Khái niệm quản lý thu bảo hiểm xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 26)

1.3. Quản lý thu bảo hiểm xã hội

1.3.1. Khái niệm quản lý thu bảo hiểm xã hội

Quỹ bảo hiểm xã hội là nguồn tài chính lớn hình thành từ sự đóng góp của ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động đƣợc tồn tích lại, nguồn tài chính này tƣơng đối nhàn rỗi vì có thể tính toán tƣơng đối chính xác nhu cầu chi trả bảo hiểm xã hội, chi phí quản lý. Để bảo toàn và phát triển nguồn quỹ nhàn rỗi, bảo hiểm xã hội đem đầu tƣ lại cho nền kinh tế trong các chƣơng trình, dự án kinh tế - xã hội sẽ phát huy tác dụng lớn và mang lại hiệu quả, đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nƣớc, đặc biệt trong điều kiện hiện nay, Đảng và Nhà nƣớc đã khẳng định phát triển kinh tế - xã hội dựa trên nội lực là chính thì nguồn đầu tƣ tiền nhàn rỗi từ Quỹ bảo hiểm xã hội là một kênh quan trọng. Vì vậy, việc hiểu đúng thu và quản lý thu BHXH là hết sức quan trọng.

Thu BHXH là việc Nhà nƣớc dùng quyền lực của mình bắt buộc các đối tƣợng phải đóng theo mức phí quy định hay cho phép một số đối tƣợng đƣợc tự nguyện tham gia, lựa chọn phƣơng thức đóng và mức đóng phù hợp với thu nhập của mình. Trên cở sở đó hình thành quỹ tiền tệ tập trung nhằm bảo đảm cho các hoạt động BHXH.

- Quản lý thu BHXH là hoạt động có tổ chức dựa trên cơ sở hệ thống pháp

luật của nhà nƣớc sử dụng biện pháp hành chính tổ chức kinh tế quản lý hoạt động thu nộp BHXH, xác định việc thực hiện nghĩa vụ của ngƣời lao động tham gia BHXH và đồng thời việc xác nhận đó là căn cứ để thực hiện chính sách, chế độ BHXH, đảm bảo quyền lợi đối với đối tƣợng tham gia BHXH đúng, đủ, kịp thời đáp ứng mọi yêu cầu, quy định của pháp luật.

1.3.2. Mục tiêu và tiêu chí đánh giá quản lý thu bảo hiểm xã hội * Mục tiêu quản lý thu bảo hiểm xã hội

Thứ nhất, đảm bảo cho yếu tố "đầu vào" (tiền nộp BHXH) đủ khả năng thực

hiện quá trình tái sản xuất xã hội, tức là có thu đúng, thu đủ, thu kịp thời mới đảm bảo chi trả chế độ cho ngƣời lao động, góp phần ổn định đời sống của ngƣời lao động trong quá trình lao động không may bị rủi ro, nghỉ hƣu, cũng nhƣ khi về già.

Thứ hai, xác lập rõ ràng quyền và trách nhiệm của các bên tham gia BHXH, đó là: ngƣời lao động, ngƣời sử dụng lao động và cơ quan BHXH; phân định rõ chức năng quản lý nhà nƣớc với chức năng hoạt động sự nghiệp của BHXH.

Thứ ba, không bỏ sót nguồn thu, quản lý chặt chẽ, đảm bảo nguồn thu BHXH đƣợc

sử dụng đúng mục đích; đồng thời làm cho nguồn thu BHXH liên tục tăng trƣởng.

Thứ tư, đảm bảo cho các quy định về thu BHXH đƣợc thực hiện nghiêm túc,

hiệu quả, khắc phục đƣợc tính bình quân nhƣng vẫn bảo đảm tính xã hội thông qua việc điều tiết, chia sẻ rủi ro. Trong điều kiện hội nhập kinh tế hiện nay, quản lý thu BHXH lại càng có ý nghĩa sâu sắc trong việc phòng ngừa, ngăn chặn những lạm dụng của ngƣời sử dụng lao động với nguời lao động nhất là việc thuê mƣớn, sử dụng, trả tiền lƣơng, tiền công bất bình đẳng.

