1.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty Trách nhiệm
1.4.3. Các chỉ tiêu đánh giá về năng lực hoạt động
- Vòng quay hàng tồn kho
Vòng quay hàng tồn kho = Gía vốn
Hàng tồn kho bình quân
Tỷ số này cho biết doanh nghiệp lƣu hàng tồn kho, gồm có nguyên vật liệu và hàng hóa trong bao lâu. Dể duy trì hoạt động kinh doanh thi hàng hóa cần phải dự trữ ở một lƣợng cần thiết nào đó. Tuy nhiên, lƣu giữ quá nhiều hàng tồn kho đồng nghĩa với việc sử dụng kém hiệu quả (dòng tiền sẽ giảm đi do vốn kém hoạt động và nhƣ vậy lãi vay sẽ tăng lên). Điều này làm tăng chi phí lƣu giữ hàng tồn kho và tăng rủi ro khó tiêu thụ hàng tồn kho.
- Vòng quay vốn lưu động
Chỉ tiêu này phản ánh số lần luân chuyển vốn lƣu động thực hiện đƣợc trong thời kỳ nhất định (thƣờng là một năm).
Vòng quay vốn lƣu động = Doanh thu thuần VLĐ bình quân
Vòng quay vốn lƣu động xác định số ngày hoàn thành 1 chu kỳ kinh doanh của Công ty.
Vòng quay vốn lƣu động quá thấp chứng tỏ khả năng thu hồi tiền hàng, khả năng luân chuyển hàng hóa thấp, luân chuyển vốn chậm nên chi phí về vốn tăng lên làm giảm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Vòng quay vốn lƣu động khác nhau đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực khác nhau, ví dụ vòng quay vốn lƣu động của các doanh nghiệp kinh doanh thƣơng mại bao giờ cũng phải cao hơn vòng quay vốn lƣu động của các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất, xây dựng cơ bản.
Khi xem xét vòng quay vốn lƣu động của một doanh nghiệp, cần so sánh với mức bình quân chung của ngành để kết luận chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp là ở mức bình thƣờng, tốt hay không tốt.
- Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
Phản ánh bình quân cứ một đồng VCĐ đƣợc sử dụng sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu hoặc doanh thu thuần trong kỳ
Hiệu suất sử dụng TSCĐ = Doanh thu thuần trong kỳ TSCĐ bình quân trong kỳ
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm là kết quả có đƣợc do sử dụng TSCĐ vào hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm hàng hóa.
TSCĐ bình quân trong kỳ đƣợc tính theo phƣơng pháp bình quân số học giữa TSCĐ ở đầu kỳ và cuối kỳ.
- Hiệu suất sử dụng tổng tài sản
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản = Doanh thu thuần trong kỳ Tổng tài sản bình quân trong kỳ
1.4.4. Các chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (ROS)
Tỷ suất này cho biết một đồng doanh thu mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = Lợi nhuận trƣớc (sau thuế)
Nếu doanh thu thuần đƣợc coi là 100% thì giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phí bán hàng, lợi nhuận là bộ phận cấu thành nên doanh thu. Thông thƣờng, việc phân tích lợi nhuận/doanh thu không chỉ dừng lại ở phân tích tỷ lệ lợi nhuận ròng chiếm bao nhiêu % doanh thu mà quan trọng hơn là phân tích cả lợi nhuận gộp, các yếu tố chi phí khác trên doanh thu để xem xét tình hình lợi nhuận của Công ty đang bị ảnh hƣởng bởi chi phí nguyên vật liệu, khấu hao hay do chi phí tài chính hay do chi phí quản lý doanh nghiệp quá cồng kềnh…
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA)
Chỉ tiêu đo lƣờng hiệu quả hoạt động của Công ty mà không quan tâm đến cấu trúc tài chính. Chỉ số này cho biết Công ty tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận từ một đồng tài sản.
Ngoài ra cần phân tích so sánh chỉ số này so với các năm trƣớc.
+ Tỷ suất sinh lời tổng tài sản tăng là tốt nếu công ty tăng vốn chủ sở hữu, giảm nợ vay làm giảm chi phí lãi vay nên lợi nhuận đạt đƣợc cao hơn.
+ Tỷ suất sinh lời tổng tài sản tăng là dấu hiệu thể hiện công ty làm ăn không hiệu quả nếu công ty giảm nợ vay do hoạt động kinh doanh bị thu hẹp, doanh thu lợi nhuận giảm nhƣng giảm thấp hơn tốc độ giảm tổng tài sản.
+ Tỷ suất sinh lời tổng tài sản giảm không phải là dấu hiệu tốt nếu việc giảm là do công ty tăng VCSH nên tổng nguồn vốn tăng tƣơng ứng tổng tài sản tăng, nhƣng mức lợi nhuận tăng chậm hơn tăng tổng tài sản.
+ Tỷ suất sinh lời tổng tài sản giảm là dấu hiệu tốt nếu công ty tăng nợ vay, vốn CSH giảm do kinh doanh lỗ vốn, hoặc hoạt động kinh doanh mở rộng những đầu tƣ vào lĩnh vực không hiệu quả nên lợi nhuận không tăng thậm chí còn giảm so với trƣớc.
Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh = Tổng lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản
- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho doanh nghiệp.
Việc xem xét chỉ tiêu này có ý nghĩa quan trọng là xác định mục tiêu kinh doanh của ban lãnh đạo doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận hay tối đa hóa quy mô. Nếu doanh nghiệp có tỷ số này càng cao, lợi nhuận để lại càng lớn thì quy mô vốn tự có sẽ ngày càng tăng kết hợp với hoạt động đầu tƣ thận trọng, thì tỷ lệ VCSH/Tổng nguồn vốn sẽ tăng dần, mức độ rủi ro cho vay của doanh nghiệp đƣợc giảm. Ngƣợc lại nếu doanh nghiệp có tỷ số này thấp, khả năng tích lũy hạn chế, trong khi đó quy mô đầu tƣ mở rộng thì doanh nghiệp sẽ dùng nguồn vốn vay bên ngoài nhiều hơn sẽ làm cho tỷ trọng VCSH/Tổng nguồn vốn giảm, kinh doanh không bền vững làm tăng rủi ro khi cho vay.
Tuy nhiên tỷ số này sẽ không phản ánh đúng thực chất doanh nghiệp nếu doanh nghiệp hoạt động bằng vốn vay là chủ yếu, VCSH quá thấp.
Ngoài ra cần phân tích so sánh chỉ số này so với các năm trƣớc.
Tỷ suất sinh lời VCSH tăng hay giảm chƣa thể hiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tốt hay không mà quan trọng là xác định lý do làm cho tỷ số này tăng hay giảm để có kết luận phù hợp.
+ ROE tăng là xấu nếu công ty kinh doanh thu lỗ, phải thu hẹp hoạt động, doanh thu giảm, lỗ vốn nên VCSH giảm và VCSH giảm nhiều hơn lợi nhuận.
+ ROE giảm là tốt nếu cả lợi nhuận và VCSH đều tăng nhƣng VCSH tăng nhanh hơn tốc độ tăng lợi nhuận.
Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu
ROE giảm là xấu nếu cả lợi nhuận và VCSH đều giảm do kinh doanh thua lỗ, thu hẹp quy mô.