Kinh nghiệm một số địa phương trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 53 - 55)

1.4. Kinh nghiệ mở một số nƣớc và địa phƣơng trong nƣớc về quản lý

1.4.2. Kinh nghiệm một số địa phương trong nước

1.4.2.1. Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh

Năm 2006, trên địa bàn thành phố có 2.770.000 lao động làm việc trong các lĩnh vực kinh tế- xã hội, với trên 300.000 doanh nghiệp hoạt động, nhƣng mới chỉ có 12.587 đơn vị đăng ký hoạt động, trong đó có 3.311 đơn vị sử dụng lao động có ký HĐLĐ và 1.662 đơn vị đang tham gia BHXH. Trong tổng số 112.213 lao động của các đơn vị đƣợc khảo sát mới có 73.998 lao động đƣợc ký HĐLĐ. Số lao

động đã đƣợc tham gia BHXH trong số lao động đƣợc khảo sát là 54.890 ngƣời. Với quyết tâm bảo vệ quyền lợi cho ngƣời lao động, BHXH thành phố đã chủ động cùng sở Lao động Thƣơng binh & Xã hội, sở Kế hoạch & Đầu tƣ và Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất xây dựng kế hoạch liên tịch thực hiện chính sách BHXH để trình UBND thành phố cấp "Thẻ đi lại" cho các doanh nhân trong khu vực APEC; phối hợp kiểm tra thực hiện BHXH, đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật BHXH cho ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động tại đơn vị. Khi các văn phòng đại diện nƣớc ngoài ngày càng gia tăng, BHXH thành phố đã có ngay quy chế phối hợp với sở Thƣơng mại để tham gia quản lý từ những ngày đầu. Năm 2007, thành phố có thêm 3.794 đơn vị ngoài quốc doanh tham gia BHXH v ới trên 120.000 lao động (tăng 15% so với năm 2006). Tính đến tháng 12/2007, thành phố đã quản lý thu 24.530 đơn vị, với 1.753.059 lao động và tổng số thu BHXH bắt buộc đạt 4.892 tỷ đồng

1.4.2.2. Kinh nghiệm của tỉnh Nam Định

Theo báo cáo của BHXH tỉnh Nam Định: Qua khảo sát đầu năm 2007, trên địa bàn toàn tỉnh có 519 doanh nghiệp đang sử dụng 15.445 lao động, nhƣng thực tế mới có 246 đơn vị với 4.937 lao động đóng BHXH; một số đơn vị nợ đọng BHXH kéo dài với số tiền trên 7 tỷ đồng. Để giải quyết vấn đề này, BHXH tỉnh đã có nhiều biện pháp thực hiện có hiệu quả, đó là: hàng năm, trên Báo địa phƣơng, Đài Phát thanh & Truyền hình tỉnh đều có chuyên trang, chuyên mục giải đáp chế độ, chính sách BHXH, kể cả các Đài Truyền thanh địa phƣơng. Trên một số trục đƣờng lớn, khu công nghiệp đều có pa nô, áp phích; in các tài liệu phát tay, các văn bản hƣớng dẫn gửi các doanh nghiệp. Thực hiện ký kết công tác phối hợp với Ban quản lý khu công nghiệp An Xá, Hoà Xá về việc đảm bảo quyền lợi cho ngƣời lao động. Trên cơ sở đó, cơ quan BHXH nắm bắt đƣợc chính xác số doanh nghiệp và lao động để có biện pháp tích cực vận động; đồng thời phối hợp với sở LĐTB&XH và LĐLĐ tỉnh tổ chức các đoàn thanh tra liên ngành để chấn chỉnh kịp thời các vi phạm; những đơn vị cố tình vi phạm thì lập Biên bản xử lý hành chính hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền can thiệp. Đối với những doanh nghiệp nợ đọng BHXH có thể sử

dụng biện pháp ngừng giao dịch, không giải quyết các quyền lợi mà ngƣời lao động đƣợc hƣởng, nhờ đó mà việc đăng ký tham gia BHXH của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đƣợc chấn chỉnh và tình trạng nợ đọng BHXH cơ bản đƣợc giải quyết.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)