1.3. Những nhân tố ảnh hƣởng đến quá trình hoàn thiệncơ chế, chính
1.3.2. Môi trường đầu tư
Hoạt động kinh doanh của các nhà đầu tƣ đều chịu sự tác động của các yếu tố cấu thành môi trƣờng đầu tƣ, các yếu tố môi trƣờng đầu tƣ lại luôn biến động, luôn thay đổi tuỳ theo từng thời điểm, từng ngành, từng khu vực, và từng quốc gia. Do vậy, việc phân chia thành các nhóm yếu tố môi trƣờng chỉ
có tính chất tƣơng đối và khi phân tích nó khó tránh khỏi trùng lắp. Về tổng quát, nhân tố môi trƣờng đầu tƣ bao gồm các nội dung sau:
Hệ thống pháp luật: Việc điều hành các hoạt động của một đất nƣớc đƣợc tiến hành thông qua hệ thống pháp luật. Điều hành hoạt động đầu tƣ nƣớc ngoài không thể là một ngoại lệ. Nói nhƣ vậy, có nghĩa là các hoạt động đầu tƣ nƣớc ngoài phải tuân thủ các điều khoản mà pháp luật của nƣớc sở tại đề ra.
Trong quá trình hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy CGCN qua các dự án FDI, những thay đổi về các điều luật, các qui định là tất yếu phải xẩy ra. Bản thân hệ thống pháp luật của một đất nƣớc cũng có những thay đổi cho phù hợpvới tình hình của từng giai đoạn. Vì lẽ này, khi hoàn thiện cơ chế chính sách thúc đẩy CGCN qua các dự án FDI không chỉ nghiên cứu các vấn đề liên quan đến đầu tƣ trong giai đoạn cụ thể, mà còn phải xem xét đến các qui định của pháp luật quốc tế ở thời kỳ đó, để khi ban hành sửa đổi cơ chế, chính sách không có điểm nào vi phạm các điều luật của hệ thống pháp luật quốc tế.
Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên: Các yếu tố này có ảnh hƣởng đến quyết định đầu tƣ của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, đặc biệtlà các công ty xuyên quốc gia ở các mặt chi phí chuyên chở, khả năng cung cấp nguyên liệu và ảnh hƣởng của khí hậu, thời tiết. Do đó, khi nghiên cứu chính sách thúc đẩy CGCN qua các dự án FDI cần phải đánh giá một cách chính xác những yếu tố trên về mức độ ảnh hƣởng của nó đến sự hấp dẫn đầu tƣ. Nếu địa điểm đầu tƣ không gần nơi tiêu thụ, cảng biển, địa hình phức tạp, tức là không thuận lợi thì cần phải có các chính sách hỗ trợ để giảm chi phí đầu tƣ nhƣ giá thuê đất, hỗ trợ đầu tƣ hạ tầng,... Trong đó, đặc biệt là quy định về quyền của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài trong quan hệ sở hữu đất đai, thời hạn và giá thuê đất, quyền chuyển nhƣợng và thế chấp. Đồng thời cần có các chính sách thuế và các cơ chế khuyến khích khác nhƣ tỷ lệ thuế mà các doanh nghiệp có vốn đầu
tƣ nƣớc ngoài phải nộp cho Nhà nƣớc, thời gian nộp thuế kể từ khi doanh nghiệp kinh doanh có lợi nhuận. Sau khi nộp thuế này, các doanh nghiệp có thể đƣợc giảm thuế trong một thời gian nào đó. Nếu đầu tƣ tại các địa bàn đặc biệt khó khăn cần đƣợc khuyến khích ƣu đãi về thuế doanh thu, thuế thu nhập và có cơ chế ƣu đãi về xuất, nhập khẩu,...
