Khái quát chung về Học viện Tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự hài lòng của sinh viên nội trú đối với chất lượng dịch vụ ký túc xá tại học viện tài chính (Trang 58)

2.2.1 .Nghiên cứu định tính

3.1. Khái quát chung về Học viện Tài chính

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Học viện Tài chính, tiền thân là Trường cán bộ Tài chính – Kế toán Ngân hàng Trung ương được thành lập năm 1963, năm 1976 đổi tên thành Trường Đại học Tài chính – Kế toán Hà Nội, với nhiệm vụ cơ bản là đào tạo và nghiên cứu khoa học, tạo nguồn cung cấp lực lượng cán bộ đại học và sau đại học về lĩnh vực tài chính – kế toán cho đất nước và cho 2 nước Lào, Campuchia. Ngày 17/08/2001 Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 120/2001/QĐ-TTg thành lập Học viện Tài chính trên cơ sở sáp nhập 3 đơn vị: Trường Đại học Tài chính – Kế toán Hà Nội, Viện Nghiên cứu Tài chính và Trung tâm Bồi dưỡng Cán bộ Tài chính.

Học viện có chức năng, nhiệm vụ đào tạo cán bộ trình độ Đại học, Sau đại học về các lĩnh vực tài chính, kế toán, quản trị kinh doanh, Tiếng anh Tài chính và Tin học Tài chính kế toán với 4 loại hình đào tạo (Đại học chính quy, Đại học vừa làm vừa học, Đại học bằng 2, Liên thông đại học); Nghiên cứu khoa học và bồi dưỡng công nghệ quản lý về lĩnh vực tài chính, kế toán, quản trị kinh doanh phục vụ hoạch định chính sách tài chính, kinh tế cho ngành và cho đất nước; phục vụ giảng dạy và quản lý; Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh và chuyên môn, nghiệp vụ, công nghệ quản lý về tài chính – kế toán.

Hiện nay, Học viện gồm 31 đơn vị, trong đó có 14 khoa; 12 ban và tương đương; 5 đơn vị sự nghiệp và các Hội đồng tư vấn, các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội.

Sơ đồ 3.1: Tổ chức bộ máy của Học viện Tài chính

Tổng số cán bộ, viên chức của Học viện Tài chính tính đến nay là có 791, trong đó có 496 giảng viên; 295 cán bộ, viên chức quản lý và phục vụ. Có 02 Giáo sư; 46 Phó Giáo sư; 131 Tiến sĩ; 346 Thạc sĩ và 2 Nhà giáo nhân dân, 22 Nhà giáo ưu tú. Trong thời gian qua, với sự nỗ lực hết mình của lãnh

TỔ CHỨC ĐẢNG VÀ CÁC ĐOÀN

THỂ

- Đảng bộ. - Công đoàn. - Đoàn thanh niên. - Hội cựu chiến binh. - Hội sình viên

BAN GIÁM ĐỐC

HỘI ĐỒNG TRƢỜNG

CÁC HỘI ĐỒNG TƢ VẤN

- Hội đồng thi đua khen thưởng. - Hội đồng khoa học và đào tạo. - Hội đồng chức danh GS, PGS. - Hội đồng lao động và phúc lợi CÁC BAN CHỨC NĂNG 1. Văn phòng Học viện. 2. Ban Tổ chức cán bộ. 3. Ban Quản lý đào tạo. 4. Ban Khảo thí & Quản lý chất lượng.

5. Ban Quản lý khoa học. 6. Ban Công tác chính trị & sinh viên.

7. Ban Hợp tác quốc tế. 8. Ban Thanh tra giáo dục.

9. Ban Tài chính quốc tế. 10. Ban Quản trị thiết bị. 11. Thư viện.

12. Trạm Y tế.

KHỐI CÁC KHOA

1. Khoa Lý luận chính trị. 2. Khoa Cơ bản.

3. Khoa Tài chính công. 4. Khoa Thuế và Hải quan 5. Khoa Tài chính doanh nghiệp.

6. Khoa Ngân hàng – Bảo hiểm.

7. Khoa Tài chính quốc tế. 8. Khoa Kế toán.

9. Khoa Quản trị kinh doanh.

10. Khoa Hệ thống thông tin kinh tế.

11. Khoa Ngoại ngữ. 12. Khoa Kinh tế. 13. Khoa Sau đại học. 14. Khoa Tại chức.

CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP THUỘC HỌC

VIỆN

1. Viện kinh tế - Tài chính

2. Viện Đào tạo quốc tế. 3. Trung tâm Bồi dưỡng và tư vấn.

4. Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học.