* Tiêu chí đánh giá quản lý thu bảo hiểm xã hội

Công tác quản lý thu bảo hiểm là hoạt động phức tạp, là vấn đề đặt ra đối với hoạt động quản trị của hệ thống BHXH. Tiêu chí đánh giá chung về hiệu quả, hiệu năng của công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội là làm thế nào đạt đƣợc mục tiêu chi phí thấp nhất – chất lƣợng tốt nhất.

- Thứ nhất, Tỷ lệ ngƣời tham gia bảo hiểm xã hội trên địa bàn. Trên cơ sở, xác

định tỷ lệ ngƣời tham gia BHXH bắt buộc và bảo hiểm tự nguyện của các đơn vị. Đồng thời xác định đúng đối tƣợng thu bảo hiểm và lên kế hoạch thu một cách chính xác và đạt kết quả cao nhất.

- Thứ hai: Tỷ lệ thu phí BHXH: Bám sát số liệu về các đơn vị sử dụng lao

động, ngƣời lao động tham gia bảo hiểm xã hội và quỹ lƣơng tham gia BHXH để đƣa ra tỷ lệ thu phí BHXH chính xác về số phải thu BHXH trong năm.

- Thứ ba: tỷ lệ nợ đọng.Tổ chức thực hiện kế hoạch thu – Hoàn thành 90 %

đến 95% kế hoạch thu đã đặt ra. Đồng thời tiến hành công tác thanh tra, kiểm tra thƣờng xuyên, các hoạt động thu BHXH phải chặt chẽ để các đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội không vi phạm về BHXH. Và các đối tƣợng tham gia BHXH phải đóng đầy đủ, đồng thời giảm tỷ lệ nợ đọng, thất thoát thấp nhất.

1.3.3. Nguyên tắc quản lý thu BHXH

+ Thu đúng, là đúng đối tƣợng, đúng mức, đúng tiền lƣơng, tiền công và đúng thời gian quy định: Mọi ngƣời lao động khi có HĐLĐ hoặc giao kết lao động theo quy định, đƣợc trả công bằng tiền đều là đối tƣợng đóng BHXH bắt buộc. Việc xác định đúng đối tƣợng, đúng tiền lƣơng, tiền công làm căn cứ đóng BHXH của ngƣời lao động là cơ sở quan trọng để đảm bảo thu đúng; việc thu đúng còn phụ thuộc vào tính chất hoạt động của đơn vị sử dụng lao động để xác định đúng đối tƣợng, mức thu, phƣơng thức thu.

+ Thu đủ, là thu đủ số ngƣời thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc và số tiền phải đóng BHXH của ngƣời lao động, ngƣời sử dụng lao động.

+ Thu kịp thời, là thu kịp về thời gian khi có phát sinh quan hệ lao động, tiền công, tiền lƣơng mà những quan hệ đó thuộc đối tƣợng, phạm vi tham gia BHXH. Chế độ BHXH thƣờng xuyên thay đổi để phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ, ở mỗi thời điểm thay đổi đó cần phải tổ chức thực hiện thu BHXH của ngƣời sử dụng lao động và ngƣời lao động đảm bảo kịp thời, không để tồn đọng tiền thu, không bỏ sót lao động tham gia BHXH.

- Thứ hai: Tập trung, thống nhất, công bằng, công khai

+ Cơ chế thu BHXH đƣợc quy định thống nhất, nguồn thu BHXH tập trung quản lý, điều tiết ở Trung ƣơng là BHXH Việt Nam. Việc tham gia BHXH của ngƣời lao động, ngƣời sử dụng lao động đảm bảo công khai, thực hiện công bằng ở các thành phần kinh tế. Các đơn vị tham gia BHXH đều phải công khai minh bạch số lao động phải đóng BHXH và số tiền đóng theo đúng quy định, có sự kiểm tra, thanh tra, kiểm soát của Nhà nƣớc và giám sát của các cơ quan chức năng và các tổ chức chính trị -xã hội. Tính công bằng đƣợc thể hiện trong việc thu nộp BHXH, không phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế, tức là đều có tỷ lệ phần trăm thu BHXH nhƣ nhau.

