Quy trình thẩm định dự án tại PGBank

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (Trang 64)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ

3.2. Thực trạng chất lƣợng thẩm định tài chínhdự án tại PGBank

3.2.2. Quy trình thẩm định dự án tại PGBank

A. Chức năng và nhiệm vụ phòng Quản lý rủi ro tín dụng thuộc Khối quản lý rủi ro

Phòng Quản lý rủi ro tín dụng có chức năng nghiên cứu, phân tích, thẩm định và kiểm soát chất lượng tín dụng nhằm đảm bảo phát triển tín dụng, mở rộng hoạt động một cách an toàn và hiệu quả. Nhiệm vụ của Phòng như sau:

- Xây dựng cơ cấu/chính sách quản lý rủi ro tín dụng;

+ Soạn thảo chính sách quản lý rủi ro tín dụng trong từng thời kỳ + Xây dựng hệ thống giám sát và cảnh báo các rủi ro tín dụng

+ Trực tiếp tham gia và theo dõi việc thực hiện chính sách quản lý rủi ro tín dụng

+ Tổ chức đánh giá định kỳ chính sách quản lý rủi ro tín dụng nhằm đề xuất chỉnh sửa kịp thời các nội dung hoặc chỉ tiêu cần thiết

- Xây dựng và quản lý danh mục cho vay;

+ Xây dựng và tổ chức giám sát thường xuyên danh mục đầu tư tín dụng nhằm đảm bảo dư nợ theo từng nhóm khách hàng, theo lĩnh vực, mặt hàng đầu tư, theo cơ cấu thời gian vay… không vượt quá giới hạn đã được duyệt

+ Xây dựng và thiết lập các giới hạn tín dụng: giới hạn tín dụng đối với một khách hàng, giới hạn tín dụng theo từng vùng, giới hạn tín dụng đối với từng ngành kinh tế/lĩnh vực tài trợ, giới hạn đối với từng loại tài sản bảo đảm.

+ Thiết lập hệ thống báo cáo quản lý tín dụng nội bộ

- Trực tiếp thẩm định đánh giá rủi ro tín dụng độc lập đối với đề xuất tín dụng cho các khách hàng của Hội sở chính hoặc các trường hợp vượt thẩm quyền phán quyết của Giám đốc chi nhánh;

hiệu quả của từng khoản cấp tín dụng; thẩm định khả năng hoàn trả nợ của khách hàng…

+ Đưa ra ý kiến tái thẩm định độc lập, thống nhất hay không thống nhất với những ý kiến đề xuất của phòng Tín dụng Hội sở/chi nhánh, đề xuất những điều kiện bổ sung trước khi hồ sơ tín dụng trình lên cấp có thẩm quyền phê duyệt.

+ Giám sát việc tuân thủ các điều kiện đã được cấp thẩm quyền phê duyệt. - Đánh giá chất lượng tín dụng của Hội sở chính và các chi nhánh, kịp thời đề xuất các biện pháp nhằm hạn chế tối đa các rủi ro tín dụng;

- Thư ký Hội đồng tín dụng.

+ Chịu trách nhiệm sao gửi các hồ sơ tài liệu cần thiết và thông báo kế hoạch họp Hội đồng tín dụng cho các thành viên, dự thảo biên bản và nghị quyết Hội đồng tín dụng, thông báo nội dung quyết định của Hội đồng tín dụng cho các bộ phận liên quan.

- Đánh giá chất lượng tín dụng của Hội sở chính và các chi nhánh, kịp thời đề xuất các biện pháp nhằm hạn chế tối đa các rủi ro tín dụng.

Hình 3.6. Quy trình ra quyết định Tài trợ dự án của PGBank

B. Nội dung Quy trình thẩm định dự án tại PGBank

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ và đánh giá sơ bộ khoản vay

- Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn để thực hiện dự án đầu tư, chuyên viên quan hệ khách hàng tại chi nhánh tiếp nhận hồ sơ và lập tờ trình đề xuất tài trợ dự án chuyển lên Bộ phận Tài trợ dự án thuộc phòng Quan hệ khách hàng Doanh nghiệp lớn – Khối Khách hàng Doanh nghiệp. Danh mục hồ sơ được trình bày ở Phụ lục 1.

-Việc giao nhận hồ sơ giữa Phòng Kinh doanh và Bộ phận Tài trợ dự án được thực hiện qua 2 phương thức:

+ Giao hồ sơ theo đường chuyển phát nhanh hoặc scan hồ sơ: Khi chuyển hồ sơ đi, Phòng Kinh doanh gửi mail cho Trưởng phòng Bộ phận Tài trợ dự án kèm danh mục hồ sơ gửi lên. Khi nhận được hồ sơ, Bộ phận Tài trợ dự án thực hiện kiểm tra bộ hồ sơ và gửi mail xác nhận cho Phòng Kinh doanh về việc đã nhận hồ sơ và tính đầy đủ của hồ sơ như danh mục Phòng Kinh doanh gửi lên.