Môi trường kinh doanh: Đây Cũng Là một lĩnh vực mà các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài có mối quan tâm, đƣợc thể hiện trong việc công bằng đối xử giữa các hang nƣớc ngoài với các hang địa phƣơng, rút ngắn danh mục các ngành công nghiệp thuộc loại cấm hoặc hạn chế đối với cácnhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Coi đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài nhƣ bộ phận cấu thành hết sức quan trọng trong việc hình thành tổng lƣợng vốn cần thiết, cácthoả thuận hợp tác quốc tế mở rộng thị trƣờng... Một môi trƣờng kinh doanh bình đẳng, minh bạch giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trong nƣớc và các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài sẽ tạo ra sự cạnh tranh tuy gay gắt nhƣng lành mạnh. Việc cạnh tranh này một mặt thúc đẩy các doanh nghiệp tăng cƣờng áp dụng các thành tựu của khoa học, công nghệ để tăng năng suất lao động nâng cao hiệu quả đầu tƣ, mặt khác buộc các nhà đầu tƣ trong và ngoàinƣớc phải tìm cách mở rộng các lĩnh vực hoạt động kinh doanh để tồn tại và phát triển. Có thể nói, môi trƣờng kinh doanh của Việt Nam trong thời gian qua còn thiếu lành mạnh, thiếu công bằng trong phân biệt đối xử giữa các thành phần doanh nghiệp. Mặc dù đã có bộ Luật Đầu tƣ chung, Luật Doanh nghiệp chung nhƣng quá trình triển khai thực hiện còn mắc những khó khăn cần phải tháo gỡ dần những tồn tại cũ, những vấn đề do thiếu đồng bộ trong hệ thống pháp luật của ta. Do đó, trong quá trình hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút FDI chúng ta cần đề ra các qui định nhằm cải thiện môi trƣờng kinh doanh, đảm bảo sự bình đẳng, minh bạch và có sức hấp dẫn các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài hơn. Trình độ phát triển của nền kinh tế: Đây cũng là một nội dung quan trọng thuộc
nhân tố môi trƣờng đầu tƣ, đóng vai tròcực kỳ quan trọng đối với việc hoàn thiện chính sách thu hút đầu tƣ. Đặc điểm này liên quan đến hàng loạt các yếu tố ổn định kinh tế vĩ mô (tiền tệ, tài chính...) cơ sở hạ tầng (hệ thống các dịch vụ), kết cấu thị trƣờng (cơ cấu ngành hàng nông nghiệp, công nghiệp...), thu nhập dân cƣ (sức mua của dân chúng,giá cả lao động...), chất lƣợng lao động (trình độ, số lƣợng đội ngũ lao động kỹ thuật), các thủ tục quản lý hành chính, hệ thống trọng tài (đảm bảo minh bạch, quốc tế hoá),...
+ Cơ sở hạ tầng kinh tế: Cơ sở hạ tầng kinh tế bao gồm hệ thống đƣờng xá giao thông, hệ thống cung cấp điện, nƣớc. Hầu nhƣ, tất cả các nhà đầu tƣ đều rất quan tâm đến vấn đề này, trƣớc khi có quyếtđịnh đầu tƣ. Cơ sở hạ tầng kinh tế tốt luôn là một trong những ƣu thế để thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài. Nói nhƣ vậy không có nghĩa các nƣớc có cơ sở hạ tầng kinh tế kém không hấp dẫn các nhà đầu tƣ. Vấn đề ở đây là khi hoàn thiện cơ chế, chính sách cần phải có các điều khoản sao cho các nhà đầu tƣ không bị thiệt thòi về lợi ích kinh tế (ví dụ nếu chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng phía các nhà đầu tƣ chịu thì họ sẽ đƣợc ƣu đãi về mức thuế, hoặc xác định thời hạn hoàn thành các cơ sở hạ tầng sau khi cấp phép hoạt động cho các nhà đầu tƣ).
+ Lao động và tài nguyên: Một trong những yếu tố quan trọng của môi trƣờng đầu tƣ là nguồn nhân lực và giá cả sức lao động, đây là những yếu tố rất cần thiết để các nhà đầu tƣ lập kế hoạch kinh doanh. Những nƣớc có dân số đông thƣờng có lợi thế về lực lƣợng lao động dồi dào, giá lao động rẻ, sức tiêu thụ lớn,... và ngƣợc lại. Một nhà đầu tƣ muốn mở một nhà máy thì trên phƣơng diện nguồn nhân lực nhà đầu tƣ sẽ chọn khu vực có thể đáp ứng đƣợc những yêu cầu về số lƣợng và chất lƣợng lao động. Ngoài ra giá cả sức lao động là một trong những chỉ tiêu đánh giá của các nhà đầu tƣ. Nhiều nhà đầu tƣ kinh doanh sử dụng nhiều lao động đã phải rút lui ý địnhđầu tƣ khi giá cả sức lao động tại nơi đầu tƣ không cạnh tranh. Chất lƣợng lao động là một lợi
thế cạnh tranh đối với các nhà đầu tƣ vào lĩnh vực có hàm lƣợng công nghệ cao hoặc có sử dụng công nghệ hiện đại. Ngoài ra yếu tố văn hoácũng ảnh hƣởng tới yếu tố lao động nhƣ sự cần cù trong lao động, tính kỷ luật, ý thức lao động, hoạt động của các tổ chức của ngƣời lao động nhƣ công đoàn, hiệp hội. Nhƣ vậy, yếu tố lao động là một trong những điều kiện thuận lợi hay khó khăn cho các nhà đầu tƣ khi tiến hành kinh doanh. Tuy nhiên để có một lực lƣợng lao động tốt thì lại phụ thuộc vào hệ thống giáo dục và đào tạo cơ bản, đào tạo nghề và phát triển chiến lƣợc nguồn nhân lực của Chính phủ.
