1993-2014
3.1. Tổng quan về chuyển giao công nghệ qua đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Việt Nam tại Việt Nam
3.1.1. Thực trạng chuyển giao công nghệ qua FDI
Theo xếp hạng của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) năm 2012, hoạt động chuyển giao công nghệ của Việt Nam còn khá hạn chế. Chỉ số về chuyển giao công nghệ của Việt Nam đứng thứ 62 trên 142 quốc gia đƣợc điều tra. Chỉ số chuyển giao công nghệ thấp là một yếu tố tạo nên chỉ số xếp hạng năng lực của nền kinh tế nƣớc ta đứng 65/142 nƣớc xếp hạng.
Sơ đồ 3.1 Xếp hạng về mức độ CGCN các nƣớc Đông Nam Á
Theo số liệu thu thập đƣợc từ bảng 3.1 về xếp hạng mức độ CGCN các nƣớc Đông Nam Á nghiên cứu từ 2008 đến 2011của WFF cho thấy: vị trí xếp hạng của Việt Nam cải thiện dần qua các năm, từ vị trí 57 (2008) lên 48 (2009), đến 31 (2010). Nhƣng đến năm 2011 có sự sụt hạng mạnh xuống 62, trong một đồ thị, WEF đã mô tả những nhân tố cản trở nhất để kinh doanh ở VN là: tham nhũng, bộ máy hành chính kém hiệu quả. Tiếp đó là kết cấu hạ tầng chƣa thích hợp, lực lƣợng lao động chƣa đƣợc đào tạo tƣơng xứng, qui định về thuế, khả năng tiếp cận các nguồn tài chính... , Năng lực công nghệ yếu kém của doanh nghiệp trong nƣớc và sự thiếu liên kết của doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nƣớc là những rào cản của quá trình chuyển giao công nghệ thông qua FDI ở Việt Nam.
Trong khi đó Singapor luôn giữ vị trí top 3 của bảng về xếp hạng công nghệ, tiếp theo là Malaysia. Nƣớc xếp hạng sau Việt Nam đó là Phillipin và đang rút dần khoảng cách với nƣớc ta. Riêng Campuchia thì 3 năm từ 2008 - 2010 xếp hạng sau Việt Nam nhƣng năm 2011 vƣợt VN và xu hƣớng Campuchia khá ổn định và xếp hạng tăng dần đều các năm 2008-2011.
Đến hết tháng 12 năm 2014, cả nƣớc có 17.499 dự án ĐTNN còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký 250,6 tỷ USD, vốn thực hiện luỹ kế của các dự án ƣớc đạt 124,5 tỷ USD (chiếm 50 % vốn đăng ký. ĐTNN là khu vực phát triển năng động nhất với tốc độ tăng GDP cao hơn tốc độ tăng trƣởng cả nƣớc: năm 1995 GDP của khu vực ĐTNN tăng 14,98% trong khi GDP cả nƣớc tăng 9,54%; tốc độ này tƣơng ứng là 11,44% và 6,79% (2000), 13,22% và 8,44% (2005), 8,12% và 6,78% (2010). Tỷ trọng đóng góp của khu vực ĐTNN trong GDP tăng dần, từ 2% GDP (1992), lên 12,7% (2000), 16,98% (2006) và 18,97% (2011). So sánh với mức trung bình của thế giới, đóng góp của khu vực ĐTNN vào GDP của Việt Nam cao hơn 7,7 điểm % cho thấy ảnh hƣởng của ĐTNN đối với nền kinh tế của Việt Nam là khá lớn.
Trong số 17.499 dự án FDI, số hợp đồng CGCN thuộc các dự án FDI chiếm trên 50%. Nội dung các hợp đồng CGCN thƣờng tập trung vào việc chuyển giao quy trình công nghệ 82%; bí quyết công nghệ 80%; trợ giúp kỹ thuật 87%; đào tạo 78%; chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp 21%,... (trong đó, có nhiều hợp đồng chuyển giao đồng thời nhiều đối tƣợng công nghệ nêu trên).