- Thứ ba: An toàn, hiệu quả

+ Thực hiện quản lý chặt chẽ tiền thu BHXH theo chế độ quản lý tài chính của Nhà nƣớc và sử dụng nguồn thu đúng mục đích. Nguồn thu BHXH do đƣợc tồn tích cộng đồng, nên thƣờng có khối lƣợng tiền nhàn rỗi tƣơng đối lớn chƣa sử dụng cần đƣợc đầu tƣ tăng trƣởng, vừa nâng cao hiệu quả sử dụng, vừa an toàn tiền thu

BHXH về mặt giá trị do các yếu tố trƣợt giá. Vì vậy, thông qua cơ chế quản lý nghiêm ngặt về thu BHXH để tránh lạm dụng, thất thoát; đồng thời nghiên cứu các lĩnh vực đầu tƣ để đảm bảo thu hồi đƣợc vốn và có lãi, tức là hiệu quả sử dụng nguồn thu.

1.3.4. Bộ máy quản lý thu BHXH

1. Thu BHXH, BHYT, BHTN. 1.1. BHXH huyện, thị xã:

a) Thu tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN của đơn vị đóng trụ sở trên địa bàn huyện theo phân cấp của BHXH tỉnh.

b) Truy thu BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN theo quy định tại Khoản 3, Điều 57. c) Giải quyết các trƣờng hợp tạm dừng đóng vào quỹ hƣu trí và tử tuất của đơn vị tham gia BHXH tại BHXH huyện.

d) Thu BHXH, BHYT của ngƣời tham gia BHXH tự nguyện, ngƣời tự nguyện tham gia BHYT, ngƣời tham gia BHYT đƣợc Ngân sách nhà nƣớc hỗ trợ một phần mức đóng cƣ trú trên địa bàn huyện thông qua đại lý thu tại xã hoặc trực tiếp thu.

đ) Thu tiền hỗ trợ mức đóng BHYT của Ngân sách huyện theo phân cấp quản lý Ngân sách.

1.2. BHXH tỉnh:

a) Thu BHXH, BHYT, BHTN của các đơn vị chƣa phân cấp cho BHXH huyện. b) Truy thu BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN theo quy định tại Khoản 3, Điều 57. c) Giải quyết các trƣờng hợp tạm dừng đóng vào quỹ hƣu trí và tử tuất của đơn vị tham gia BHXH do BHXH tỉnh trực tiếp thu.

d) Thu BHYT của đối tƣợng do Ngân sách tỉnh đóng và do quỹ BHXH đảm bảo. đ) Thu tiền hỗ trợ mức đóng BHYT, tiền hỗ trợ quỹ BHTN của Ngân sách tỉnh. e) Giải quyết các trƣờng hợp hoàn trả trên địa bàn tỉnh.

1.3. BHXH Việt Nam:

a) Thu tiền của Ngân sách Trung ƣơng đóng, hỗ trợ mức đóng BHYT và tiền hỗ trợ quỹ BHTN.

b) Thu tiền của Ngân sách Trung ƣơng đóng BHXH cho ngƣời có thời gian công tác trƣớc năm 1995.

c) Giải quyết các trƣờng hợp truy thu BHXH thời gian trƣớc ngày 01/01/2007 do BHXH tỉnh gửi về.