+ Bàn giao trực tiếp: Phòng Kinh doanh giao trực tiếp hồ sơ dự án đầu tư cho Bộ phận Tài trợ dự án và hai bên thực hiện ký biên bản giao nhận hồ sơ.

- Khi nhận được hồ sơ kèm đề xuất tài trợ dự án của Chi nhánh, chuyên viên thẩm định dự án thực hiện kiểm tra sự phù hợp của Dự án vay vốn đối với chính sách, chủ trương định hướng tín dụng hiện có của PG Bank. Chậm nhất 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề xuất tài trợ dự án, Bộ phận Tài trợ dự án phải thông báo cho Chi nhánh về việc tiếp nhận để thẩm định hoặc từ chối (nếu rõ lý do từ chối đề xuất tài trợ dự án)

Bước 2:Đánh giá tình hình hoạt động của khách hàng và thẩm định dự án đầu tư Chuyên viên thẩm định dự án thực hiện khảo sát thực tế, tiến hành thẩm định dự án đầu tư theo các nội dung được hướng dẫn dưới đây:

a) Thu thập thông tin, đánh giá tình hình hoạt động của khách hàng, thẩm định tài sản bảo đảm

- Thu thập thông tin, hồ sơ liên quan đến dự án đầu tư.

-Kiểm tra các điều kiện cơ bản về tính đầy đủ, hợp lệ của các hồ sơ mà khách hàng cung cấp: hồ sơ pháp lý Doanh nghiệp, hồ sơ tài chính, hồ sơ pháp lý dự án, hồ sơ chứng minh tính khả thi của dự án.

-Phân tích, thẩm định tình hình khách hàng về cơ cấu tổ chức, khả năng quản lý, tình hình kinh doanh, tình hình tài chính và thực hiện chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng theo quy định.

- Thu thập và đánh giá thông tin về quan hệ của khách hàng với các tổ chức tín dụng.

-Nếu khách hàng sử dụng tài sản bảo đảm không phải là tài sản hình thành từ vốn vay của dự án đầu tư do PG Bank đang thẩm định, chuyên viên Quan hệ khách hàng chuyển hồ sơ tài sản bảo đảm cho cán bộ Hợp tác tín dụng thực hiện thẩm định, định giá tài sản bảo đảm theo quy định hiện hành. Nếu tài sản bảo đảm là tài sản hình thành từ vốn vay thì chuyên viên thẩm định dự án trực tiếp đánh giá và định giá tài sản căn cứ theo các chứng từ xác định chi phí hình thành nên tài sản bảo đảm.

b) Thẩm định chi tiết dự án

- Chuyên viên thẩm định dự án thẩm định, đánh giá chi tiết về dự án đầu tư bao gồm các nội dung:

+ Hồ sơ pháp lý dự án + Tổng mức đầu tư dự án

+Kế hoạch và tiến độ triển khai dự án +Các yếu tố đầu vào của dự án

+Các yếu tố kĩ thuật của dự án +Thị trường đầu ra sản phẩm dự án

+Rủi ro và các biện pháp giảm thiểu +Biện pháp bảo đảm tín dụng

+Chính sách, hướng dẫn liên quan của PG Bank

- Báo cáo thẩm định phải được thể hiện mạch lạc, rõ ràng và phản ánh trung thực các thông tin thu thập, tổng hợp được.

c) Kết luận và đề xuất tài trợ dự án

- Sau khi thẩm định, chuyên viên thẩm định dự án phải nêu rõ những nội dung đánh giá, kết luận sau

+Hồ sơ pháp lý của dự án

+Tính phù hợp với các chính sách, định hướng tín dụng của PG Bank +Tính khả thi, hiệu quả của dự án

+Thuận lợi, khó khăn chính khi PG Bank tài trợ dự án +Đồng ý/Không đồng ý cấp tín dụng để tài trợ dự án +Các nội dung liên quan đến cấu trúc khoản vay +Điều kiện về tài sản bảo đảm

+Các điều kiện tín dụng khác

- Chuyên viên thẩm định dự án trình trưởng phòng Bộ Phận Tài trợ dự án ký kiểm soát và cho ý kiến đánh giá trên Báo cáo thẩm định

+Trường hợp nhất trí với các ý kiến đánh giá và kết luận của chuyên viên thẩm định dự án hoặc có ý kiến khác, trưởng phòng Bộ phận Tài trợ dự án ký kiểm soát và ghi ý kiến khác tại phần cuối báo cáo thẩm định tài trợ dự án

+Trường hợp không nhất trí, phải nêu rõ lý do, căn cứ và ý kiếm đánh giá cá nhân đồng thời đề xuất biện pháp xử lý tiếp theo.

