4.1.1. Bối cảnh quốc tế
4.1.1.1. Xu hướng phát triển khoa học và công nghệ
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ trên thế giới tiếp tục phát triển với nhịp độ ngày càng nhanh, có khả năng tạo ra những thành tựu mang tính đột phá, khó dự báo trƣớc và ảnh hƣởng to lớn tới mọi mặt của đời sống xã hội loài ngƣời.
Khoa học và công nghệ đang trở thành lực lƣợng sản xuất trực tiếp, hàng đầu. Sức mạnh của mỗi quốc gia tùy thuộc vào phần lớn năng lực khoa học và công nghệ. Lợi thế của nguồn tài nguyên thiên nhiên, giá lao động rẻ ngày càng trở nên ít quan trọng hơn. Vai trò của nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, có năng lực sáng tạo, ngày càng có ý nghĩa quyết định trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế.
4.1.1.2. Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế
Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng gia tăng. Đây vừa là quá trình hợp tác để phát triển vừa là quá trình đấu tranh giữa các nƣớc để bảo vệ lợi ích quốc gia. Tính độc lập kinh tế của mỗi quốc gia sẽ chỉ mang tính tƣơng đối. Không một quốc gia nào, dù đó là siêu cƣờng kinh tế, có thể phát triển một cách biệt lập. Tự do hóa thƣơng mại, đầu tƣ và tài chính là một xu thế khách quan, chứa đựng những yếu tố thúc đẩy kinh tế thế giới phát triển, song đồng thời luôn tiềm ẩn những yếu tố bất ổn: khủng hoảng tài chính, tiền tệ có tính lan truyền, khó kiểm soát trong nền kinh tế có tính toàn cầu,… Khi khủng hoảng xảy ra, thua thiệt nhất luôn là các nƣớc có cấu trúc kinh tế yếu, cứng nhắc và kém thay đổi với những đột biến.
4.1.2. Bối cảnh trong nước
Qua hơn 30 năm đổi mới, nƣớc ta đã đạt đƣợc những thành tựu quan trọng, làm nền tảng cho giai đoạn phát triển mới: nền kinh tế có mức tăng trƣởng cao; tình hình chính trị, xã hội ổn định; xu thế dân chủ hóa ngày càng mở rộng; đời sống nhân dân đƣợc nâng cao rõ rệt; quan hệ hợp tác quốc tế đƣợc cải thiện7.
Tƣ tƣởng của chiến lƣợc phát triển Khoa học và Công nghệ của Việt Nam đến năm 2020 đã xác định mục tiêu tập trung xây dựng nền khoa học và công nghệ của nƣớc ta theo hƣớng hiện đại và hội nhập, phấn đấu đạt trình độ trung bình tiên tiến trong khu vực vào năm 2015, đƣa khoa học và công nghệ thực sự trở thành nền tảng và động lực đẩy mạnh CNH, HĐH đất nƣớc. Đến năm 2020 nƣớc ta cơ bản trở thành một nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại; nguồn lực con ngƣời, năng lực khoa học và công nghệ, thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa đƣợc hình thành về cơ bản; vị thế của nƣớc ta trên trƣờng quốc tế đƣợc nâng cao.
Trong bối cảnh đó, khoa học và công nghệ có nhiệm vụ cung cấp kịp thời luận cứ khoa học cho các quyết sách quan trọngcủa Đảng và Nhà nƣớc; đóng góp thiết thực vào việc nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, đáp ứng các mục tiêu chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội.
4.1.3. Quan điểm định hướng nhằm thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ ở Việt Nam trong thời gian tới ở Việt Nam trong thời gian tới
4.1.3.1. Phải thực hiện đa dạng các hoạt động chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam
- Thực hiện đa dạng hóa các đối tƣợng chuyển giao công nghệ: mở rộng quan hệ với nhiều nƣớc, nhiều hãng, nhiều công ty, nhiều trình độ và nhiều phƣơng hƣớng phát triển công nghệ;
- Thực hiện đa dạng hóa các nội dung và phƣơng thức chuyển giao công nghệ.
4.1.3.2. Phát huy năng lực nội sinh để nâng cao hiệu quả chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI
Để phát huy năng lực nội sinh nâng cao hiệu quả chuyển giao công nghệ của đất nƣớc, chúng ta cần chú trọng đến nâng cao năng lực nội sinh của các địa phƣơng, các vùng miền trong cả nƣớc nhằm tiếp nhận công nghệ chuyển giao từ nƣớc ngoài vào trong nƣớc và ngay từ trong nƣớc đốivới trong nƣớc.Việt Nam phải chú trọng cả việc nhập công nghệ và phát triển công nghệ nội sinh, từng bƣớc nâng cao tiềm lực nghiên cứu và phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam; phải có các dự án nghiên cứuvà phát triển lớn, phù hợp và chủ động tiến hành hợp tác nghiên cứu và phát triển quốc tế.
