mục đích áp dụng ISO 9000 khác nhau đƣa ra bởi Jones và cộng sự (1997). Các công ty không phát triển đăng ký chứng chỉ ISO 9000 bởi tâm lý chỉ muốn có một chứng nhận về quản lý

chất lƣợng. Còn các công ty phát triển áp dụng ISO 9000 bởi niềm tin vào các lợi ích nội bộ có thể đạt đƣợc từ ISO 9000.

 Dựa trên một khảo sát quốc tế Corbett và cộng sự (2003) kết luận động lực chính cho việc chứng nhận ISO 9000 gồm: cải tiến chất lƣợng, cải thiện hình ảnh doanh nghiệp, lợi thế tiếp thị và áp lực khách hàng. Đối với những doanh nghiệp ở Mỹ, một trong những lý do quan trọng nhất thúc đẩy họ áp dụng ISO 9000 là vì mối quan hệ thƣơng mại với thị trƣờng châu Âu (Bhuiyan và Alam, 2004)…

Tại Việt Nam, công tác nghiên cứu, điều tra, đánh giá hiệu quả của việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 9000 đã đƣợc một số chuyên gia và cơ quan quan tâm từ những năm 2000 sau khi những doanh nghiệp đầu tiên đƣợc nhận chứng chỉ ISO 9000 năm 1996 đạt đƣợc những kết quả nhất định từ việc áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng này. Trong giai đoạn 2005-2007, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lƣờng Chất lƣợng Việt Nam đã tiến hành một số nghiên cứu khảo sát đánh giá thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 trong các doanh nghiệp với phạm vi thực hiện tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, mục tiêu, phạm vi và quy mô thực hiện của nghiên cứu còn hạn chế và chỉ dừng lại ở mức đánh giá định tính về hiệu quả áp dụng ISO 9000, chƣa đánh giá toàn diện trên cơ sở định lƣợng đƣợc hiệu quả của việc áp dụng ISO 9000 tại các doanh nghiệp đến các nhóm yếu tố nhƣ tăng năng suất, giá trị của sản phẩm, tỷ lệ chiếm lĩnh thị trƣờng, nâng cao trình độ quản lý của doanh nghiệp trong mối quan hệ với trình độ công nghệ sản xuất….. Từ năm 2007 đến nay chƣa có thêm các nghiên cứu mới về hiệu quả áp dụng ISO 9000 tại Việt Nam. Nhƣ vậy, có thể nói công tác nghiên cứu đánh giá tổng quan về hiệu quả của việc áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng theo ISO tại Việt Nam chƣa đƣợc triển khai toàn diện và đầy đủ làm cơ sở khoa học cho các quyết định quản lý, các nghiên cứu, đặc biệt là đối với

các doanh nghiệp đang cân nhắc việc áp dụng hệ thống ISO 9000. Vì vậy, vấn đề nghiên cứu đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam sau khi đƣợc chứng nhận hệ thống quản lý chất lƣợng phù hợp tiêu chuẩn ISO 9000 là một vấn đề cần thiết, hữu ích và cấp bách đối với các cơ quan quản lý cũng nhƣ các doanh nghiệp Việt Nam.

Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của các cơ quan quản lý và doanh nghiệp Việt Nam, cụ thể là Công ty Cổ phần Tôn mạ màu Fujiton, tôi đã tiến hành nghiên cứu về thực trạng quản lý chất lƣợng tại đây theo tiêu chuẩn ISO 9000.

2.1.2. Các nội dung nghiên cứu

Luận văn này tập trung phân tích thực trạng quản lý chất lƣợng sản xuất, chất lƣợng sản phẩm tại nhà máy Fujiton Việt Nam theo các nguyên tắc quản lý chất lƣợng của tiêu chuẩn ISO 9000 và hiệu quả áp dụng ISO 9000 với các yếu tố: Chất lƣợng sản phẩm, Năng lực quản trị chất lƣợng trong sản xuất, nội dung tiến hành nghiên cứu đƣợc tóm tắt:

 Nghiên cứu kinh nghiệm áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng ISO 9000 trong sản xuất, kinh doanh của một số nƣớc trong khu vực và thế giới thông qua việc phân tích các bài báo, công trình, ấn phẩm liên quan.

 Khảo sát hiện trƣờng tại nhà máy Fujiton Việt Nam thông qua việc phân tích các dữ liệu thứ cấp, điều tra bảng hỏi của tác giả

 Nghiên cứu xây dựng phƣơng pháp luận đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất của nhà máy sau khi đƣợc chứng nhận ISO 9000 trên cơ sở phân tích, lý luận và kinh nghiệm trong và ngoài nƣớc.