đạo Học viện, cán bộ, viên chức và giảng viên, Học viện đã đạt được nhiều thành quả đáng ghi nhận trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Môi trường học tập năng động, sáng tạo cùng sự đa dạng về bậc đào tạo (hệ đại học chính quy, hệ không chính quy, hệ cao học và nghiên cứu sinh), ngành học tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lựa chọn nghề nghiệp của học viên, sinh viên…Quy mô đào tạo của Học viện Tài chính hiện có trên 20.000 sinh viên,học viên. Trong đó, hệ đại học chính quy trên 15.000 sinh viên;hệ không chính quy gần 3.000 sinh viên, học viên, Cao học và NCS là trên 2.000 học viên và hàng trăm Lưu học sinh.

Song song với việc đầu tư, phát triển, nâng cao chất lượng đào tạo, Học viện Tài chính luôn mở rộng hợp tác giáo dục, đào tạo và nghiên cứu các Viện, Trường Đại học nước ngoài nhằm nâng cao vị thế của Học viện không chỉ trong đào tạo mà cả trong nghiên cứu khoa học, trao đổi giảng viên tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ giảng dạy của nhà trường. Đến nay, Học viện Tài chính đã trở thành trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học hàng đầu của ngành và của đất nước, phấn đấu đến năm 2020 đạt chuẩn chất lượng khu vực Châu Á.

Để ghi nhận những đóng góp của Học viện Tài chính trong sự nghiệp giáo dục, đào tạo Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý, đó là: Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba, Huân chương Lao động hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba. Được nước CHDCND Lào trao tặng: Huân chương Tự do ISSARA hạng Nhì, hạng Ba và Huân chương Hữu nghị.

Với những thành tích đáng tự hào, tin rằng đây sẽ là nền tảng vững chắc, tạo đà cho sự phát triển bền vững và lâu dài của Học viện thực hiện Sứ mệnh: “Cung cấp các sản phẩm đào tạo và nghiên cứu khoa học tài chính – kế toán chất lượng cao cho xã hội”, với mục tiêu: Xây dựng, phát triển Học

viện Tài chính thành trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học về Kinh tế - Tài chính – Kế toán hàng đầu Việt Nam, có uy tín trong khu vực.

3.1.2. Khái quát về dịch vụ ký túc xá tại Học viện Tài chính

+ Chức năng:

Bộ phận ký túc xá thuộc Ban Công tác chính trị và sinh viên với chức năng nhiệm vụ: bố trí chỗ ở cho sinh viên; giải quyết cho sinh viên ra; kiểm tra đôn đốc sinh viên thực hiện tốt nội quy, quy chế; kiểm tra, tổng hợp những sự cố, hư hỏng để báo tổ sửa chữa khắc phục kịp thời; đôn đốc, tham gia thu tiền nội trú, tiền điện; cấp nước uống cho sinh viên; trực giải quyết những phát sinh bất thường xảy ra trong khu nhà; phân công, đôn đốc sinh viên lao động; trực ngoài giờ ban ngày, trực đêm bảo đảm 24/24h có cán bộ.

+ Nhiệm vụ:

- Lập kế hoạch quản lý toàn bộ khu nội trú.

- Tổ chức thực hiện kế hoạch, phương án bố trí phòng ở cho sinh viên trong khu nội trú đảm bảo khoa học,thuận lợi, văn minh cho công tác quản lý và học tập của sinh viên nội trú.

- Phối hợp với các đơn vị liên quan lập hồ sơ sinh viên thuộc diện được ở nội trú.

- Tổ chức sinh hoạt, ăn ở và học tập ngoài giờ cho sinh viên trong ký túc xá; bảo vệ tài sản, giữ trật tự an ninh và phòng chống tệ nạn xã hội xảy ra trong ký túc xá. Kết hợp với ban Công tác chính trị & sinh viên đề nghị lên cấp trên xử lý các trường hợp vi phạm nội quy, quy chế ký túc xá hoặc vi phạm pháp luật trong sinh viên.

- Phối hợp với Trạm Y tế tổ chức thường xuyên công tác vệ sinh phòng dịch cho sinh viên, giải quyết các trường hợp sơ cứu ban đầu. Phối hợp với các khoa, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên và Ban Công tác chính trị & Sinh viên tổ chức hướng dẫn sinh viên tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ, hoạt động xã hội trong ký túc xá; rèn luyện tư cách, nhân phẩm, nếp sống văn minh cho sinh viên nội trú.

- Phối hợp với các đơn vị chức năng lập kế hoạch sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất định kỳ của khu ký túc xá, tự đảm nhiệm việc sửa chữa nhỏ trong khu ký túc xá.

