CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.4. Đánh giá chất lƣợng tín dụng tại Ngân hàng Hàng Hải Việt Nam
3.4.1. Kết quả đạt được
Trong các năm qua, với sự nỗ lực của toàn bộ nhân viên tín dụng nói riêng và toàn thể nhân viên, ban lãnh đạo nói chung của Maritime Bank, nên trong những năm qua hoạt động tín dụng của ngân hàng đã đạt đƣợc một số kết quả chủ yếu sau:
Ngân hàng đã duy trì được tỷ lệ nợ xấu dưới mức 3% theo quy định của NHNN trong cả 3 năm từ 2012 đến 2014. Đây là một trong những thành tựu đáng
khích lệ nhất của Maritime Bank, cho thấy tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng đang ở mức an toàn. Trong năm 2012, 2013 khi mà tỷ lệ nợ xấu toàn ngành ở mức cao lần lƣợt là 4,08% và 3,61% do ảnh hƣởng từ các tác động tiêu cực của nền kinh tế thì Maritime Bank đã có những chiến lƣợc đúng đắn giảm thiểu rủi ro và kiềm chế nợ xấu ở mức thấp. Năm 2014 các NHTM Việt Nam vẫn phải đƣơng đầu với bài toán nợ xấu và mức nợ xấu toàn ngành vẫn còn cao thì những nỗ lực giảm tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng cũng đã có hiệu quả. Hơn nữa nợ xấu Maritime Bank giảm không chỉ về tỷ lệ mà còn giảm theo số tiền. Trong khi quy mô nợ xấu đƣợc tổng kết từ Báo cáo thƣờng niên năm 2014 của 9 ngân hàng niêm yết trong năm 2014 (Vietcombank, NCB, SHB, ACB, Sacombank, BIV, Vietinbank, MB Bank và Eximbank), tổng số nợ xấu đã tăng 4,2%, từ 32.503 tỷ đồng lên 33.871 tỷ đồng. Tại Maritime Bank năm 2014 nợ xấu đã giảm 17,25%, là một thành quả đáng biểu dƣơng cho những nỗ lực kiềm chế nợ xấu, cho thấy Maritime Bank đang định hƣớng phƣơng pháp giải quyết nợ xấu có hiệu quả.
Maritime Bank đang ngày càng chú trọng vào tính bền vững của khâu chất
lượng tín dụng thay vì chạy theo tăng trưởng tín dụng. Vì vậy dƣ nợ cho vay khách
hàng giảm trong 3 năm liên tiếp nhƣng đồng thời tỷ lệ nợ xấu cũng đã giảm. Ngoài ra, tỷ lệ nợ quá hạn tuy cao nhƣng so sánh giữa các năm với nhau thì trong nợ quá hạn đã giảm trong 3 năm liên tiếp. Nguyên tắc cho vay có chọn lọc, tập trung nâng cao chất lƣợng tín dụng ở những danh mục sẵn có cho thấy ngân hàng đã có chính sách chú trọng hơn vào tính bền vững trong phát triển tín dụng.
Sau khi triển khai thực hiện phân loại nợ theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN và Thông tư số 09/2014/TT-NHNN, các tiêu chí phân loại nợ đã tiệm cận chuẩn mực
theo thông lệ quốc tế, chính sách khách hàng tại Maritime Bank đã đƣợc xây dựng và
áp dụng đồng bộ với chính sách phân loại nợ hoàn toàn dựa trên thực trạng của khách hàng. Chất lƣợng tín dụng đã từng bƣớc đƣợc kiểm soát chặt chẽ, cụ thể từng khách hàng, từng ngành nghề, từng loại hình công ty; ngân hàng đã xây dựng cụ thể kế hoạch phân loại nợ, đề ra kế hoạch giảm nợ xấu đến từng khách hàng, chủ động hơn trong việc kiểm soát chất lƣợng tín dụng, sớm phát hiện rủi ro tiềm ẩn có thể phát
sinh, dự kiến số tiền trích lập dự phòng rủi ro từng tháng và thực hiện kế hoạch trích lập dự phòng rủi ro phân bổ từng quý để giảm bớt chi phí thay vì phải trích vào cuối năm để ngân hàng chủ động trong kế hoạch tài chính ngay từ đầu năm.
