CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Thực trạng quản lý thu bảo hiểm xã hôi trên địa bàn Thị xã Phúc
3.3.4. Tổ chức thực hiện thu bảo hiểm xã hội Thị xã Phúc Yên
Dựa vào kế hoạch thu hàng năm do BHXH tỉnh giao, sự phát triển đối tƣợng tham gia trên địa bàn thị xã, kế hoạch thu bảo hiểm Giám đốc BHXH Phúc Yên đã thành lập bộ phận thu bao gồm 03 đồng chí. Mỗi đồng chí chịu trách thu một khối, ngành khác nhau. Việc này phần nào đã chia sẻ khối lƣợng công việc cho tất cả các cán bộ trong bộ phận thu, tránh tình trạng né tránh trách nhiệm, chồng chéo công việc lẫn nhau. Tuy nhiên, vì các đơn vị thuộc các khối ngành kinh tế có địa bàn hoạt động tại những địa điểm không đồng nhất nên trong công tác quản lý đơn vị sử dụng lao động gặp rất nhiều khó khăn, phạm vi trải rộng trên toàn thị xã.
Về vấn đề quản lý tiền thu BHXH, mọi giao dịch thu nộp BHXH đều đƣợc thực hiện thông qua tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH tại Kho bạc Nhà nƣớc thị xã Phúc Yên và tài khoản khác mở tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Phúc Yên. Tiền đóng BHXH do đơn vị sử dụng lao động nộp lên cũng sẽ đƣợc BHXH quyết toán và gửi lên BHXH cấp trên thông qua các giao dịch tại ngân hàng vào ngày mùng 10 và 25 hàng tháng. Riêng tháng cuối năm BHXH sẽ chuyển toàn bộ số tiền thu BHXH của thị xã về BHXH huyện trong ngày 31/12.
Đối với một số trƣờng hợp đơn vị sử dụng lao động chậm nộp BHXH từ 30 ngày trở lên so với quy định thì ngoài việc phải nộp số tiền chậm nộp và nộp phạt hành chính theo quy định hiện hành, những đơn vị này còn phải nộp tiền vay quá hạn do ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam quy định tại thời điểm truy nộp. Cơ quan BHXH thị xã Phúc Yên sẽ đảm nhiệm công tác tính tiền lãi chậm đóng này và gửi thông báo nợ đến từng đơn vị thuộc phạm vị quản lý. Tuy nhiên, lãi suất ngân hàng Nhà nƣớc ấn định thƣờng thấp hơn lãi suất mà doanh nghiệp, tổ chức sử dụng lao động đi vay nên các doanh nghiệp, tổ chức này sẵn sàng chịu nộp phạt để chiếm dụng khoản tiền đó làm vốn kinh doanh nhằm thu lợi nhuận cao hơn.
Tuy nhiên, chính vì mọi giao dịch thu nộp đều đƣợc thực hiện qua ngân hàng, cán bộ thu chỉ tiến hành kiểm tra lại sau khi có thông báo từ phía ngân hàng nên trong trƣờng hợp đơn vị sử dụng lao động chƣa nắm rõ chính sách, chế độ đóng thừa, thiếu BHXH thị xã lại phải yêu cầu đơn vị tham gia trích nộp lại, tạo ra độ trễ trong quá trình thu, nộp BHXH.
