CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ
4.3. Một số kiến nghị
4.3.1. Đối với Chính phủ và các bộ ngành liên quan
Hoạt động của Ngân hàng và doanh nghiệp đều được đặt trong một tổng thể chịu sự điều chỉnh của các văn bản pháp lý hiện hành. Vì vậy, một môi trường pháp lý hoàn chỉnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các Ngân hàng và doanh nghiệp.Chính phủ nên nhanh chóng hoàn thiện môi trường pháp lý, đảm bảo tính đầy đủ, thống nhất cũng như nâng cao hiệu lực trong việc điều chỉnh pháp luật đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh. Kịp thời ban hành và thực thi các văn bản thông tư cụ thể hóa các nghị định, nghị quyết trong lĩnh vực tài chính tiền tệ. Bên cạnh đó, nâng cao tính minh bạch trong điều hành CSTK để ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo diễn biến lãi suất, lạm phát không ảnh hưởng lớn đến hoạt động của ngân hàng và các doanh nghiệp trong nền kinh tế.
Ngoài ra, Chính phủ cần ban hành những quy định thông tư nhằm nâng cao hiệu quả của công tác kế toán – kiểm toán, thống kê ở các doanh nghiệp làm cơ sở thông tin phục vụ cho công tác thẩm định dự án tại ngân hàng. Có lộ trình yêu cầu thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc hàng năm đối với tất cả các doanh nghiệp để đảm bảo tính trung thực, chính xác của các con số trên báo cáo tài chính.
Thêm vào đó, các bộ chủ quản như Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục thống kê… cần hệ thống hóa các thông tin liên quan đến các lĩnh vực mà ngành mình phụ trách. Các thông tin cần được công bố công khai, minh bạch trên website với những khoảng thời gian nhanh nhất có thể như hàng tháng, hàng quý để tạo thuận lợi cho các ngân hàng trong việc truy xuất thông tin.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần có các văn bản hướng dẫn về quy hoạch tổng thể của vùng, địa phương, định hướng xây dựng và phát triển để hướng dẫn các doanh nghiệp, ngân hàng tập trung vào tài trợ cho các dự án, các chương trình ưu tiên của Chính phủ.