4.1.3.3. Chuyển giao công nghệ phải được đặt trong một quy hoạch, chiến lược gắn với chính sách đổi mới
Một mặt, các doanh nghiệp phải tự mình xây dựng các chiến lƣợc kinh doanh, mặt khác, Nhà nƣớc cần lấy các chiến lƣợc và việc thực hiện chiến lƣợc của doanh nghiệp làm cơ sở, làm căn cứ để xem xét các vi phạm về chuyển giao công nghệ. Nếu công nghệ đƣợc xem nhƣ một hàng hóa thông thƣờng thì các chiến lƣợc kinh doanh sẽ đƣợc xem nhƣ những căn cứ để xử lý và xác định trách nhiệm khi có những thiệt hại do chuyển giao công nghệ gây ra.
4.1.3.4. Phải lựa chọn công nghệ phù hợp trong hoạt động chuyển giao công nghệ vào Việt Nam
Công nghệ thích hợp mới thực sự là cái mà các nƣớcđang phát triển, trong đó có Việt Nam cần đến. Công nghệ thích hợp có nghĩa là phải tính đến nhiều nhân tố ảnh hƣởng tới sản xuất, kinh doanh trong nƣớc nhƣ yếu tố dân số, tài nguyên, môi trƣờng văn hóa – xã hội và các hệ thống pháp lý – chính
trị. Nhƣ vậy, vấn đề không chỉ nằm trong tiêu chuẩnvề khoa học, mà còn nằm trong tiêu chuẩn hành vi, về đặc điểm văn hóa – xã hội của công nghệ.
4.1.3.5. Có sự chỉ đạo thống nhất của Chính phủ để tạo sự cạnh tranh lành mạnh nhằm thu hút các luồng chuyển giao công nghệ
Nếu mỗi địa phƣơng của nƣớc ta trở thành một đầu mối riêng lẻ, độc lập trên thị trƣờng công nghệ thế giới thì chúng takhông tránh khỏi những thua thiệt không đáng có. Bởi vậy, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các địa phƣơng với nhau trong việc tiếp nhậ chuyển giao công nghệ. Việc phối hợp với nhau này có tác dụng khắc phục những cản trở trong quá trình nhập công nghệ nhƣ: vốn ít, thông tin ít, lực lƣợng tƣ vấn ít, sự độc quyền của bên ngoài.
4.1.3.6. Chuyển giao công nghệ phải đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội và đẩy nhanh theo hướng thị trường
Trong điều kiện Việt Nam là một nƣớc có trình độ công nghệ thấp, lạc hậu so với thế giới. Vì vậy, việc chuyển giao côngnghệ một mặt phải đảm bảo mục tiêu trƣớc mắt, đồng thời phải đảm bảo thực hiện mục tiêu lâu dài.
Chuyển giao công nghệ và đổi mới công nghệ vốn mang tính xáo trộn, xét trong ngắn hạn. Công nghệ nói chung, đặc biệt là các công nghệ mới, các sáng chế mới đều có giá trị của nó, không có công nghệ cho không. Ngƣời nhận công nghệ phải trả giá cho công nghệ mà họ nhận đƣợc. Trong xu thế phát triển nhƣ ngày nay, việc nắm giữ các công nghệ mới, tiên tiến, có giá trị kinh tế và xã hội cao là một điều rất quan trọng.
4.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách chuyển giao công nghệ để thu hút FDI đến năm 2020
4.2.1 Giải pháp hoàn thiện môi trường thể chế nhằm thúc đẩy chuyển giao công nghệ qua FDI
Luật Chuyển giao công nghệ có hiệu lực từ 1/7/2007 có nhiều điểm mới, tiến bộ so với các văn bản pháp luật về chuyển giao công nghệ trƣớc đó.