Số hợp đồng CGCN qua các dự án FDI đƣợc tổng hợp trong bảng sau:
Bảng 3.1 Số hợp đồng về chuyển giao công nghệ của Việt Nam giai đoạn 1993 – 2014 Năm Hợp đồng đƣợc phê duyệt Năm Hợp đồng đƣợc phê duyệt 1993 4 2004 52 1994 4 2005 61 1995 11 2006 43 1996 24 2007 32 1997 19 2008 32 1998 34 2009 36 1999 24 2010 27 2000 44 2011 28 2001 28 2012 31 2002 27 2013 33 2003 44 2014 29 Tổng số 1013
Nguồn: Bộ Khoa học công nghệ, năm 2014
Khu vực ĐTNN sử dụng công nghệ cao hơn hoặc bằng công nghệ tiên tiến đã có trong nƣớc và thuộc loại phổ cập trong khu vực. Từ năm 1993 đến 2014, cả nƣớc có 1013 hợp đồng chuyển giao công nghệ đã đƣợc phê
duyệt/đăng ký, trong đó có 644 hợp đồng của doanh nghiệp ĐTNN, chiếm 63,6% ( Theo số liệu báo cáo của Bộ Khoa học công nghệ năm 2014)
Xét về hình thức chuyển giao công nghệ thì những công nghệ hạng hai không còn mới, không còn đem lại lợi thế cạnh tranh cho các công ty xuyên quốc gia thƣờng đƣợc chuyển giao cho các công ty liên doanh hoặc các công ty nằm ngoài hệ thống công ty xuyên quốc gia tại các nƣớc đang phát triển trong đó có Việt Nam. Lý do mà các công ty xuyên quốc gia chuyển giao công nghệ hạng hai này cho các nƣớc đang phát triển không chỉ bắt nguồn từ chiến lƣợc của công ty xuyên quốc gia trong việc khai thác lợi ích của công nghệ mà còn vì các công nghệ đó phù hợp với khả năng tài chính và trình độ của các nƣớc này. Ngay cả khi các công ty xuyên quốc gia có công nghệ hiện đại để chuyển giao thì Việt Nam cũng không có khả năng khai thác hiệu quả công nghệ đó. Hơn nƣa, do mặt bằng công nghệ của các đối thủ cạnh tranh tại Việt Nam chƣa cao nên cũng không đòi hỏi công nghệ hàng đầu.
Trong chính sách này, ngay cả khi công nghệ đã hao mòn vô hình, không còn mới nữa thì công ty xuyên quốc gia vẫn duy trì chính sách chuyển giao cầm chừng nhằm duy trì sự phụ thuộc của đối tác và giữ quyền kiểm soát đối với công nghệ.Với chính sách đó, công ty xuyên quốc gia chỉ chuyển giao từng phần một và luôn giữ lại những yếu tố quan trọng nhất trong dây truyền công nghệ nhƣ những bí quyết cơ bản để khống chế nƣớc chủ nhà
Tác động lan tỏa công nghệ của khu vực ĐTNN đƣợc thực hiện thông qua mối liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp ĐTNN với doanh nghiệp trong nƣớc. Thông qua hợp đồng chuyển giao công nghệ, khu vực ĐTNN đã góp phần thúc đẩy chuyển giao công nghệ tiên tiến vào Việt Nam, nâng cao năng lực công nghệ trong nhiều lĩnh vực:
Bảng 3.2 Lĩnh vựa chuyển giao công nghệ qua FDI các năm 1993- 2014
STT Ngành/lĩnh vực Số hợp đồng (%)
1 Công nghiệp nhẹ 11
2 Công nghiệp nặng 27,4
3 Công nghiệp dầu khí 3,2
4 Công nghiệp thực phẩm 16,4
5 Hóa –Mỹ phẩm 13,7
6 Nông –Lâm nghiệp 3,2
7 Điện -điện tử –BCVT 14,6
8 Xây dựng –Vật liệu XD 4,6
9 Dịch vụ 5,9
Nguồn: Bộ Khoa học và Công nghệ, năm 2014
Các Hợp đồng chuyển giao công nghệ tập trung vào các lĩnh vực :
Lắp ráp, sản xuất ôtô, xe máy: Trong ngành sản xuất, lắp ráp ôtô có những Tập đoàn lớn đã đầu tƣ vào Việt Nam và có chuyển giao công nghệ nhƣ: Toyota Motor Corp. (Nhật Bản), Ford Motor Company (Hoa Kỳ), Mercedes-Benz (Đức), Mitsubishi Motor Corp. (Nhật Bản), Daihatsu Motor (Nhật Bản), Hyundai Corp. (Hàn Quốc), Isuzu Motor (Nhật Bản),… Toyota đƣợc đánh giá là một trong những Tập đoàn đầu tƣ sớm và thành công nhất tại Việt Nam trong ngành sản xuất, lắp ráp ôtô. Tổng vốn đầu tƣ tại Việt Nam của Toyota Motor Corp. là 49.140.000 USD, Công ty Toyota Việt Nam nhận chuyển giao từ Công ty mẹ và từ các Công ty con của Tập đoàn tại Thái Lan để sản xuất, lắp ráp 08 mẫu xe thông dụng với tỷ lệ nội địa hoá từ 16, 81% đối với mẫu xe Fortuner đến 36,76% đối với mẫu xe Innova J.