- Chuyển báo cáo thẩm định tài trợ dự án cùng hồ sơ dự án cho Giám đốc khối Khách hàng doanh nghiệp kiểm soát

+Trong trường hợp Bộ phận Tài trợ dự án đưa ra ý kiến không đồng ý cấp tín dụng tài trợ dự án, Giám đốc khối Khách hàng doanh nghiệp nhất trí với ý kiến Bộ phận Tài trợ dự án, hồ sơ vay sẽ được Bộ phận Tài trợ dự án trả lại cho Chi nhánh để soạn thông báo từ chối cho vay gửi đến khách hàng.

+Trường hợp Giám đốc khối Khách hàng doanh nghiệp nhất trí với ý kiến đồng ý cấp tín dụng của Bộ phận Tài trợ dự án thì chuyển hồ sơ cho Phòng Quản lý rủi ro tín dụng tại Hội sở để thực hiện tái thẩm định theo quy trình cấp tín dụng hiện hành.

Bước 3: Các bước tái thẩm định, phê duyệt, giải ngân và kiểm tra sau đối với dự án đầu tư

- Chuyên viên thẩm định dự án chuyển toàn bộ hồ sơ liên quan đến khoản tài trợ dự án cho chuyên viên Quản lí rủi ro tín dụng để thực hiện bước tái thẩm định. Chuyên viên Quản lí rủi ro tín dụng dựa theo đề xuất tài trợ dự án, báo cáo thẩm định tài trợ dự án, thông tin từ các nguồn khác, thực hiện tái thẩm định khoản tài trợ dự án và trình phê duyệt theo quy trình cấp tín dụng hiện hành của PG Bank. Bộ phận Tài trợ dự án sẽ đóng vai trò là đầu mối cung cấp thông tin và giải đáp thắc mắc về dự án đầu tư cho Phòng Quản lí rủi ro tín dụng, thực hiện trình bày và bảo vệ tính khả thi của dự án đầu tư trước Hội đồng tín dụng (nếu khoản vay nằm trong hạn mức phán quyết của Hội đồng tín dụng).

Bước 4: Quyết định/Từ chối cấp tín dụng

-Trường hợp khoản tài trợ dự án bị cấp có thẩm quyền từ chối phê duyệt, hồ sơ vay có liên quan sẽ được Bộ phận Tài trợ dự án trả lại cho Chi nhánh để soạn thông báo từ chối cho vay gửi đến khách hàng.

-Trường hợp khoản Tài trợ dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Bộ phận Tài trợ dự án chuyển lại bản sao hồ sơ phê duyệt tài trợ dự án cho Chi nhánh. Chi nhánh thực hiện ký hợp đồng Tín dụng, nhận tài sản bảo đảm, giải ngân cho khách hàng theo phê duyệt và quản lý khách hàng trong suốt thời gian vay. Các

bước thực hiện ký hợp đồng, giải ngân, theo dõi kiểm tra sau khi cho vay, thu nợ chi nhánh thực hiện tương tự như tại quy trình cấp tín dụng hiện hành của PG Bank.

Ngoài ra, quy trình trên phải được thực hiện trong một thời gian cho phép tối đa là 26 ngày như quy định dưới đây

Bảng 3-4. Quy định về thời gian giải quyết hồ cho vay của PGBank

TT Loại công việc

Thời gian thực hiện tối đa (ngày) Cho vay ngắn hạn phục vụ sxkd Cho vay trung/dài hạn phục vụ sxkd Cho vay tiêu dùng/trả góp Cho vay cổ phiếu 1 Tiếp xúc với khách hàng, thu thập hồ sơ Không quy định thời gian tối đa

Không quy định thời gian

tối đa

Không quy định thời gian tối đa

Không quy định thời gian tối đa 1.1 Thẩm định của Phòng Tín dụng Hội sở/Chi nhánh 3 10 2 1 1.2 Thẩm định TSĐB của Cán bộ Hỗ trợ Tín dụng - Phòng Thẩm định rủi ro 2 5 1 2 Thẩm định của Phòng rủi ro 2 5 1 1 3

