1.2. Cơ sở lý luận về chính sách thúc đẩy chuyển giao côngnghệ qua các
1.2.2. Tác động của chuyển giao côngnghệ
1.2.2.1. Đối với bên thực hiện CGCN Lợi ích đối với bên thực hiện CGCN
- Cải tiến và hoàn thiện công nghệ chuyển giao nhằm làm cho nó thích ứng với môi trƣờng kinh doanh cụ thể
- Cho phép bên CGCN có thêm lợi nhuận mà không cần tổ chức sản xuất: nhờ thu tiền kỳ vụ từ bên tiếp nhận công nghệ trả.
- Tiếp nhận nhanh chóng các thị trƣờng mới ở nƣớc ngoài thông qua CGCN.
- Chuyển giao công nghệ thông qua liên doanh đầu tƣ ở nƣớc ngoài tạo điều kiện cho bên CGCN sử dụng nguồn lao động với giá rẻ giúp giảm chi phí sản xuất.
- Cho phép sử dụng tài nguyên và các lợi thế so sánh khác của nƣớc tiếp nhận đầu tƣ.
- Thông qua CGCN bên chuyển giao có thể tạo thêm những ràng buộc về kinh tế đối với bên tiếp nhận công nghệ có lợi cho mình
- Qua CGCN bên chuyển giao tạo mối quan hệ gắn kết mang tính cộng sinh với bên tiếp nhận công nghệ.
Những hạn chế (thiệt hại) đối với bên thực hiện CGCN
- Tạo thêm đối thủ cạnh tranh khi công nghệ chuyển giao bị phát tán, đặc biệt khi bên tiếp nhận công nghệ lại tiếp tục chuyển giao cho bến thứ ba
- Bên CGCN bị cách ly đối với khách hàng: CGCN ra nƣớc ngoài làm cho bên CGCN ít tiếp cận trực tiếp với khách hàng ở nƣớc nhập khẩu hơn trong khi việc tiếp cận này đối với khách hàng sử dụng sản phẩm là rất cần thiết.
- Bên CGCN giảm bớt sự kiểm soát đối với sự phát triển thị trƣờng của sản phẩm
- Bên CGCN có thể bị mất các chuyên gia giỏi
- Bên CGCN có thể bị đối tác vi phạm hợp đồng CGCN
1.2.2.2. Đối với bên tiếp nhận công nghệ
+) Những lợi ích đối với bên tiếp nhận công nghệ:
- Giúp cho bên tiếp nhận công nghệ cải thiện nâng cấp về trình độ khoa học kỹ thuật và công nghệ nhờ đó làm cho sản phẩm mang tính ƣu việt hơn, mang khả năng cạnh tranh cao hơn.
- Giúp cho bên tiếp nhận nâng cao trình độ cán bộ và tay nghề công nhân qua công tác huận luyện và đào tạo để thực hiện CGCN và qua việc tiếp xúc với đội ngũ chuyên gia của bên CGCN.
- Có thể mở rộng thêm thị trƣờng và lĩnh vực kinh doanh
- Nâng cao năng lực kinh doanh đáp ứng yêu cầu toàn cầu hóa về kinh tế, củng cố thƣơng hiệu, nâng cao giá trị của sản phẩm
+) Những hạn chế (bất lợi) đối với bên tiếp nhận công nghệ:
- Bị lệ thuộc vào bên CGCN về việc huấn luyện, đào tạo, chỉ dẫn lắp đặt máy móc trang thiết bị…
- Có thể bị mất vốn đầu tƣ vào mua công nghệ
- Bên CGCN có vấn đề: không có năng lực hoặc không có kinh nghiệm chuyển giao dẫn tới CGCN không đầy đủ kéo dài thời gian… gây thiêt hại cho bên tiếp nhận công nghệ.
- Do việc đàm phán kém hiệu quả nên hợp đồng CGCN có một số điều khoản bất lợi cho bên tiếp nhận công nghệ: tiếp thu công nghệ không trọn vẹn, thời gian sở hữu công nghệ quá ngắn chƣa kịp thu hồi vốn, không đƣợc chuyển giao thị trƣờng, giá cả công nghệ đắt…
1.2.2.3. Tác động lan toả của chuyển giao công nghệ
Một cách thức quan trọng để đạt đƣợc sự đổi mới và tiến bộ trong doanh nghiệp là chuyển giao công nghệ giữa các doanh nghiệp hoạt động trong cùng ngành, lĩnh vực. Sự lan tỏa tích cực này có thể đạt đƣợc thông qua những hiểu biết về cách thức sản xuất mới, quy trình làm việc hay thông qua việc mua những máy móc, trang thiết bị tiên tiến đƣợc sản xuất từ những tổ chức có trình độ công nghệ cao. Sự lan tỏa tích cực này dẫn đến nâng cao năng suất,
qua đó giúp doanh nghiệp tăng cƣờng khả năng cạnh tranh và hoạt động ở những thị trƣờng yêu cầu chất lƣợng cao hơn. Điều này có lợi cho cả doanh nghiệp lẫn ngƣời lao động của doanh nghiệp đó. Lý thuyết cổ điển về tổ chức trong ngành công nghiệp nhấn mạnh đến các loại tác động lan tỏa: theo chiều dọc và theo chiều ngang.
