Môi trường chính trị Xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách thúc đẩy chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI vào việt nam (Trang 36 - 38)

1.3. Những nhân tố ảnh hƣởng đến quá trình hoàn thiệncơ chế, chính

1.3.1. Môi trường chính trị Xã hội

Sự ổn định về chính trị, thể chế chính trị, sự nhất quán trong chủ trƣơng, đƣờng lối chính sách cơ bản của Nhà nƣớc luôn là yếu tố tạo môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh hấp dẫn các nhà đầu tƣ trong nƣớc và nƣớc ngoài. Đặc trƣng nổi bật về sự tác động của những yếu tố chính trị đối với hoạt động đầu tƣ thể hiện ở những mục đích mà thể chế chính trị nhằm tới. Thể chế

chính trị giữ vai trò định hƣớng, chi phối toàn bộ hoạt động đầu tƣ kinh doanh của các nhà đầu tƣ thông qua vai trò của nhà nƣớc cầm quyền. Với vai trò là tạo lập, thúc đẩy, điểu chỉnh và duy trì tốc độ phát triển kinh tế, Nhà nƣớc tạo lập một môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh thuận lợi, quy định những khuôn khổ pháp lý, duy trì trật tự kỷ cƣơng trong xã hội và các hoạt động kinh tế duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô, quyết định tiền đồ kinh tế của một đất nƣớc. Sự ổn định về chính trị sẽ tạo ra môi trƣờng kinh doanh thuận lợi, một nhà nƣớc mạnh, thực thi hữu hiệu các chính sách phát triển kinh tế, xã hội đáp ứng đƣợc yêu cầu chính đáng của nhân dân sẽ đem lại lòng tin và tính hấp dẫn cho các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc. Trong một xã hội ổn định về chính trị, các nhà đầu tƣ đƣợc đảm bảo an toàn về đầu tƣ, quyền sở hữu tài sản, các nhà đầu tƣ sẽ sẵn sàng bỏ vốn đầu tƣ lớn và dài hạn, mức độ yên tâm của các nhà đầu tƣ đƣợc củng cố thông qua sự đánh giá về mức độ rủi ro chính trị (rủi ro chính trị là mức độ mà các biến cố và hoạt động chính trị có khả năng gây ra những tác động tiêu cực đối với môi trƣờng đầu tƣ, với lợi nhuận dài hạn tiềm tàng của các dự án đầu tƣ). Ngoài ra còn có một số yếu tố rất quan trọng của môi trƣờng chính trị là xu thế chính trị, đây là định hƣớng chính trị của Nhà nƣớc sẽ áp dụng trong chính sách điều hành quốc gia.

Những chính sách đó sẽ ảnh hƣởng rất nhiều đến các khía cạnh trong nền kinh tế và các nhà đầu tƣ. Xung đột với nƣớc ngoài là mức độ thù địch của một quốc gia đối với một quốc gia khác, khi xảy ra xungđột, các quốc gia thƣờng áp dụng chính sách cấm vận, trừng phạt kinh tế, chính trị mà hậu quả hay các thiệt hại của nó thì các nhà đầu tƣ sẽ gánh chịu đầu tiên.

Có thể nói môi trƣờng chính trị - xã hội là nhân tố hàng đầu, có ảnh hƣởng mang tính quyết định đến quá trình hoàn thiệncơ chế, chính sách thu hút FDI. ổn định chính trị là điều kiện tiên quyết đảm bảo cho tất cả hệ thống thể chế, chính sách phát huy vai trò chỉ đạo nền kinh tế của mỗi quốc

gia. Một khi môi trƣờng chính trị, xã hội bất ổn, các cơ chế, chính sách đƣợc ban hành (kể cả trong lĩnh vực thu hút FDI) đều mất đi tính hiệu lực của nó. Vì lí do này, việc tạo lập sự ổn định về chính trị xã hội luôn là đầu tiên số một của tất cả các quốc gia, nó phải đƣợc bảo đảm chắc chắn trƣớc khi xây dựng và hoàn thiện các hệ thống cơ chế, chính sách. Song song với việc tạo lập sự ổn định về chính trị xã hội, cần thiết phải có hoạch định và xây dựng chiến lƣợc thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài. Không có chiến lƣợc thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài, việc hoạch định các chính sách dễ đi sai hƣớng và vì vậy khôngnhững nó không mang lại hiệu quả kinh tế mà đôi khi còn gây ra các hậu quả đáng tiếc (ví dụ có thể gây ô nhiểm môi trƣờng hoặc tạo ra sự mất cân đối giữa các vùng, các nghành kinh tế, khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên). Nguồn vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và nguồn vốn trong nƣớc cần phải đạt đƣợc một tỷ lệ nhất định. Một khi tỷ lệ này chênh lệch quá lớn, nghiêng về phía vốn đầu tƣ nƣớc ngoài sẽ làm cho nền kinh tế trong nƣớc bất ổn định và dễ dàng rơi vào tình trạng phụ thuộc. Bởi vậy, việc xây dựng chiến lƣợc hoạch định chính sách thu hút FDI không thể không đƣợc tiến hành. Tình hình chính trị - xã hội cũng nhƣ các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ trên thế giới và trong nƣớc luôn thay đổi qua những thời kỳ khác nhau, do đó mỗi quốc gia cần phải xây dựng định hƣớng phát triển kinh tế cho từng giai đoạn. Trên cơ sở định hƣớng kinh tế đƣợc xác lập, việc hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút FDI mới tạo ra động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển đúng hƣớng, lành mạnh và đạt đƣợc tốc độ tăng trƣởng theo mong muốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách thúc đẩy chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI vào việt nam (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)