Bên cạnh đó vấn đề thông tin, lƣu trữ hồ sơ thu cũng đƣợc BHXH Phúc Yên quan tâm. Do mỗi đơn vị sử dụng lao động khi tham gia BHXH đều đã đƣợc mã hoá thành nhƣng dãy số khác nhau theo quy định của BHXH tỉnh nên trong qúa trình lƣu trữ hồ sơ, cán bộ thu cũng tiến hành sắp xếp theo từng khối khác nhau dựa vào kí hiệu đầu của mã số ví dụ nhƣ: khối DN nhà nƣớc là QE, DN ngoài quốc doanh là TE…
Hồ sơ thu vốn rất nhiều giấy tờ liên quan trong khi đó việc sắp xếp giấy tờ còn tồn tại một số sai sót, nhầm lẫn. Mặt khác, hiện nay BHXH thị xã chƣa có phòng lƣu trữ hồ sơ chung, giấy tờ thuộc chuyên môn phòng nào phòng đó tự quản lý, chƣa có sự tập trung, thống nhất nên khi cần sử dụng phải thông qua các bộ phận quản lý khác
Thu BHXH không những là khâu đầu tiên của một quá trình thực hiện chính sách, chế độ BHXH, mà bản thân nó thƣờng chiếm một khối lƣợng lớn công việc, chi phối đến các hoạt động của toàn ngành BHXH. Vai trò của công tác thu BHXH đƣợc khẳng định là cơ sở hình thành nguồn quỹ BHXH và cũng là cơ sở để giải
quyết các chế độ BHXH cho ngƣời lao động. Số thu và lao động tham gia BHXH nhƣ là sự sống còn của sự nghiệp BHXH; vì vậy, quản lý thu BHXH luôn đƣợc sự quan tâm thƣờng xuyên, là một trong những nhiệm vụ then chốt của toàn Ngành. Công tác quản lý thu BHXH đƣợc ngành BHXH triển khai thực hiện thống nhất trong cả nƣớc sau khi Chính phủ ban hành Nghị định và Thông tƣ hƣớng dẫn của các Bộ quản lý chuyên ngành.
Để thực hiện Nghị định của Chính phủ ban hành kèm theo Điều lệ BHXH, Bộ Tài chính ban hành Thông tƣ hƣớng dẫn tạm thời phƣơng thức thu nộp BHXH; công tác thu BHXH bắt buộc của cả nƣớc nói chung và Phúc Yên nói riêng đƣợc thực hiện bắt đầu từ đây. Tuy nhiên đối với thị xã Phúc Yên đã thực hiện thu BHXH bắt buộc theo mức 32,5% (ngƣời lao động 10,5% tiền lƣơng tháng, ngƣời sử dụng lao động 22% tổng quỹ tiền lƣơng) từ năm 2014. Trƣớc đây, việc thu nộp BHXH đƣợc giao cho Sở lao động thƣơng binh xã hội thu đối với các đơn vị hành chính, sự nghiệp, Đảng, đoàn thể và Cục Thuế chịu trách nhiệm thu đối với các doanh nghiệp nhà nƣớc của Trung ƣơng, địa phƣơng đóng trên địa bàn. Do mang tính kiêm nhiệm, nên việc quản lý thu BHXH của hai ngành đạt hiệu quả thấp, hằng năm số thu BHXH của cả tỉnh cao nhất chiếm khoảng 34,5% số thu theo kế hoạch. Đến khi BHXH thị xã Phúc Yên đƣợc thành lập, chính thức đi vào hoạt động thì công tác thu BHXH mới đi vào nề nếp và đem lại hiệu quả cao Công tác quản lý thu BHXH đƣợc thực hiện theo các quyết định của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam ban hành đảm bảo phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật về BHXH bắt buộc. Trên đây là những căn cứ pháp lý về quản lý thu BHXH bắt buộc mà cơ quan BHXH thực hiện thống nhất trong cả nƣớc.
Xét về nhiều khía cạnh khác nhau thì các quy định về quản lý thu BHXH bắt buộc đƣợc tổ chức thực hiện qua các giai đoạn, đƣợc khái quát nhƣ sau:
- Về đối tƣợng tham gia: Từng bƣớc đƣợc mở rộng từ phạm vi hẹp trong khu vực nhà nƣớc đến khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh, rồi phát triển đến khu vực ngoài nhà nƣớc trong tất cả các thành phần kinh tế, các tổ chức, cá nhân có thuê
mƣớn, sử dụng và trả công cho ngƣời lao động, với phƣơng châm thực hiện BHXH cho mọi ngƣời lao động.
- Về mức đóng: Đƣợc tăng dần và phân định theo các quỹ dài hạn và quỹ ngắn hạn. - Về phƣơng thức đóng: Vẫn quy định theo tháng cùng với thời gian nhận tiền lƣơng, tiền công của ngƣời lao động, trừ một số trƣờng hợp ngoại lệ.