Tuy nhiên, qua thực tế triển khai thực hiện đã bộc lộ một số bất cập, do đó cần điều chỉnh và cụ thể hóa một số quy định sau đây:
Thứ nhất, cần điều chỉnh quy định bắt buộc đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ đối với công nghệ chuyển giao theo các dự án FDI và từ nƣớc ngoài vào Việt Nam để đảm bảo việc kiểm tra, quản lý Nhà nƣớc, tránh chuyển giao công nghệ trùng lặp gây lãng phí. Hiện nay, luật chỉ quy định cho phép doanh nghiệp hoặc cá nhân tự nguyện đăng ký để đƣợc hƣởng ƣu đãi theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, đối với chuyển giao công nghệ của các doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài nhận công nghệ từ công ty mẹ, cần quy định mức phí thanh toán tối đa, vì đây thực chất là chuyển dịch công nghệ (nhƣ đã nói trong chƣơng 1). Vì quy định hiện hành của Luật Chuyển giao công nghệ cho phép các Bên có thể thỏa thuận mức phí thanh toán cho hoạt động chuyển giao công nghệ, đối với loại hình doanh nghiệp loại này sẽ bị phía nƣớc ngoài lợi dụng, nâng khống mức phí và có thể thực hiện hoạt động chuyển giá thông qua hoạt động CGCN. Nhƣ vậy, mục tiêu chính sách thu hút nguồn vốn FDI nói chung và công nghệ nƣớc ngoài vào Việt Nam để tăng trƣởng sẽ không thực hiện đƣợc.
Thứ ba, cần sớm cụ thể hóa các danh mục công nghệ để có thể quản lý và thúc đẩy, khuyến khích chuyển giao công nghệ nƣớc ngoài vào Việt Nam. Thực tế trong thời gian qua kể từ khi Việt Nam ban hành Luật chuyển giao công nghệ, chƣa có một hợp đồng chuyển giao công nghệ nào thuộc danh mục hạn chế chuyển giao đƣợc cấp giấy phép chuyển giao công nghệ vào lãnh thổ Việt Nam. Nhƣ vậy, chính sách thu hút công nghệ nƣớc ngoài của ta không phù hợp và không đi vào cuộc sống.
Việt Nam đã qua giai đoạn thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài vào các dự án sử dụng nhiều lao động, khai thác nhiều tài nguyên thiên nhiên. Hay nói cách khác chúng ta đã qua thời kỳ phải thu hút nguồn vốn FDI bằng mọi cách nên hiện nay phải lấy tiêu chí thu hút, chuyển giao công nghệ tiên tiến là tiêu chí quan trọng nhất để thu hút FDI. Nhƣ vậy, phải quy định về hồ sơ dự án bao gồm đầy đủ các nội dung về công nghệ của dự án đầu tƣ, nhƣ: phân tích về các giải pháp công nghệ, quy trình công nghệ, nguồn công nghệ, máy móc thiết bị và công nghệ xử lý chất thải…vv để tránh bị phía nƣớc ngoài đƣa các dự án có công nghệ lạc hậu mà họ đang muốn thay thế và đẩy sang Việt Nam.
Các biện pháp xoá bỏ mọi thủ tục hành chính phức tạp, phiền hà trong lĩnh vực quản lý nhà nƣớc về chuyển giao công nghệ, thực sự quản lý Nhà nƣớc bằng pháp luật - không can thiệp vào hoạt động tự do kinh doanh, tự do hợp đồng của các doanh nghiệp, không làm thay hay chịu trách nhiệm thay các doanh nghiệp, thực sự tôn trọng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp trong hoạt động chuyển giao công nghệ.
Các biện pháp đẩy mạnh đầu tƣ và khuyến khích đầu tƣ phát triển mạnh các hình thức, các cơ sở giao dịch, môi giới chuyển giao công nghệ;
Các chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ cần tạo lập mối quan hệ liên kết giữa doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nƣớc; đồng thời, cũng cần tạo lập đƣợc các mô hình liên kết theo chiều dọc và chiều ngang để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm quốc gia. Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ không có nghĩa chỉ nhập nguyên liệu về lắp ráp, gia công , không phải chỉ cung cấp cho các doanh nghiệp FDI lắp ráp mà còn tham gia vào chuỗi giá trị thế giới. Đây là vấn đề then chốt nhất của công nghiệp hỗ trợ. Phát triển công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam phải hƣớng tới các ngành công nghiệp chủ lực của đất nƣớc và các ngành thu hút mạnh nguồn vốn FDI, các ngành có nhu cầu lớn về sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.
Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ nhất thiết phải quan tâm, phát triển đƣợc lực lƣợng doanh nghiệp trong nƣớc, đặc biệt là khối doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bởi đây lực lƣợng doanh nghiệp nhỏ và vừa đƣợc phát triển một cách mạnh mẽ thì không chỉ tạo động lực lớn hơn cho đất nƣớc, tạo nhiều công ăn việc làm mà còn tạo ra một chuỗi giá trị gia tăng lớn hơn phục vụ cho sản phẩm công nghiệp chính, những công nghiệp tham gia vào chuỗi giá trị gia tăng này.
