Giải pháp về nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (Trang 110 - 112)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ

4.2. Một số giải pháp nâng cao chất lƣợng thẩm định tài chínhdự án đầu tƣ

4.2.3. Giải pháp về nguồn nhân lực

Trong bối cảnh nguồn lực về tài chính ngân hàng tuy dư thừa nhưng còn thiếu về chất, PBBank cần đẩy mạnh quan tâm đến chiến lược thu hút các nhân tài đặc biệt trong lĩnh vực thẩm định cần nguồn nhân lực có tư duy tốt, khả năng phân tích chuyên sâu, nhanh nhạy với thị trường. Đồng thời, do thẩm định dự án đầu tư đòi hỏi người CBTĐ không chỉ giỏi nghiệp vụ ngân hàng mà còn phải am hiểu công nghệ thông tin, có hiểu biết nhất định về một số ngành, lĩnh vực cụ thể do đó PGBank cần đặc biệt quan đến chiến lược thu hút nhân tài, ưu tiên là những chuyên gia (về tài chính-kỹ thuật) cao cấp, những cán bộ trẻ được đào tạo theo chuyên ngành kinh tế - tài chính – ngân hàng, nếu cần thiết có thể lựa chọn các cán bộ tốt cử đi nước ngoài đào tạo. Đồng thời việc tuyển dụng không chỉ ở những chuyên gia tài chính mà có thể tuyển chọn những người học những chuyên ngành kép bao gồm cả kỹ thuật – tài chính am hiểu cả 2 lĩnh vực. Để hiệu quả tuyển dụng cao, mô hình tuyển chọn CBTĐ mà PGBank cần tiến hành nên được hình thành theo mô hình dưới đây:

Tuyển chọn nguồn cán bộ có kinh nghiệm trình độ,

năng lực

Phân công vào phòng ban phù hợp

Đánh giá kết quả lao động

Thuyên chuyển công tác/Sa thải

Tiếp tục đào tạo chuyên môn (cử đi học/đào tạo tại

chỗ) Thăng chức

Đạt Không đạt

Đạt

Có nhiều thành tích

Không phát huy năng lực

Hình 4.11. Mô hình tuyển chọn CBTĐ Thứ hai, về đào tạo, bồi dưỡng và sát hạch cán bộ thẩm định

 Thực hiện tổ chức các khóa đào tạo về kỹ năng thẩm định, các kiến thức chuyên môn về các lĩnh vực cụ thể như xây dựng, bất động sản, thương mại, xuất nhập khẩu,…

 Tổ chức các cuộc hội thảo cùng các chuyên gia nước ngoài về đàm thoại về các kinh nghiệm, các bài học rút ra trong quá trình thẩm định

dự án. Ngoài ra có thể có những cuộc trao đổi giữa các CBTĐ trong nội bộ ngân hàng nhằm nâng cao kiến thức.

 Thường xuyên tổ chức các đợt tập huấn công tác thẩm định DAĐTvà phổ biến các văn bản pháp lý mới về thẩm định dự án

 Sau mỗi buổi tập huấn, hội thảo có những bài kiểm tra, sát hạch về kiến thức mà CBTĐ thu được, đồng thời tổ chức những đợt sát hạch định kỳ 6 tháng/1 năm nhằm thúc đẩy việc nâng cao kiến thức, trình độ đạo đức, phẩm chất của các CBTĐ.

Thứ ba, cân nhắc thuê chuyên gia

Nếu dự án là những lĩnh vực mới, quy mô lớn và có tính chất đặc thù, PGBank nên cân nhắc mời các chuyên gia trong các lĩnh vực này kết hợp với các CBTĐ hiện có để có thể nắm bắt được các thông tin cần thiết về thị trường, các yếu tố kỹ thuật, hạn chế được những giả định chủ quan của CBTĐ do thiếu kiến thức về ngành nghề cụ thể. Từ đó, hiệu quả của công tác thẩm định tài chính sẽ được nâng cao hơn rất nhiều.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (Trang 110 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)