- Về tiền lƣơng làm căn cứ đóng: Từng bƣớc đƣợc nâng lên theo mức thu nhập của ngƣời lao động trong giai đoạn đầu sau đó đƣợc giới hạn mức "sàn" và mức "trần" nhằm tạo công bằng không có sự phân biệt giữa các khu vực.
- Về công tác quản lý: Đƣợc phát triển theo hƣớng phân định rõ chức năng, quyền hạn và trách nhiệm của ngƣời sử dụng lao động, đại diện ngƣời sử dụng lao động và cơ quan nhà nƣớc. Chức năng quản lý nhà nƣớc về BHXH nói chung, quản lý thu nộp BHXH nói riêng rõ ràng, minh bạch hơn. Quỹ BHXH đƣợc phân chia để quản lý theo các quỹ thành phần.
Việc triển khai thực hiện quản lý thu BHXH bắt buộc trên địa bàn thị xã Phúc Yên trong thời gian đầu mới thành lập còn gặp những khó khăn, vƣớng mắc; nhân sự trực tiếp làm công tác thu BHXH còn mỏng, chƣa nắm vững chuyên môn, nghiệp vụ, kinh nghiệm tổ chức thu BHXH còn hạn chế. Mặt khác nhận thức của ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động chƣa đƣợc nâng cao về trách nhiệm, nghĩa vụ tham gia đóng BHXH. Đối với các doanh nghiệp thuộc các ngành nông, lâm, ngƣ, diêm nghiệp sản xuất kinh doanh theo mùa vụ, giao khoán theo chu kỳ sản xuất, việc nộp BHXH không thƣờng xuyên, không đúng quy định; nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, ngƣời lao động thiếu việc làm, thu nhập thấp, thậm chí không có việc làm, nghỉ không hƣởng lƣơng... rất khó khăn trong việc đóng BHXH và thanh toán nợ BHXH của nhiều năm trƣớc.
Quản lý nguồn thu bảo hiểm xã hội
Nguồn thu nhƣ trình bầy ở phần trên đƣợc hình thành từ sự đóng góp của ngƣời lao động, ngƣời sử dụng lao động và sự hỗ trợ của Nhà nƣớc.
Việc quản lý nguồn thu BHXH trên địa bàn thị xã Phúc Yên trong những năm qua đảm bảo theo đúng các quy định:
- Thực hiện nghiêm ngặt quy trình thu nộp BHXH: căn cứ vào danh sách lao động và tổng quỹ tiền lƣơng của đơn vị đã đƣợc đăng ký với cơ quan BHXH; trên cơ sở đó, BHXH thị xã Phúc Yên xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện. Các đơn vị sử dụng lao động, hằng tháng sau khi cấp phát lƣơng cho cán bộ, công nhân viên, ngƣời lao động, đồng thời giữ lại 10,5% tiền lƣơng của họ và trích 22% tổng quỹ tiền lƣơng để nộp cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu BHXH mở tại Kho bạc hoặc Ngân hàng. Việc thu nộp BHXH thực hiện bằng chuyển khoản, trƣờng hợp thu bằng tiền mặt thì chậm nhất sau 3 ngày cơ quan BHXH nộp vào tài khoản đảm bảo đúng quy định. Với phƣơng thức thu nộp BHXH nhƣ vậy luôn đảm bảo an toàn, thuận tiện, quản lý chặt chẽ đƣợc nguồn thu.