Khu ký túc xá Học viện Tài chính được xây dựng trong khuôn viên Học viện trên diện tích 10.850 m2 với 5 khu ký túc xá được kí hiệu từ B5 đến B9 với tổng số phòng nội trú đang sử dụng là 214 phòng (1672 sinh viên) được bố trí gần các khu giảng đường, Thư viện, sân bóng đá, sân bóng rố và bể bơi. Có thể nói vị trí các khu ký túc xá nằm trong khuôn viên Học viện với các vị trí đều thuận lợi cho việc học tập, đi lại, sinh hoạt hàng ngày của sinh viên.

Bảng 3.1: Số lượng sinh viên ở ký túc xá tại Học viện Tài chính

Ký túc xá Số phòng Số sinh viên Nam Nữ Tổng B5 36 43 245 288 B6 71 91 477 568 B7 91 112 616 728 B8 8 6 50 56 B9 8 10 22 32 Tổng 214 262 1410 1672

(Nguồn: Ban Quản lý ký túc xá, năm 2018-2019)

Mức phí phải đóng của sinh viên trong các khu nhà được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.2: Mức phí phải đóng của sinh viên nội trú năm học 2018 – 2019

TT Nội dung Năm học 2018 - 2019

01 Phí nhà ở (đồng/tháng/sinh viên) - Sinh viên diện chính sách

- Sinh viên không thuộc diện chính sách

200.000 250.000

02 Tiền điện (đồng/kwh) 2.000

03 Tiền nước (đồng/m3) 7.000

(Nguồn: Theo tờ trình số 34/TTr-CTCT&SV về việc điều chỉnh mức thu tiền nhà ở ký túc xá)

Bên cạnh đó, các phòng được phát một bộ bàn ghế, chổi, bình đựng nước uống, giá phơi quần áo… Khi các vật dụng sinh hoạt bị hư hỏng sinh viên xuống báo với ban quản lý sẽ được sửa chữa, thay mới miễn phí.

Căng tin trong khu nội trú bán đồ nhẹ và các vật dụng sinh hoạt được đặt tại mỗi khu nhà. Nhà ăn của ký túc xá phục vụ sinh viên hai bữa chính: trưa và tối. Giá mỗi suất ăn tại đây cũng rất ưu đãi với đa dạng các món ăn. Sau mỗi lượt sinh viên ăn xong đều có nhân viên phục vụ dọn dẹp bát đũa, giấy ăn, lau bàn. Vì vậy, khu vực này cũng luôn được đảm bảo vệ sinh.

Ở mỗi khu, ban quản lý còn bố trí mỗi tầng một phòng tự học. Sinh viên khi đến phòng phải thực hiện đúng quy định tại phòng. Hệ thống wifi cũng đã được ban quản lý kết hợp với công ty cung cấp dịch vụ bên ngoài phủ sóng toàn bộ khu vực ký túc xá. Sinh viên có thể phải bỏ ra từ 80.000- 100.000 để sử dụng wifi hàng tháng.

Nguồn điện được Học viện làm việc với công ty truyền tải điện đảm bảo ưu tiên về giá điện. Còn nguồn nước chưa có hệ thống nước sạch chạy qua nên Học viện tự khoan giếng cho vào ba bể chứa để lấy nước cho sinh viên sinh hoạt. Tuy nhiên nguồn nước chưa đáp ứng được tính liên tục đảm bảo nguồn nước sinh hoạt cho sinh viên.

+ Đánh giá chung về cuộc sống của sinh viên tại ký túc xá:

 Ưu điểm:

- Mỗi phòng ký túc xá có từ 6-8 sinh viên, mỗi người đến từ những nơi khác nhau, có tính cách, lối sống khác nhau. Môi trường tập thể yêu cầu mỗi cá nhân cần phải học cách hòa đồng, đoàn kết, chia sẻ, giúp đỡ nhau, biết cách ứng xử phù hợp giữa người với người. Các kỹ năng mềm từ đó cũng được nâng cao.

- Mức chi phí sinh hoạt tập thể tương đối hợp lí so với ngân sách của sinh viên.

- Ở mỗi khu ký túc xá có một nhân viên quản lý, họ có nhiệm vụ kiểm tra, nhắc nhở về giờ giấc đi lại, lối sống, vệ sinh phòng ở của sinh viên. Thời gian đóng mở cổng của các trường là từ 5 giờ - 22 giờ 30 phút (đối với mùa hè); đối với mùa đông, giờ mở cửa muộn hơn mùa hè là 30 phút. Đó là thời gian tương đối hợp lý để sinh viên có thể tự do học tập, làm việc mình muốn. Ngoài ra, ở ký túc xá cũng có quy định nghiêm cấm uống rượu, nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định. Đây là quy định giúp sinh viên tránh xảy ra hiện tượng say rượu, gây mất trật tự an ninh làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của những sinh viên khác cùng sinh sống.