Giải pháp cần thiết nhất hiện nay đó là nhanh chóng hiện đại hóa công nghệ, đào tạo lao động chất lƣợng cao để sớm có thể sản xuất những sản phẩm đạt tiêu chuẩn
Khuyến khích mạnh mẽ hơn nữa các hoạt động hợp tác quốc tế trong chuyển giao công nghệ, trong việc đẩy mạnh kích cầu công nghệ, nghiên cứu sáng tạo công nghệ, đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ công nghệ nhằm gia tăng mạnh mẽ nguồn cung cấp công nghệ …
4.2.2.Giải pháp hoàn thiện về chính sách bảo vệ tài sản hữu hình, vô hình của nhà đầu tư nước ngoài.
- Rà soát, bổ sung, sửa đổi quy định về sở hữu tài sản trí tuệ trong Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản hƣớng dẫn thi hành nhằm bảo đảm tính khả thi, tính thống nhất trong các quy định của pháp luật để bảo đảm tính đồng bộ của hệ thống văn bản pháp luật về sở hữu tài sản trí tuệ; đặc biệt là các quy định của pháp luật về dân sự, hành chính, hình sự, doanh nghiệp, tài chính, hải quan, thƣơng mại,…, đồng thời bảo đảm đáp ứng đƣợc yêu cầu của các điều ƣớc quốc tế về sở hữu trí tuệ mà nƣớc ta là thành viên.
- Hạn chế việc đƣa ra các quy định chung, thiếu cụ thể, gây khó khăn trong việc thi hành pháp luật, do phải ban hành nhiều văn bản hƣớng dẫn thi hành khiến hệ thống văn bản pháp luật trở nên cồng kềnh, phức tạp, chậm triển khai; rà soát và đề xuất giải pháp khắc phục tình trạng trùng lặp, chồng chéo nhau trong quy định giữa Bộ luật Dân sự và Luật Sở hữu trí tuệ.
- Việc Luật Sở hữu trí tuệ điều chỉnh chung tất cả các đối tƣợng của quyền sở hữu trí tuệ, trong đó có nhiều đối tƣợng mang bản chất khác biệt nhau đã khiến cho nội dung của Luật trở nên phức tạp, khó theo dõi, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và các cơ quan bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ gặp khó khăn khi vận dụng pháp luật, do vậy, cần nghiên cứu khả năng xây dựng các đạo luật riêng để điều chỉnh đối với từng đối tƣợng của quyền SHTT, nhƣ Luật Sáng chế, Luật Nhãn hiệu, Luật về quyền tác giả và quyền liên quan, Luật về giống cây trồng… nhằm tạo thuận lợi chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, các cơ quan bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong việc vận dụng các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ vào thực tiễn.
4.2.3 Giải pháp hoàn thiện các chính sách phát triển nguồn lực
Xây dựng chính sách đào tạo và sử dụng cán bộ khoa học và công nghệ, nhất là cán bộ trẻ có trình độ cao trong lĩnh vực khoa học kĩ thuật và công nghệ. Xây dựng cơ chế giao nhiệm vụ khoa học và công nghệ tiềm năng cho cán bộ khoa học trẻ, các nhóm sinh viên giỏi trong các trƣờng đại học trọng điểm và các viện nghiên cứu trọng điểm.
Ban hành chính sách sử dụng và trọng dụng cán bộ khoa học và công nghệ, trong đó quy định rõ cơ chế tự chủ tài chính đặc thù, chế độ đãi ngộ đặc biệt đối với cán bộ khoa học và công nghệ đƣợc giao chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia.
Kiến nghị bổ sung chức danh tổng công trình sƣ, kỹ sƣ trƣởng trong hệ thống ngạch viên chức khoa học và công nghệ, các danh hiệu vinh dự nhà nƣớc đối với cán bộ khoa học và công nghệ.
Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách thu hút các nhà khoa học ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài và nhà khoa học ngƣời nƣớc ngoài tham gia các hoạt động khoa học và công nghệ ở Việt Nam; áp dụng công nghệ chuyên gia trong và ngoài nƣớc bằng ngân sách nhà nƣớc.
Ban hành và thực thi quy chế dân chủ trong hoạt động công nghệ.
Xây dựng các chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ của cán bộ quản lí khoa học và công nghệ ở các cấp. Triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo chuyên gia khoa học và công nghệ trong các định hƣớng, lĩnh vực khoa học và công nghệ ƣu tiên
4.2.4. Giải pháp hoàn thiện các chính sách thuế và các chính sách kinh tế
Chính sách thuế: nhằm thu hút ngày càng nhiều công nghệ mới, công