- Thƣờng xuyên phối hợp với hệ thống Kho bạc nhà nƣớc và Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn trên địa bàn thị xã để cập nhật số tiền thu nộp BHXH của các đơn vị sử dụng lao động. Trên cơ sở đó, định kỳ hằng tháng cơ quan BHXH thực hiện Thông báo bằng văn bản tình hình lao động tham gia và thu nộp BHXH đến từng đơn vị tham gia BHXH. Với việc Thông báo thay Bản đối chiếu tình hình thu nộp BHXH nhƣ trƣớc đây, giảm đƣợc nhiều thủ tục giấy tờ, thời gian giao dịch của các bên tham gia BHXH. Đồng thời đảm bảo chính xác số tiền phải đóng, đã đóng và số nợ, số tiền lãi do nộp chậm, nộp thiếu...vì vậy, thu nộp BHXH trong những năm qua đảm bảo công khai, minh bạch, tránh lạm dụng, thất thoát nguồn quỹ BHXH, thể hiện ở Bảng biểu 3.6 sau:
Bảng 3.6: Kết quả thu tiền BHXH chênh lệch trong các năm (2010 – 2014) Các năm Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch năm 2011-2010 Chênh lệch năm 2012-2011 Chênh lệch năm 2013-2012 Chênh lệch năm 2014-2013 Số lƣợng DN tham gia BHXH 156 165 171 178 183 9 7 10 8 Sô lƣợng DN đã nộp BHXH 151 157 166 168 174 6 8 6 10 Tỷ lệ đạt (%) 97,10 95,30 96,15 94,12 95,24 -1,80 0,85 -2,03 1,12 Số lƣợng lao động tham gia BHXH 27.694 30.003 31.781 33.886 36.311 2.309 1.778 2.105 2.425 Sô lƣợng lao động đã nộp BHXH 26.606 28.809 30.843 32.503 34.546 2.203 2.035 1.660 2.043 Tỷ lệ đạt (%) 96,07 96,02 97,05 95,92 95,14 -0,05 1,03 -1,13 -0,78 Kế hoạch thu (Nghìn đồng) 387.604.361 535.507.861 1.031.549.654 1.141.525.360 1.498.314.574 147.903.500 496.041.794 109.975.706 356.789.214 Thực hiện (Nghìn đồng) 371.596.301 515.801.171 1.001.118.940 1.096.092.651 1.440.479.631 144.204.871 485.317.768 94.973.711 344.386.980 Tỷ lệ đạt (%) 95,87 96,32 97,05 96,02 96,14 0,45 0,73 -1,03 0,12
Biểu đồ 3.4: Biểu đồ kết quả thu BHXH Thị xã Phúc Yên năm 2010 – 2014
Nhận xét: Biểu số liệu trên cho thấy, số tiền thu BHXH bắt buộc của thị xã Phúc
Yên liên tục tăng, năm sau cao hơn năm trƣớc. Năm 2010 kết quả thu BHXH đạt 371.596.301 nghìn đồng, đạt 95,87% so với kế hoạch đặt ra. Năm 2011 kết quả thu BHXH đạt 515.801.171 nghìn đồng, đạt 96.32% so với kế hoạch đặt ra. Chênh lệch về thực hiện thu BHXH tăng năm 2011 so với năm 2010 là 144.204.871 ngàn đồng, tỉ lệ chêch lệch là 0,45%. Năm 2012 kết quả thu BHXH đạt 1.001.118.940 nghìn đồng, đạt 97,05% so với kế hoạch đặt ra. Chênh lệch tăng về thực hiện thu BHXH tăng năm 2012 so với năm 2011 là 485.317.768 , tƣơng ứng tỉ lệ là 0,73%. Năm này kết quả thu BHXH tốt là do công tác tuyên truyền về BHXH tốt. Năm 2013 thực hiện thu BHXH đạt 1.096.092.651 nghìn đồng. Đạt 96,02% so với kế hoạch đặt ra. Chênh lệch tăng 94.973.711 nghìn đồng. Tỉ lệ thực hiện thu giảm là (-1,03%). Nguyên nhân giảm là do khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh nợ đọng. Năm 2014, doanh thu BHXH so với năm 2013 là 344.386.980 nghìn đồng, tƣơng ứng tỉ lệ tăng là 0,12%. Tăng gấp hơn 3 lần so với năm 2013. Nguyên nhân là do tỉ lệ trích BHXH tăng tỉ lệ trích BHXH và BHTX Phúc Yên ra quân kiểm tra và tăng cƣờng xử lý và thu nợ.