Quyết định của Cấp phê

duyệt/Hội đồng TD 2 7 1 1

4

Công chứng HĐ bảo đảm tiền vay và hoàn thiện hồ

sơ tín dụng 2 4 2 1

Tổng thời gian giải quyết

hồ sơ cho vay 9 26 6 4

Nguồn: Quyết định 00002/2007 của PGBank

C. Ví dụ minh họa về thẩm định tài chính dự án “Chợ Đồng Quang II” trên quan điểm hiện tại của PGBank

Giới thiệu chung về dự án

 Tên dự án: Chợ Đồng Quang II

 Chức năng công trình: Bãi đỗ xe, chợ truyền thống, kiot bán hàng, trung tâm tiệc cưới và văn phòng cho thuê

 Quy mô của dự án: Tòa nhà chợ Đồng Quang II gồm tổ hợp khối 3 tầng + 2 tầng và 01 tầng hầm

 Diện tích tầng 1: 2.658.0 m2, tổng diện tính sàn: 7.010 m2 và diện tích tầng hầm: 3.044 m2

 Diện tích toàn khu đất: 5.120 m2

 Chiều cao công trình: 19.8 m

 Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Đông Á

 Vị trí dự án: Dự án chợ Đồng Quang II được xây dựng trên khu đất đã được quy hoạch nằm trên trục đường Phan Đình Phùng, phường Đồng Quang, Tp Thái Nguyên

 Đối tượng khách hàng dự kiến: Các hộ kinh doanh, các công ty, văn phòng trên địa bản tỉnh Thái Nguyên

 Tình trạng sở hữu đất: Toàn bộ khu đất để triển khai dự án lần này là đất côn ty Đông Á thuê 30 năm, trả tiền hàng năm, Công ty Đông Á được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với lô đất trên

 Đơn vị tư vấn thiết kế: Công ty Cổ phần Kiến trúc Việt

 Đơn vị thị công, quản lý dự án: Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Đông Á

Nhu cầu vay của khách hàng

Số tiền đề nghị vay: 35.000.000.000 (Ba mươi lăm tỷ đồng chẵn)

Mục đích: tài trợ và tái tài trợ dự án đầu tư xây dựng chợ Đồng Quang II Thời hạn trả nợ: 60 tháng

Thời gian ân hạn (trả nợ gốc): 15 tháng kể từ ngày giải ngân món đầu tiên Kế hoạch trả nợ (gốc, lãi): Trả gốc hàng quý, trả lãi hàng tháng

Tài sản đảm bảo: Bất động sản sẵn có và Tài sản hình thành từ vốn vay là tòa nhà chợ Đồng Quang II

Tổng giá trị dự toán dự án trước thuế: 64, 096,238,094 VND Vốn tự có tham gia: 29,096,238,094 VND

Vốn vay Ngân hàng: 35,000,000,000 VND

Đánh giá về nguồn vốn tự có của công ty tham gia vào dự án

Theo dự toán tổng hợp kinh phí cho dự án sau thuế là 64,096,238,094 VND, trong đó công ty Đông Á đề nghị PGBank tài trợ 55% tổng nhu cầu vốn đầu tư dự án, phần vốn công ty tham gia là 29,096 triệu đồng (~45% nhu cầu cầu vốn).

Tháng 5/2012, công ty đã đăng ký tăng vốn chủ sở hữu lên 80 tỷ đồng, trong đó phần vốn tăng lên ~25 tỷ đồng được góp bằng tiền mặt của ông Nguyễn Văn Thanh. Một phần tiền này đã được công ty sử dụng vào việc thực hiện các hạng mục đầu tiên của dự án như: Giải phóng mặt bằng, xan nền, kè mương… với tổng dự toán hơn 6 tỷ đồng. Phần còn lại của vốn tăng thêm sẽ được tiếp tục sử dụng vào dự án Chợ Đồng Quang II.

Các cổ đông của công ty cam kết góp thêm vốn để thực hiện dự án Chợ Đồng Quang II.

Bảng 3-5. Tiến độ thi công của dự án

TT Hạng mục thi công Tiến độ dự kiến Thực tế thi công Dự kiến hoàn thành I Thi công phần móng

San lấp mặt bằng 15 ngày

Đã hoàn

thành

Thi công kè bê tông 30 ngày

Đã hoàn

thành

Thi công phần móng 45 ngày Đang thi công Tuần 4/5/2012

II Thi công phần thân

Thi công tầng hầm 20 ngày Tuần 3/6/2012

Thi công tầng 1 20 ngày Tuần 2/7/2012

Thi công tầng 2 20 ngày Tuần 4/7/2012

Thi công tầng 3 25 ngày Tuần 3/8/2012

Thi công tầng áp mái 25 ngày Tuần 3/9/2012

Thi công mái chống nóng và

III Thi công phần hoàn thiện

Thi công hoàn thiện tổng thể nhà

150 ngày

Tuần 4/12/2012

Thi công điện + chống sét Tuần 4/12/2012

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)