Các nguồn tài nguyên thiên nhiên: bao gồm các khoáng sản tài nguyên của một quốc gia, khối lƣợng hay dung lƣợng của từng loại tài nguyên, khả năng khai thác tài nguyên. Tuy nhiên với nguồn tài nguyên ngày càng khan hiếm cùng với sự lạm dụng tài nguyên đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đã buộc các Chính phủ thƣờng xuyên khuyến khích thăm dò khảo sát, tìm kiếm tài nguyên tại những vùng xa và có khả năng phục hồi, khuyến khích sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn và tiết kiệm hơn. Sự hạn chế về tài nguyên này đã khiến các nhà đầu tƣ thƣờng tìm kiếm nơi có nhiều tài nguyên thiên nhiên và Chính phủ nƣớc sở tại có những chính sách thông thoáng về quản lý tài nguyên thiên nhiên để đầu tƣ.
+ Thủ tục hành chính: Việc đầu tƣ vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh thƣờng có thời cơ nhất định, nếu thủ tục cấp phép phức tạp không những làm tăng chi phí ban đầu, mà còn làm lỡ cơ hội đầu tƣ. Đừng cho rằng thủ tục hành chính chỉ là một vấn đề nhỏ, không đáng để quan tâm, mà nên hiểu đây là biểu hiện thái độ ứng xử ban đầu của cơ chế quản lý hànhchính có khoa học hay không ở nƣớc sở tại đối với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Do đó, cơ chế thúc đẩy CGCN qua các dự án FDI cần đƣợc nghiên cứu kỹ trong quá trình hoàn thiện, đặc biệt là khâu cấp phép đầu tƣ. Kinh nghiệm ở một số nƣớc cho thấy
rằng, việc đơn giản hoá các thủ tục hành chính cũng làm cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài thêm quyết tâm trƣớc ý định đầu tƣ vào nƣớc sở tại.
+ Hệ thống trọng tài kinh tế: Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, việc xẩy ra tranh chấp về lợi ích kinh tế giữa các doanhnghiệp là điều không thể tránh khỏi. Trọng tài kinh tế là tổ chức có tƣ cáchpháp nhân để đứng ra phân xử các tranh chấp này. Một hệ thống trọng tài kinh tế đƣợc tổ chức tốt, làm việc dựa trên các qui định của pháp luật sẽ đem lại sự công bằng cho các doanh nghiệp. ở nƣớc ta, công tác trọng tài kinh tế bƣớc đầu đã có những hoạt động nhất định, tuy nhiên để có thể phân xử nhanh, chính xác các vụ tranh chấp, bên cạnh việc xây dựng một đội ngũ trọng tài kinh tế có năng lực, còn phải ban hành các qui định cụ thể về xét xử (ví dụ nhƣ thời hạn mở toà xét xử là bao lâu sau khi nhận đơn, các thủ tục hành chính, án phí,…) và đặc biệt là phải hoàn thiện bộ Luật Kinh tế để lấy nó làm cơ sở đảm bảo cho việc xét xử luôn diễn ra chính xác công bằng. Một khi kết quả xét xử của các trọng tài kinh tế luôn làm cho các bên tranh chấp phải tâm phục, khẩu phục thì hệ thống trọng tài kinh tế mới thực sự trở thành ngƣời bảo vệ đáng tin cậy cho các lợi ích kinh tế chính đáng của các nhà đầu tƣ. Với những lý do trên, vấn đề trọng tài kinh tế thực sự đáng đƣợc quan tâm trong quá trình hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút FDI ở Việt nam.
+ Xúc tiến đầu tƣ: Sau khi hoàn thành các thủ tục hành chính và đƣợc cấp phép, các nhà đầu tƣ bắt đầu xúc tiến các hoạt động tổ chức sản xuất kinh doanh của mình. Bên cạnh việc triển khai xây dựng nhà xƣởng, đầu tƣ trang thiế bị, máy móc, hình thành bộ máy quản lý, tuyển dụng lao động, lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, các chủ đầu tƣ còn lo quan hệ với chính quyền địa phƣơng, các đối tác kinh doanh để ký các hợp đồng kinh tế. Quá trình xúc tiến đầu tƣ là quá trình bận rộn nhất, phức tạp nhất, nó quyết định sự thành bại của hoạt động đầu tƣ. Tuy bận rộn, phức tạp nhƣng việc xúc
tiến đầu tƣ không thể diễn ra mà không tuân thủ pháp luật và các qui định của nƣớc sở tại. Trong quá trình hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đấy CGCN qua các dự án FDI, nếu chúng ta luôn nghiên cứu các điều kiện cụ thể để ban hành các qui định sửa đổi, tạo thuận lợi cho các hoạt động xúc tiến đầu tƣ của các doanh nghiệp đạt hiệu quả cao thì chắc chắn nguồn vốn FDI không thể không có mức tăng trƣởng đáng kể.