Tác động lan tỏa theo chiều ngang là tác động lan tỏa về công nghệ do cạnh tranh trong cùng một ngành công nghiệp. Tác động này có thể xảy ra giữa các doanh nghiệp trong nƣớc và các doanh nghiệp FDI ở địa phƣơng. Hiệu ứng lan tỏa công nghệ xảy ra khi một doanh nghiệp trong nƣớc sao chép công nghệ của các đối thủ cạnh tranh nƣớc ngoài thông qua việc sao chép công nghệ hoặc thuê lao động do các doanh nghiệp FDI đào tạo nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong nƣớc. Tuy nhiên, việc dịch chuyển lao động có những ảnh hƣởng tiêu cực khi các doanh nghiệp FDI thu hút đƣợc ngƣời lao động tốt nhất ở địa phƣơng.
Tác động lan tỏa theo chiều dọc là các hiệu ứng lan tỏa công nghệ tiềm năng xuất hiện giữa các nhà cung cấp và khách hàng. Có 2 loại liên kết dọc: (1) Các liên kết ngƣợc là các hiệu ứng lan tỏa công nghệ giữa các nhà cung cấp đầu vào trung gian trong nƣớc và các doanh nghiệp FDI; (2) Các liên kết xuôi là các hiệu ứng lan tỏa công nghệ giữa các khách hàng của các đầu vào trung gian trong nƣớc và các doanh nghiệp FDI tại địa phƣơng.
Những liên kết này thể hiện lợi ích tiềm năng mà doanh nghiệp trong nƣớc có thể thu đƣợc trong mối quan hệ với doanh nghiệp nƣớc ngoài thông qua đầu tƣ nƣớc ngoài vào Việt Nam.
1.2.3. Chính sách chuyển giao công nghệ :
Các công nghệ cứng và mềm đƣợc chuyển giao từ các dự án FDI đóng góp vào cơ sở tri thức của nƣớc chủ nhà và do đó ảnh hƣởng đến năng suất, cơ cấu kinh tế và tăng trƣởng dài hạn của nó. Trong khi không thể xây dựng một biện
pháp duy nhất mà sẽ hoàn thiện tất cả các tác động trực tiếp và gián tiếp của các dự án FDI trên bất kỳ nƣớc chủ nhà nào, một số dấu hiệu cho thấy các hiệu ứng có thể đƣợc đo bằng cách nhìn vào tác động của FDI qua năng suất.
Tuy nhiên, việc chuyển giao công nghệ không phải là tự động. Các dự án đầu tƣ nƣớc ngoài phần lớn không quan tâm đến việc chuyển giao công nghệ, và do đó có thể hoạt động chuyển giao một cách miễn cƣỡng. Mặt khác, các doanh nghiệp địa phƣơng có động lực kém hoặc không có khả năng chiếm dụng những kiến thức đƣợc chuyển giao bởi các doanh nghiệp nƣớc ngoài, thậm chí trong cả trƣờng hợp các công ty nƣớc ngoài tham gia tích cực trong việc chuyển giao.
Do đó, cần phải đánh giá chính sách về chuyển giao công nghệ của nƣớc chủ nhà để cải thiện những mặt hạn chế, nhằm thúc đẩy cả bên nhận và bên chuyển giao công nghệ thực hiện tốt và hiệu quả công tác này.
Vai trò của chính sách chuyển giao công nghệ
Có thể thấy rằng chính sách thúc đẩy các dự án FDI có liên kết chặt chẽ với các chính sách kinh tế - xã hội thành một hệ thống, hỗ trợ lẫn nhau để thực hiện mục tiêu chung của chính sách kinh tế - xã hội
Theo chức năng quản lý và điều tiết nền kinh tế,chính sách thúc đẩy CGCN qua các dự án FDI có các vai trò:
- Khuyến khích hay hạn chế dòng vốn đầu tƣ vào trong nƣớc
- Bảo vệ thị trƣờng trong nƣớc khi có khả năng bị đầu tƣ nƣớc ngoài xâm lấn nghiêm trọng.