 Phỏng vấn sâu cán bộ quản lý, chuyên gia, kỹ thuật viên để hoàn thiện phƣơng pháp luận và các tiêu chí đánh giá cũng nhƣ các nguyên nhân hiện trạng hệ thống quản lý chất lƣợng tại công ty.

 Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất của nhà máy thông qua việc áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng ISO 9000 nhằm nâng cao năng suất chất lƣợng và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

2.1.3. Phương pháp tiếp cn

Việc đánh giá kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam sau khi đƣợc chứng nhận hệ thống quản lý chất lƣợng phù hợp tiêu chuẩn ISO 9000 đƣợc xây dựng dựa trên các cơ sở sau đây:

Luận cứ lý thuyết: Mối quan hệ giữa việc áp dụng có hiệu quả hệ

thống quản lý chất lƣợng ISO 9000 sau khi đƣợc chứng nhận với các nhóm yếu tố: chất lƣợng sản phẩm trong nhà máy và ngoài thị trƣờng, sự nâng cao trình độ quản lý doanh nghiệp.

Luận cứ thực tiễn: Đƣợc xác định trên cơ sở điều tra, khảo sát chi tiết

(Báo cáo Kết quả kinh doanh, Báo cáo Chất lƣợng, Báo cáo Sản xuất…) tại nhà máy Fujiton Việt Nam đã đƣợc cấp chứng chỉ ISO 9000 nhằm kiểm chứng và hoàn thiện phƣơng pháp luận. Tiêu chí đánh giá đảm bảo thể hiện các nội dung phản ánh đƣợc định tính và định lƣợng về các chỉ số tăng năng suất, giá trị của sản phẩm, tỷ lệ chiếm lĩnh thị trƣờng, nâng cao trình độ quản lý doanh nghiệp trong mối quan hệ với trình độ công nghệ của sản xuất.

o Khảo sát hiện trƣờng: Căn cứ vào nội dung nghiên cứu, thiết kế khung phân tích và bảng câu hỏi có liên quan để nhằm thu thập đƣợc các thông tin từ hiện trạng quản lý chất lƣợng trong sản xuất. Việc khảo sát thực hiện qua việc kiểm chứng hiện trƣờng và phân tích dữ liệu quản lý chất trong sản xuất tại nhà máy. o Thống kê so sánh: Thông qua các số liệu báo cáo thống kê của

Công ty về hiện trạng việc sản xuất các mặt hàng công ty đang tiến hành kinh doanh, phân phối.

o Phân tích và tổng hợp: Từ những thông tin, tài liệu thu đƣợc, tiến hành xử lý và phân tích dữ liệu thống kê hoạt động kinh doanh của Công ty cũng nhƣ dữ liệu điều tra khảo sát thông qua một số kỹ thuật nhƣ phân tích thống kê mô tả sử dụng 7 công cụ quản lý chất lƣợng và công cụ khác thiết kế dựa trên thực tế sản xuất.

Các công cụ phân tích: 7 Công cụ QC ; 5 Whys đã đề cập trong

Chƣơng I của Luận văn này

Tiến trình thực hiện: 1- Xác định; 2- Đo lƣờng; 3-Phân tích; 4- Cải

tiến; 5- Kiểm soát (DMAIC: Define, Meausre, Analysis, Improve, Control) đã đề cập trong Chƣơng I Luận văn này.

Trên cơ sở xem xét các nghiên cứu đã thực hiện về hoạt động quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn ISO 9000, cũng nhƣ đƣợc hƣớng dẫn của giáo viên hƣớng dẫn, cùng thảo luận và triển khai với chuyên gia tƣ vấn, chuyên gia quản lý chất lƣợng trực tiếp tại nhà máy Fujiton Việt Nam tác giả đã xây dựng những tiêu chí phù hợp để đo lƣờng, đánh giá tình hình quản lý chất lƣợng nhà máy Fujiton Việt Nam trƣớc và sau khi áp dụng quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn ISO 9000. Chƣơng này sẽ đƣa ra khung phân tích và cùng với những thang đo đã đƣợc sử dụng để đánh giá tình hình quản lý chất lƣợng tại nhà máy Fujiton Việt Nam dựa trên các nguyên tắc quản lý chất lƣợng của tiêu chuẩn chất lƣợng ISO 9000 và những công cụ khác thƣờng đƣợc áp dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị chất lượng sản xuất tại nhà máy fujiton việt nam (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)