Môi trƣờng quốc tế: Thực tế đã chứng minh, những vấn đề quốc tế hay những yếu tố kinh tế chính trị quan trọng vƣợt ra khỏi biên giới có tác động rất lớn tới môi trƣờng đầu tƣ của một quốc gia. Mối quan hệ giữa các Chính phủ có tác động mạnh đến môi trƣờng đầu tƣ, khi mối quan hệ là đối kháng thì sự mâu thuẫn giữa hai Chính phủ sẽ có thể hoàn toàn phá huỷ các mối quan hệ kinh tế giữa hai nƣớc. Nếu mối quan hệ chính trị song phƣơng đƣợc cải thiện, sẽ thúc đẩy quan hệ kinh tế, thƣơng mại, đầu tƣ phát triển tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong kinh doanh. Các tổ chức quốc tế cũng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và vận dụng các chính sách biểu lộ các nguyện vọng chính trị của các quốc gia thành viên. Hệ thống luật pháp quốc tế, những hiệp định và thoả thuận đƣợc các quốc gia tuân thủ có ảnh hƣởng sâu rộng đến hoạt động đầu tƣ, thƣơng mại, kinh doanh quốc tế, có thể không ảnh hƣởng trực tiếp đến từng doanh nghiệp từng nhà đầu tƣ riêng lẻ, nhƣng lại có ảnh hƣởng gián tiếp thông qua việc tạo ra một môi trƣờng đầu tƣ, kinh doanh quốc tế ổn định và thuận lợi. Những cam kết bảo đảm cho các nhà đầu tƣ không bị tƣớc đoạt (sung công), quyền chuyển ngoại hối, quyền sở hữu trí tuệ,... Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế có ảnh hƣởng lớn tới các nhà đầu tƣ đang hoạt động trên thị trƣờng quốc tế, hội nhập kinh tếquốc tế đang diễn ra theo nhiều hình thức khác nhau, nhƣng tập trung chủ yếu vào hợp tác kinh tế đƣợc thiết lập để mang lại sự phụ thuộc kinh tế lẫn nhaunhiều hơn giữa các quốc gia. Tổ chức đơn giản nhất là hiệp định thƣơng mại ƣu đãi, các quốc gia
thành viên giảm các hạn chế thƣơng mại với nhau nhƣng vẫnduy trì hàng rào với hàng nhập khẩu từ các nƣớc không phải là thành viêncủa hiệp định. Khu vực mậu dịch tự do và liên minh thuế quan có những đặc điểm hạn chế nhƣ hàng rào thƣơng mại cho các thành viên và duy trì các hạn chế thƣơng mại của riêng họ đối với hàng hoá nhập khẩu từ các nƣớc không phải là thành viên. Thị trƣờng chung đƣợc hình thành khi liên minh thuế quan đƣợc mở rộng, bao gồm việc bãi bỏ các hạn chế đối việc di chuyển lao động và tƣ bản giữa các thành viên, ngoài ra còn có các liên minh tiền tệ, liên minh kinh tế... Nói chung, các hình thức hội nhập kinh tế thƣờng nhằm đƣa ra sự thoả thuận và thống nhất để giảm bớt các hàng rào thƣơng mại giữacác nƣớc thành viên. Nhƣ vậy có thể thấy rằng môi trƣờng đầu tƣ có vai trò rất quan trọng tới sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp, các nhà đầu tƣ sẽ quyết định bỏ vốn đầu tƣ mới hoặc mở rộng đầu tƣ kinh doanh nếu nhƣ họ tìm đƣợc một môi trƣờng đầu tƣ tốt. Khi thu hút đƣợc vốn đầu tƣ, cácchính phủ nƣớc sở tại sẽ giải quyết đƣợc nhiều vấn đề liên quan tới tăng trƣởng và phát triển kinh tế. Chính vì vậy, hoàn thiện môi trƣờng đầu tƣ luôn là nhiệm vụ trọng tâm của chính phủ các quốc gia, trong tiến trình hội nhập với nền kinh tế quốc tế.