- Là công cụ quan trọng góp phần định hƣớng hành vi của các chủ thể kinh tế có yếu tố nƣớc ngoài để cùng hƣớng tới những mục tiêu của đất nƣớc. - Để giải quyết những vấn đề bức xúc phát sinh và điều tiết những mất cân đối, những hành vi không phù hợp, nhằm tạo một hành lang pháp lý cho các hoạt động CGCN qua các dự án đầu tƣ nƣớc ngoài theo các mục tiêu đã đề ra.
- Điều chỉnh mối quan hệ giữa các loại hình đầu tƣ, các hình thức đầu tƣ, mối quan hệ giữa các ngành, các vùng lãnh thổ trong việc thu hút đầu tƣ.
- Đó là công cụ của Nhà nƣớc đƣa ra để ứng xử với tình hình CGCN qua các dự án FDI trong từng giai đoạn cụ thể. Qua nghiên cứu chính sách, các đối tác kinh tế biết đƣợc Nhà nƣớc khuyến khích CGCN qua các dự án FDI vào khu vực nào và ngành kinh tế nào.
1.2.3.1. Các nhóm chính sách thúc đẩy CGCN qua dự án FDI Nhóm chính sách tạo môi trường thể chế
Chính sách tạo môi trƣờng thể chế là các chính sách đảm bảo hành lang pháp lý cho hoạt động của doanh nghiệp thể hiện thông qua hệ thống văn bản pháp luật và cách thức tổ chức bộ máy, nhân lực quản lý. Qua đó, nhà nƣớc tác động lên đối tƣợng chính sách thông qua cơ quan quản lý nhà nƣớc bằng việc xây dựng các chiến lƣợc/quy hoạch/kế hoạch và ban hành hệ thống các văn bản pháp luật, các mệnh lênh hành chính nhằm tạo hành lang pháp lý bao gồm:
Chính sách định hƣớng lĩnh vực đƣợc khuyến khích đầu tƣ nhằm khuyến khích các doanh nghiệp trong nƣớc đầu tƣ nghiên cứu hoặc tiếp nhận các kết quả nghiên cứu để đổi mới công nghệ, mà còn khuyến khích các tổ chức và cá nhân nƣớc ngoài đƣa công nghệ mới, công nghệ nguồn vào Việt Nam thông qua con đƣờng đầu tƣ, nhằm thu hẹp khoảng cách về trình độ công nghệ với các nƣớc tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.
Xây dựng cơ chế, chính sách cụ thể khuyến khích các doanh nghiệp nhập khẩu công nghệ hiện đại, trƣớc hết đối với những ngành, lĩnh vực chủ lực, mũi nhọn, để nhanh chóng ứng dụng vào sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm mới có giá trị tăng cao. Đảm bảo các lĩnh vực đƣợc khuyến khích đầu tƣ phù hợp với chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc, các ngành, lĩnh vực và vùng kinh tế. theo hƣớng có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải; Nâng cao chất lƣợng sản phẩm của doanh nghiệp; Giảm chi phí giá thành sản
phẩm nhờ hoạt động ĐMCN; Nâng cao năng lực của các chức năng hoạt động của doanh nghiệp: sản xuất, tài chính, marketing.
Tạo bƣớc chuyển mạnh về thu hút ĐTNN theo hƣớng chọn lọc các dự án có chất lƣợng, công nghệ cao, thân thiện với môi trƣờng và phù hợp với định hƣớng tái cấu trúc nền kinh tế của từng vùng, từng ngành và quốc gia.
Đặc biệt quan tâm thu hút các dự án quy mô lớn, sản phẩm cạnh tranh cao tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của các tập đoàn xuyên quốc gia, từ đó xây dựng, phát triển hệ thống các ngành, các doanh nghiệp phụ trợ. Bên cạnh đó chú trọng thu hút các dự án quy mô vừa và nhỏ có tác động tích cực đến kinh tế - xã hội của Việt Nam.
Đa dạng hóa hình thức đầu tƣ, khuyến khích và tạo điều kiện cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tham gia đầu tƣ và phát triển kết cấu hạ tầng.
Quy hoạch thu hút ĐTNN theo ngành, lĩnh vực, đối tác phù hợp với lợi thế của từng vùng để phát huy hiệu quả đầu tƣ của từng địa phƣơng, từng vùng và phù hợp tổng thể lợi ích quốc gia.
Chuyển dần thu hút ĐTNN với lợi thế giá nhân công rẻ sang cạnh tranh bằng nguồn lực chất lƣợng cao.