Hoá chất: Đã tiếp nhận chuyển giao công nghệ sản xuất phân bón DOP, DAP, hạt nhựa PVC và các loại sơn dân dụng và công nghiệp, trong đó có các Tập đoàn lớn nhƣ: LG Chemical Ltd (Hàn Quốc), Central Glass Ltd (Nhật Bản), Mitsui Toatsu Chemical Inc (Nhật Bản), Imperial Chemical Industries PLC (Anh Quốc), Chugoku Marine Paint (Nhật Bản).
Điện, điện tử, viễn thông: Những tập đoàn nhƣ Alcatel, Corning Inter Corp. , Siemen, Nec, Fujitsu, Fujikura Ltd., đã đầu tƣ và chuyển giao công nghệ sản xuất thiết bị viễn thông, cáp quang, … Trong lĩnh vực điện, điện tử, các Tập đoàn lớn của Nhật Bản đã đầu tƣ vào Việt Nam nhƣ Intel, Sanyo Corp, Matsushita, Toshiba, …để sản xuất sản phẩm máy tính, thiết bị văn phòng và các sản phẩm điện tử gia dụng. Với tổng vốn đầu tƣ 24.000.000 USD, Sanyo Ha Asean đầu tƣ vào Việt Nam để sản xuất từ 2005 đến 2008, đã nhận chuyển giao công nghệ cải tiến sản xuất 64 loại sản phẩm với tỷ lệ nội địa hoá lên đến 70%.
Công nghiệp thực phẩm: Chuyển giao trong lĩnh vực này chủ yếu tập trung vào các ngành sản xuất bia, nƣớc giải khát (Carlsberg International A/S, Heineken Supply Chain B.V, Societé des Product Nestle SA); sản xuất bột ngọt, đƣờng (Ajinimoto Co., Inc, Cty Orsan, Tập đoàn Bourbon).
Trong lĩnh vực hóa mỹ phẩm có hầu hết các công ty nổi tiếng thể giới nhƣ: Unilever (Anh – Hà Lan), Procter & Gamble, Colgate –Palmolive (Hoa Kỳ)…
Xét về cấp độ chuyển giao công nghệ, công nghiệp chế biến, chế tạo đạt hiệu quả cao nhất. Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, một số ngành đã thực hiện tốt chuyển giao công nghệ nhƣ dầu khí, điện tử, viễn thông, tin học, cơ khí chế tạo, ô tô, xe máy, dệt may và giày dép, trong đó viễn thông, dầu khí đƣợc đánh giá có hiệu quả nhất.
Một thực tế phải nhìn nhận là, trong các dự án FDI cũng không quá kỳ vọng vào thu hút các công nghệ cao, công nghệ mới, đặc biệt là các công nghệ chƣa đƣợc thƣơng mại hóa, vì mục đích của nhà đầu tƣ khi thực hiện
CGCN trong FDI là để tối đa hóa lợi nhuận và có chi phí để đổi mới, thay thế công nghệ.