Hoạt động cho vay theo ngành nghề kinh doanh khá đa dạng, tỷ trọng cho vay theo ngành dàn trải, không có ngành nghề nào chiếm trên 30% tổng dƣ nợ cho vay, giúp Maritime Bank không quá phụ thuộc vào một ngành cụ thể, do đó mà phân tán đƣợc rủi ro. Việc điều chỉnh các ngành nghề, thành phần kinh tế của Maritime Bank đƣợc thực hiện mạnh mẽ, linh hoạt, phù hợp với tình hình kinh tế và chiến lƣợc phát triển.
Tổng thu từ hoạt động tín dụng của Maritime Bank trong 3 năm qua chiếm tỷ trọng lớn hơn 50% trong tổng doanh thu.
Maritime Bank cũng đã ban hành đƣợc quy chế cho vay, quy trình tín dụng một cách rõ ràng và đƣợc phổ biến đến từng nhân viên tín dụng trong ngân hàng, đây là tài liệu quan trọng trong việc thực hiện cấp tín dụng của Maritime Bank.
Mặt khác, với sự chỉ đạo, điều hành của ban lãnh đạo Maritime Bank, trong những năm qua công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn và sử dụng vốn vay, công tác kiểm tra và thanh tra nội bộ cũng đƣợc tiến hành góp phần làm giảm thiểu rủi ro tín dụng và từng bƣớc cho hoạt động tín dụng của chi nhánh đƣợc an toàn, hiệu quả.
Công tác thẩm định và công tác quản lý tín dụng đã đi vào nền nếp, quy củ, phục vụ và hỗ trợ đắc lực cho hoạt động tín dụng. Cụ thể là Maritime Bank đã xây dựng các mục tiêu, định hƣớng và kiểm soát tín dụng trong từng thời kỳ nhƣ: tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ, tỷ trọng dƣ nợ trong từng thành phần kinh tế, tỷ lệ có đảm bảo, không đảm bảo, tỷ lệ nợ quá hạn/ tổng dƣ nợ, thực hiện trích lập dự hàng quý để hạn chế rủi ro nếu có xảy ra trong hoạt động tín dụng, thực hiện chính sách sàng lọc và phân loại khách hàng hàng để có các chính sách ƣu đãi tín dụng nhằm giữ chân và thu hút khách hàng tốt.
Maritime Bank đã chủ động kiểm soát đƣợc mức độ tăng trƣởng và thực hiện nhiều biện pháp bảo đảm tăng trƣởng có chất lƣợng, phù hợp với hƣớng chuyển dịch cơ cấu tín dụng của hệ thống. Ngoài ra, Maritime Bank đang xây dựng chƣơng
trình đánh giá chất lƣợng tín dụng nhằm phân loại và xếp hạng khách hàng, qua đó đƣa ra chính sách chăm sóc khách hàng cho phù hợp nhằm thu hút khách hàng.
Ngoài ra, các sản phẩm dịch vụ tín dụng của Maritime Bank ngày càng phát triển hoàn thiện hơn, phù hợp với nhu cầu thị trƣờng và khách hàng. Kết quả là có nhiều hình thức cấp tín dụng xuất hiện, gắn liền với các sản phẩm tín dụng cụ thể đáp ứng theo từng đối tƣợng khách hàng: cho vay khách hàng cá nhân với các hình thức: cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay mua nhà, mua căn hộ cao cấp, cho vay tiêu dùng, cho vay du học, cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, cho vay cầm cố cổ phiếu, cho vay thấu chi,… cho vay doanh nghiệp có các hình thức: cho vay sản xuất kinh doanh, đầu tƣ dự án, chiết khấu giấy tờ có giá, bao thanh toán, cho vay tài trợ xuất nhập khẩu hàng hóa, …