Quy định về hình thức và phƣơng thức chuyển giao công nghệ qua FDI nhƣ hợp đồng hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn ĐTNN, chi nhánh sở hữu hoàn toàn, BOT,BT, BTO, khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất…
Các quy định về lĩnh vực chuyển giao bao gồm khuyến khích chuyển giao, hạn chế chuyển giao công nghệ và cấm chuyển giao.
Các quy định về thủ tục thẩm định, quản lý dự án, hoạt động quản lý nhà nƣớc trong ĐTNN.
Các quy định về vấn đề ký kết các hiệp đinh quốc tế song phƣơng và đa phƣơng liên quan đến ĐTNN, bảo vệ môi trƣờng, thƣơng mại quốc tế…
Chính sách bảo vệ tài sản hữu hình, vô hình của nhà đầu tư nước ngoài
Các chính sách này nhằm cam kết bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của nhà đầu tƣ, xác lập, chủ thể, nội dung, giới hạn quyền sở hữu công nghiệp, chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp, đại diện sở hữu công nghiệp và các biện pháp thúc đẩy hoạt động sở hữu công nghiệp.
Các chính sách bảo vệ tài sản hữu hình, vô hình của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài bao gồm: Xây dựng chƣơng trình quốc gia về sở hữu trí tuệ. Nghiên cứu bổ sung các định chế liên quan đến sở hữu trí tuệ và xây dựng hệ thống các toà án hành chính và dân sự về sở hữu trí tuệ.
Chính sách phát triển nguồn nhân lực
Nhằm thu hút các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài CGCN nhà nƣớc đã có các chính sách chuẩn bị nguồn nhân lực để tiếp cận công nghệ đƣợc chuyển giao và hấp thụ tác động tràn. Xây dựng thế hệ nhân lực trẻ có học vấn, chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp cao, ngang tầm khu vực và quốc tế, có lập trƣờng giai cấp và bản lĩnh chính trị vững vàng, trở thành bộ phận nòng cốt của giai cấp công nhân.
Để đạt đƣợc mục đích trên các chính sách phát triển nguồn nhân lực tập trung vào:
Quy hoạch đào tạo và xây dựng đƣợc đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ có đủ tầm thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc. Khuyến khích và động viên toàn xã hội phấn đấu học tập thƣờng xuyên, học trong các trƣờng, học trong thực tế, học ở trong nƣớc và học ở ngoài nƣớc, kiện toàn, nâng cao năng lực đào tạo, xây dựng chƣơng trình giảng dạy sát với yêu cầu của thực tế, kết hợp giữa đào tạo chính quy dài hạn với đào tạo không chính quy, ngắn hạn trong hệ thống các trƣờng đại học và các viện nghiên cứu quốc gia, các trƣờng đào tạo công nhân kỹ thuật và dạy nghề.
Có cơ chế, chính sách sử dụng, đãi ngộ và trọng dụng cán bộ khoa học và công nghệ. Thành lập các cơ chế tài chính trong đào tạo cán bộ khoa học
và công nghệ. Chuyển cơ chế cấp phát tài chính sang cơ chế quỹ để thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
Chính sách thuế
Chính sách thuế do Nhà nƣớc ban hành, buộc các tổ chức và cá nhân có nghĩa vụ phải thực hiện đối với Nhà nƣớc; chính sách thuế nhằm thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ góp phần thực hiện các mục tiêu chung của đất nƣớc trong từng giai đoạn cụ thể, trên cơ sở ƣu đãi đối với phần thuế bắt buộc doanh nghiệp phải nộp theo qui định, nhằm đẩy nhanh tiến độ CGCN của doanh nghiệp; bản chất của ƣu đãi này là việc ứng trƣớc phần vốn của Nhà nƣớc cho doanh nghiệp thực hiện ĐMCN nhằm mục đích tạo ra những kết quảcó thể mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp và xã hội
Các loại thuế mà Nhà nƣớc thƣờng sử dụng nhằm thúc đẩy doanh nghiệp CGCN là ƣu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, ƣu đãi về thuế giá trị gia tăng, ƣu đãi về thuế xuất, nhập khẩu và ƣu đãi về thuế đất. Ngoài ra, Nhà nƣớc còn sử dụng một số các ƣu đãi khác nhƣ khấu trừ thuế bằng cách cho phép khấu hao toàn bộ hay khấu hao nhanh các khoản đầu tƣ cho ĐMCN và tín dụng thuế bằng cách cho phép doanh nghiệp tạm giữ lại một tỷ lệ thu nhập tính thuế nhất định hay theo một tỷ lệ % nhất định từ thu nhập tính thuế để doanh nghiệp thực hiện CGCN.