- Được sử dụng các phương tiện trong phòng ở, các dịch vụ điện, nước, internet…Có sân thể thao vui chơi, được tập luyện với mọi người thường xuyên.

- Ở ký túc xá gồm nhiều bạn học các lớp khác nhau nên thuận tiện trong việc trao đổi bài tập, giáo trình, bài giảng, ngay cả bài kiểm tra cũng nhiều thuận lợi.

 Nhược điểm:

- An ninh khu ký túc xá đôi khi còn chưa được đảm bảo, vẫn còn kẻ gian trà trộn vào khu nội trú trộm cắp tài sản có giá trị của sinh viên như điện thoại, máy tính, đồ dùng sinh hoạt cá nhân…

- Môi trường tập thể không thể tránh khỏi những xích mích cá nhân nên nhiều khi phải biết điều tiết, thay đổi cách sống, lịch sinh hoạt cá nhân của mình phù hợp với nhiều người. Không gian chật hẹp có nhiều người cùng sinh hoạt nên để có được không gian riêng tư là rất khó.

- Cơ sở vật chất phục vụ học tập cho sinh viên nội trú còn ít, thiếu. - Cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, các thiết bị điện, nước lâu ngày đã xuống cấp. Chưa có hệ thống lọc nước chung nên nước còn bẩn.

3.2. Thực trạng sự hài lòng của sinh viên với chất lƣợng dịch vụ ký túc xá tại Học viện Tài chính.

3.2.1. Phân tích thống kê mô tả

Thông tin về mẫu nghiên cứu như sau:

Cỡ mẫu được xác định theo kế hoạch là điều tra 210 sinh viên, để đạt được cỡ mẫu này tác giả đã thiết kế và đưa bảng câu hỏi điều tra lên mạng internet và thu thập trực tuyến. Kết quả thu về được ấn định đúng 210 mẫu. Đặc điểm của sinh viên ký túc xá được thể hiện qua đặc điểm của đối tượng nghiên cứu như sau:

Bảng 3.3: Bảng phân phối mẫu theo giới tính, khóa học và ngành học

Valid Frequency Percent Valid

Percent Cumulative Percent Giới tính Nam 41 19.5 19.5 19.5 Nữ 169 80.5 80.5 100.0 Total 210 100.0 100.0 Khóa học Năm 1 31 14.8 14.8 14.8 Năm 2 84 40.0 40.0 54.8 Năm 3 61 29.0 29.0 83.8 Năm 4 34 16.2 16.2 100.0 Total 210 100.0 100.0 Ngành học Kế toán 82 39.0 39.0 39.0 TCNH 93 44.3 44.3 83.3 QTKD 11 5.2 5.2 88.6 HTTTKT 7 3.3 3.3 91.9 Ngôn ngữ Anh 5 2.4 2.4 94.3 Kinh tế 12 5.7 5.7 100.0 Total 210 100.0 100.0

+ Về giới tính:

Biểu đồ 3.1: Biểu đồ cơ cấu mẫu điều tra theo giới tính

Qua kết quả điều tra cho thấy, trong tổng số 210 mẫu, số lượng nam 41 người chiếm 19.5% và nữ là 169 người chiếm tỷ lệ 80.5%. Số lượng mẫu có sự chênh lệch lớn về giới tính (nữ nhiều hơn nam) nhưng lại phù hợp với thực tế về số lượng sinh viên là nữ đang theo học và lưu trú tại Học viện Tài chính vì ngành nghề đào tạo chủ lực là Kế toán và Tài chính – Ngân hàng, mặt khác ký túc xá cũng là nơi an toàn cho các bạn sinh viên nữ vì vậy sinh viên nữ thường lựa chọn đăng ký ở ký túc xá trong những năm theo học đại học.

+ Về khóa học:

Theo biểu đồ trên, sinh viên năm 1 là 31 sinh viên chiếm 14.8%, sinh viên năm 2 là 84 sinh viên chiếm 40%, sinh viên năm 3 là 61 sinh viên chiếm 29%, sinh viên năm 4 là 34 sinh viên chiếm 16.2%. Điều này phản ánh rằng đa số sinh viên ở tại ký túc xá là sinh viên năm 2, năm 3 và nó hoàn toàn phù hợp với thực tế vì sinh viên năm 4 đã đi thực tập chuẩn bị làm khóa luận tốt nghiệp, sinh viên năm 2, năm 3 đang có thời gian học tập chủ yếu tại trường, sinh viên năm 1 mới vào trường nên còn phân vân chưa lựa chọn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự hài lòng của sinh viên nội trú đối với chất lượng dịch vụ ký túc xá tại học viện tài chính (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)