Tại Hội thảo công bố hai nghiên cứu chuyên sâu: Hiệu ứng lan tỏa công nghệ theo chiều dọc; công nghệ và cạnh tranh của DN, dựa trên báo cáo “Năng lực cạnh tranh và công nghệ ở cấp độ DN tại Việt Nam: kết quả điều tra năm 2011”, do Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ƣơng (CIEM) phối hợp với Trƣờng đại học Copenhagen (Đan Mạch) tổ chức vừa diễn ra, cho thấy, các DN FDI đã thực hiện chuyển giao công nghệ cho các DN Việt Nam. Ông Nguyễn Tú Anh, Phó trƣởng Ban Chính sách kinh tế vĩ mô (CIEM) cho rằng, qua theo dõi và nghiên cứu số liệu hoạt động của các DN FDI suốt hơn 20 năm qua cho thấy, chƣa có bằng chứng đủ thuyết phục cho thấy đã diễn ra quá trình chuyển giao công nghệ của DN FDI cho các DN Việt Nam. Điều này đặt ra hai khả năng: các DN FDI không muốn chuyển giao công nghệ, hoặc các DN Việt Nam không muốn hoặc không đủ năng lực nhận chuyển giao công nghệ.
3.1.2 Thành tựu đổi mới và tồn tại trong chuyển giao công nghệ thông qua các dự án FDI dự án FDI
3.1.2.1. Thành tựu trong CGCN qua các dự án FDI
Cùng với việc cung cấp nguồn vốn quan trọng cho phát triển kinh tế, tạo thêm nhiều công ăn việc làm, FDI đã góp phần thúc đẩy đổi mới và chuyển giao công nghệ, từng bƣớc nâng cao năng lực sản xuất trong nƣớc. Đặc biệt, trong các lĩnh vực: dầu khí, giao thông, xây dựng, cơ khí chế tạo, điện tử - viễn thông - tin học, dệt may - giày dép đã đạt đƣợc một số kết quả tốt đẹp.
- Năng lực hoạt động của công nghệ: Quy mô chuyển giao công nghệ thực hiện rộng khắp trong cả nƣớc, trong đó tập trung ở những nơi – Vũng Tàu, Vĩnh Phúc, Hƣng Yên,… Tại đây, các công nghệ đƣợc phát huy hết công
suất, thời gian hoạt động của công nghệ tƣơng đối ổn định, thu hút đƣợc lao động tại chỗ và các vùng lân cận. Các công nghệ đƣợc chuyển giao, cũng có nhiều công nghệ đƣợc cải tiến phù hợp với điều kiện ở Việt Nam, với những thông số kỹ thuật đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn của quốc tế, sử dụng tiết kiệm các nguồn nguyên – nhiên liệu. Tận dụng tối đa các nguồn lực, khai thác triệt để các lợi thế tại nơi công nghệ đƣợc đƣa vào sản xuất.
- Trình độ kỹ thuật của công nghệ: Các công nghệ đƣợc lựa chọn vào Việt Nam, tùy vào tững lĩnh vực cụ thể và hình thức chuyển giao mà có thông số kỹ thuật so với khu vực và thế giới là khác nhau. Theo sự đánh giá chung của nhiềuchuyên gia, về mặt tổng thể cho thấy hoạt động chuyển giao công nghệ trong những năm qua thông qua các luồng khác nhau mà công nghệ đƣợc nhập vào chủ yếu là các công nghệ đạt trình độ trung bình của thế giới, ở thế hệ thứ hai, thứ ba là chủ yếu.
Một số ngành đã tiếp thu đƣợc công nghệ tiên tiến với trình độ hiện đại của thế giới nhƣ: bƣu chính - viễn thông, dầu khí, xây dựng, cầu đƣờng, … Đồng thời, trong thời gian qua hầu hết các doanh nghiệp trong nƣớc đã đổi mới hoặc nâng cấp các trang thiết bị đáp ứng yêu cầu cạnh tranh ngày càng cao của nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN.