* Giải quyết nợ đọng BHXH
Phúc Yên còn thực hiện có hiệu quả việc thu nợ tiền đóng BHXH. Đây là nhiệm vụ hết sức khó khăn của toàn ngành trong nhiều năm qua kể cả số nợ từ những năm trƣớc đây khi thành lập cơ quan BHXH tiếp nhận bàn giao. Trƣớc năm 2010, ở Phúc Yên thƣờng xuyên có số nợ BHXH của các đơn vị sử dụng lao động bình quân 20-26 ngày lƣơng. Điều đáng chú ý là không những các doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc mà kể cả doanh nghiệp nhà nƣớc và đơn vị hành chính, sự nghiệp cũng nợ BHXH. Nợ BHXH trở thành một vấn đề nhức nhối, phức tạp không những cho các doanh nghiệp, mà quan trọng hơn nhiều ngƣời lao động đến tuổi nghỉ hƣu nhƣng chƣa đƣợc giải quyết chế độ do doanh nghiệp còn nợ BHXH. Từ năm 2010 trở đi, do áp dụng nhiều biện pháp từ vận động, tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục đến tổ chức kiểm tra, thanh tra liên ngành, kiến nghị xử lý... Đặc biệt vai trò lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền trong công tác BHXH đƣợc thể hiện rõ nét, nên nợ BHXH do chậm đóng từng bƣớc đƣợc thu hẹp; nhƣng nợ tồn đọng vẫn cao: năm 2010 nợ 6,5 ngày; Năm 2011: 8,6 ngày; đến năm 2014: 8,9 ngày. Kết quả giải quyết nợ phản ánh ở Bảng biểu 3.7 nhƣ sau: Bảng 3.7: Tình hình giải quyết nợ tồn đọng BHXH (2010-2014) Các năm Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Số lƣợng DN nợ BHXH 5 8 7 11 9 Số lƣợng lao động nợ BHXH 1.088 1.194 938 1.383 1.765 Số tiền doing nghiệp
đang nợ (nghìn đồng) 16.008.060 19.706.689 30.430.715 45.432.709 57.834.943 Thực hiện thu nợ (nghìn đồng) 4.962.499 5.912.007 9.494.383 10.722.119 16.598.629 Tỉ lệ thu nợ (%) 31,0 30,0 31,2 23,6 28,7 Chênh lệch thực hiện thu nợ năm sau so với năm trƣớc
949.508 3.582.376 1.227.736 5.876.509 Tỉ lệ chênh lệch năm
sau so với năm trƣớc %)
- 0,01 0,01 - 0,08 0,05
Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta thấy công tác thu nợ BHXH năm 2010 là 4.962.499 nghìn đồng, tỉ lệ thu nợ đạt 31,0%. Năm 2011 thu hồi nợ BHXH là 5.912.007 nghìn đồng, tỉ lệ thu hồi nợ đạt 30,0%, tăng 949.508 nghìn đồng so với năm 2011. Nhƣng tỉ lệ lại giảm so với năm 2010 0,1%. Năm 2012 thu nợ đạt 9.494.383 nghìn đồng, tƣơng ứng tỉ lệ đạt 31,2%, tăng 0,1% so với năm trƣớc. Doanh số thu nợ năm 2013 đạt 10.722.119 nghìn đồng. Chêch lệch tăng 1.227.736 nghìn đồng, tƣơng ứng tỉ lệ tăng là 23,6%. Tuy là tăng về doanh số nhƣng tỉ lệ tăng lại giảm nhiều hơn so với năm 2012 là 0,08%. Năm 2014 doanh số thu nợ đạt 16.598.629 nghìn đồng, chênh lệch tăng là 5.876.509 nghìn đồng, tƣơng ứng tỉ lệ tăng 28,7%, tăng so với năm 2013 là 0,05%.
Nhìn chung doanh số thu nợ có tăng qua các năm nhƣng tỉ lệ thu nợ lại giảm dần. Nguyên nhân là do nền kinh tế đang bị suy thoái các đơn vị thuộc nhóm doanh nghiệp ngoài quốc doanh làm ăn khó khăn nên việc nợ bảo hiểm gia tăng nhiều.