Khái quát hoạt động kinh doanh của PGBank

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (Trang 58 - 63)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ

3.1. Tổng quan về PGBank

3.1.3. Khái quát hoạt động kinh doanh của PGBank

3.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

Đơn vị: Tỷ đồng

Bảng 3-1. Nguồn vốn huy động giai đoạn 2008-2013

2008 2009 2010 2011 2012 2013

Tổng vốn huy động 2,463 4,287 8,861 13,934 14,283 15,758

1. Phân theo kỳ hạn

TG không kỳ hạn 621 453 1,359 1,963 1,575 1,879

TG có kỳ hạn 1,842 3,834 7,502 11,971 12,708 13,879

2. Phân theo đối tƣợng

TG TCTD 956 1,453 1,965 3,229 3,356 3,425

TG Tổ chức kinh tế 1,242 2,199 4,000 5,990 5,915 3,486

TG Cá nhân 265 635 2,896 4,715 5,010 8,847

3. Phân theo đơn vị tiền tệ

VND 1,970 3,430 7,036 11,055 10,550 10,900

Ngoại tệ, vàng 493 857 1,825 2,878 3,732 2,979

Nguồn: Báo cáo tài chính và bản cáo bạch của PGBank

Từ bảng số liệu trên ta nhận thấy: Tổng vốn huy động từ tiền gửi của ngân hàng tăng dần qua các năm, tuy nhiên xu hướng tăng này bị chậm lại: cụ thể năm 2011 vốn huy động tăng 57.24% so với năm 2010 nhưng năm 2012 chỉ tăng 2.51% so với năm 2011, thậm chí năm 2012 lượng vốn huy động từ tiền gửi không kì hạn, tiền gửi cá nhân, tiền gửi VND còn bị giảm sút so với năm 2011. Đây là một xu thế tất yếu vì năm 2011 là năm các ngân hàng gia tăng việc huy động tiền gửi với lãi suất hấp dẫn; đến năm 2012 theo Thông tư 02, Ngân hàng Nhà nước quy định trần lãi suất huy động là 14%/năm đã khiến các ngân hàng khác nói chung và PG Bank nói riêng gặp nhiều khó khăn trong huy động vốn của khách hàng trong năm 2012. Năm 2013 cũng đánh dấu một năm khó khăn nói chung với hệ thống ngân hàng và

PGBank nói riêng. Tăng trưởng huy động đã tăng so với năm 2012 nhưng tăng không cao (hơn 10%), trong khi tiền gửi của các tổ chức kinh tế giảm mạnh do khó khăn trong sản xuất kinh doanh thì do lo ngại bất ổn trong nền kinh tế trong khi các kênh đầu tư khác như vàng, chứng khoán, đô la đều không hấp dẫn nên tiền gửi thu hút từ dân cư tăng mạnh bù đắp cho sự sụt giảm từ tiền gửi của các tổ chức kinh tế.

3.1.3.2. Hoạt động tín dụng

Dƣ nợ cho vay

Đơn vị: Tỷ đồng

Hình 3.2. Dƣ nợ tín dụng theo kỳ hạn giai đoạn 2008 – 2013

Nguồn: Báo cáo tài chính của PGBank

Dư nợ qua các năm của PGBank có sự gia tăng đáng kể tuy nhiên tập trung chủ yếu trong dư nợ ngắn hạn. Mặc dù dư nợ tín dụng trung dài hạn có sự gia tăng nhưng tỷ trọng trong tổng dư nợ giảm do chủ yếu dư nợ ngắn hạn tăng mạnh.

Từ năm 2008 đến năm 2010, dư nợ tín dụng trung, dài hạn tăng mạnh do nhu cầu đầu tư tăng mạnh trong quá trình hội nhập WTO và trong bối cảnh nền kinh tế

vẫn trên đà tăng trưởng nhanh.Tuy nhiên từ năm 2011 đến năm 2013, do lạm phát tăng cao cộng với những bất ổn trong kinh tế vĩ mô khiến cho nhu cầu đầu tư chậm lại, dư nợ các dự án trung dài hạn chỉ tăng nhẹ và tỷ trọng giảm dần trong tổng dư nợ của PGBank.

Hình 3.3. Tỷ trọng dƣ nợ tín dụng theo kỳ hạn giai đoạn 2008-2013

Nguồn: Báo cáo tài chính của PGBank

Chất lƣợng tín dụng

Từ năm 2008 đến năm 2010, tỷ trọng các nhóm nợ xấu có xu hướng tăng nhẹ nhưng kể từ năm 2011 cho đến nay chất lượng tín dụng của PGBank đã cho thấy xu hướng xấu đi.Từ năm 2012 tỷ lệ nợ cần chú ý và nợ dưới tiêu chuẩn của PGBank đã tăng đột biến và tỷ lệ dự phòng cũng cho thấy sự gia tăng lớn.Tuy nhiên bên cạnh công tác quản lý của ngân hàng bị nới lỏng và thiếu hiệu quả cũng phải nhìn nhận một cách công bằng rằng, do nguyên nhân khách quan từ bối cảnh nền kinh tế biến động đã dẫn tới tỷ lệ nợ xấu và trích lập dự phòng của PGBank lớn đến như vậy.

Bảng 3-2. Dƣ nợ phân theo các nhóm nợ và dự phòng rủi ro tín dụng giai đoạn 2008-2013

Theo nhóm nợ 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Nợ đủ tiêu chuẩn 94.307% 96.152% 97.926% 97.722% 95.393% 79.553%

Nợ cần chú ý 5.631% 2.410% 0.846% 0.854% 2.551% 12.011%

Nợ dưới tiêu chuẩn 0.002% 0.127% 0.112% 0.505% 0.545% 6.260%

Nợ nghi ngờ 0.041% 1.184% 0.830% 0.634% 0.330% 0.791%

Nợ có khả năng mất vốn 0.020% 0.127% 0.287% 0.285% 1.181% 1.385%

Dự phòng 0.21% 0.76% 0.75% 0.96% 1.52% 2.31%

Nguồn: Báo cáo tài chính của PGBank

3.1.3.3. Kết quả kinh doanh

Hình 3.4. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh giai đoạn 2008-2013

Nguồn: Báo cáo thường niên và bản cáo bạch của PGBank

Nhìn từ Hình trên có thể thấy kết quả kinh doanh của PGBank đã có sự gia tăng đáng kể các tỷ lệ ROE, ROA và NIM đều tăng qua các năm và đặc biệt tăng mạnh trong giai đoạn nền kinh tế bùng nổ nhưng trong những giai đoạn khó khăn

thì PGBank vẫn có thể duy trì được một tỷ lệ ROE và ROA cao cho thấy những nỗ lực trong hoạt động kinh doanh của PGBank.

3.1.3.4. Quản trị rủi ro

Hệ số an toàn vốn (CAR) luôn ở ngưỡng cao nhìn chung cho thấy mức độ an toàn của các hoạt động của PGBank. Mặc dù từ năm 2012 đến năm 2013 là những năm tình hình nền kinh tế bất ổn, hệ thống ngân hàng thương mại gặp khó khăn mà PGBank vẫn giữ được các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh ở mức tương đối cao, chất lượng tín dụng vẫn được giữ ở mức ổn định và hệ số an toàn vốn cao như vậy cho thấy định hướng kinh doanh và quản lý rủi ro tốt của PGBank.

Hình 3.5. Hệ số an toàn vốn giai đoạn 2008-2013

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)