-Về sản phẩm: Thông qua FDI, đã thu hút nhiều công nghệ mới, tiên tiến, sản xuất ra các sản phẩm mới mà trƣớc đây ở Việt Nam chƣa có. Việc CGCN từ nƣớc ngoài thông qua FDI đã hạn chế đến mức tối đa việc nhập khẩu nhiều loại hàng hóa thuộc các lĩnh vực: dầu khí, sản xuất vật liệu xây dựng mới, hàng điện tử gia dụng, phƣơng tiện giao thông,… Các doanh nghiệp FDI đã tạo ra đƣợc nhiều sản phẩm có chất lƣợng cao, với hình thức, mẫu mã đẹp đã đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trƣờng trong nƣớc và xuất khẩu sản phẩm ra nƣớc ngoài nhƣ các sản phẩm điện tử, cơ khí, chế tạo,…
Nhiều doanh nghiệp FDI đã tổ chức sản xuất các sản phẩm thuộc lĩnh vực công nghệ cao, xuất khẩu gần 100% sản phẩm ra thị trƣờng nƣớc ngoài thuộc các lĩnh vực điện tử, quang cơ - điện tử nhƣ Công ty TNHH Nidec Tosok, Muto, Nissei,… Có doanh nghiệp đầu tƣ vào lĩnh vực nghiên cứu - phát triển nhƣ Công ty TNHH Renesas Việt Nam với mục tiêu nghiên cứu, phát triển và thiết kế các phần cứng (vi mạch) và các phần mềm chức năng cho IC bán dẫn (mạch tích hợp),…
Về trình độ quản lý và lao động: Nhờ có hoạt động chuyển giao công nghệ mà trình độ quản lý, điều hành của đội ngũ cánbộ đƣợc nâng lên rõ rệt. Những kinh nghiệm quản lý đƣợc tích lũy ngay trong quá trình làm việc, hội thảo trong và ngoài nƣớc, thông qua các chƣơng trình đào tạo, hợp tác quốc tế.
- Tác động kinh tế - xã hội: CGCN qua các dự án FDI đã góp phần tăng trƣởng kinh tế; Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Với chủ trƣơng ƣu tiên chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, phần nào đã nâng tỷ trọng đóng góp của ngành công nghiệp lên, theo đúng chiến lƣợc phát triển của đất nƣớc; Giải quyết việc làm và các tác động kinh tế - xã hội khác: Các công nghệ đƣợc chuyển giao đi kèm theo nó một loạt các tác động kèm theo đó là việc xây dựng nhà xƣởng, tìm nguồn lực đầu vào cho sản xuất,… rồi các hoạt động sau sản xuất, các dịch vụ đi kèm cũng phải tính đến. Đó là cơ hội mở ra cho ngƣời lao động tự tạo việc làm và tìmkiếm việc làm.
Những thành tựu đạt đƣợc nêu trên đã khẳng định chủ trƣơng đúng đắn của Đảng và Nhà nƣớc đối với thu hút FDI, cũng nhƣ chính sách khuyến khích, thu hút công nghệ của nƣớc ngoài để đổi mới công nghệ, góp phần nâng cao năng lực công nghệ quốc gia.
3.1.2.2. Những hạn chế trong CGCN qua dự án FDI
Mặc dù các dự án FDI đạt một số thành tựu đáng kể trong CGCN, tuy nhiên vẫn chƣa đạt kỳ vọng, chƣa đáp ứng yêu cầu của quá trình phát triển
kinh tế, giá trị gia tăng không cao, lợi nhuận thu về ít. Tính cạnh tranh của sản phẩm trên thƣơng trƣờng quốc tế còn yếu kém do hầu hết các công nghệ sử dụng trong FDI là các công nghệ đã và đang đƣợc sử dụng phổ biến ở bản quốc. Còn nhiều các dự án đầu tƣ vào Việt Nam chỉ đạt quy mô dƣới 20 triệu USD và thƣờng thực hiện bởi các tập đoàn xuyên quốc gia Châu Á, do đó không thể là những ngành công nghệ cao, vốn lớn mà đa phần là các ngành điện tử, dệt may, nông lâm hải sản chế biến…. Hoặc nhƣ cùng là dầu gội Sunsilk, nhƣng sản phẩm sản xuất tại Nhật Bản, Thái Lan có chất lƣợng tốt hơn so với dầu Sunsilk sản xuất tại Việt Nam do hãng đã sử dụng công thức, công nghệ cao hơn,…
Ý thức thực hiện luật pháp trong CGCN còn thấp, Việc tiếp thu học hỏi công nghệ cũng nhƣ kinh nghiệm quản lý của cán bộ Việt Nam trong quá trình hợp tác với nƣớc ngoài chƣa đạt đƣợc kết quả đáng kể. Đặc biệt là việc tiếp thu, khai thác ứng dụng công nghệ hầu nhƣ chỉ đƣợc trong phạm vi của các dự án FDI, việc đầu tƣ R&D thực hiện rất hạn chế, nhiều dự án chỉ cam kết khi thẩm định hồ sơ xin cấp Giấy chứng hận đầu tƣ, nhƣng khi triển khai