2. Cấp, ghi và xác nhận trên sổ BHXH. 2.1. BHXH huyện:

a) Cấp sổ BHXH cho ngƣời tham gia BHXH tại các đơn vị do BHXH huyện thu. Trƣờng hợp có thời gian công tác trƣớc năm 1995, cán bộ xã đảm nhiệm chức danh khác theo quy định tại Khoản 4, Điều 8 Thông tƣ liên tịch số 03/2010/TTLT- BNV-BTC-BLĐTBXH ngày 27/5/2010 hƣớng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ: chuyển BHXH tỉnh giải quyết.

b) Ghi, xác nhận sổ BHXH cho ngƣời tham gia BHXH tại các đơn vị do BHXH huyện thu, bao gồm cả các trƣờng hợp ngừng việc, giải quyết chế độ BHXH, BHTN, giải quyết chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hƣu trí và tử tuất.

c) Ghi điều chỉnh cấp bậc, chức vụ, chức danh nghề, điều kiện công việc, nơi làm việc của ngƣời lao động đóng BHXH, BHTN từ sau ngày 31/12/2008. Các trƣờng hợp còn lại chuyển BHXH tỉnh giải quyết.

2.2. BHXH tỉnh:

a) Cấp sổ BHXH, cấp lại sổ BHXH và ghi, xác nhận trên sổ BHXH cho ngƣời tham gia BHXH tại các đơn vị do BHXH tỉnh trực tiếp thu và do BHXH huyện chuyển đến.

b) Ghi điều chỉnh cấp bậc, chức vụ, chức danh nghề, điều kiện công việc, nơi làm việc của ngƣời tham gia BHXH tại các đơn vị do BHXH tỉnh trực tiếp thu và các trƣờng hợp do BHXH huyện chuyển đến.

3. Cấp thẻ BHYT. 3.1. BHXH huyện:

Cấp mới, cấp lại, đổi thẻ BHYT cho ngƣời tham gia BHYT, ngƣời hƣởng trợ cấp thất nghiệp tại các đơn vị do BHXH huyện thu kể từ các trƣờng hợp đăng ký khám chữa bệnh ở tỉnh khác hoặc huyện khác trong tỉnh, các trƣờng hợp do BHXH tỉnh trực tiếp thu nhƣng ủy quyền cho BHXH huyện cấp thẻ BHYT.

Cấp mới, cấp lại, đổi thẻ BHYT cho ngƣời tham gia BHYT tại các đơn vị do BHXH tỉnh trực tiếp thu nhƣng không ủy quyền cho BHXH huyện cấp thẻ BHYT.

4. BHXH tỉnh căn cứ điều kiện cụ thể của địa phƣơng để phân cấp thu cho BHXH huyện theo lộ trình: đến hết năm 2012 phân cấp tối thiểu 70%, đến hết năm 2013 phân cấp 90% tổng số đơn vị quản lý.

1.3.5. Nội dung quản lý thu bảo hiểm xã hội

Mỗi quốc gia trên thế giới có điều kiện kinh tế xã hội khác nhau, do đó việc ban hành chính sách, chế độ BHXH của mỗi nƣớc cũng mang những nét đặc thù riêng. Tuy nhiên, cấu trúc của chính sách BHXH thƣờng giống nhau vì vậy nội dung của công tác quản lý thu BHXH đều gắn chặt với các vấn đề cơ bản, đó là: Xác định đối tƣợng thu BHXH; Lập kế hoạch thu BHXH; Tổ chức thực hiện thu BHXH; Kiểm tra đánh giá hoạt động thu BHXH.

1.3.5.1. Xác định đối tượng thu BHXH

Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

* Người lao động tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc là công dân Việt Nam bao gồm:

1. Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.

2. Ngƣời lao động làm việc theo hợp đồng lao động (HĐLĐ), hợp đồng làm việc (HĐLV) có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên hoặc HĐLĐ, HĐLV không xác định thời hạn theo quy định của pháp luật về lao động kể cả ngƣời lao động, xã viên, cán bộ quản lý làm việc và hƣởng tiền công theo HĐLĐ từ đủ 3 tháng trở lên trong các hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật hợp tác xã.

3. Ngƣời quản lý doanh nghiệp hƣởng tiền lƣơng, tiền công thuộc các chức danh quy định tại khoản 13, Điều 4, Luật Doanh nghiệp hƣởng tiền lƣơng, tiền công từ đủ 3 tháng trở lên.

4. Ngƣời đang hƣởng lƣơng hƣu hằng tháng có giao kết HĐLĐ với ngƣời sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật lao động thì không thuộc đối tƣợng tham gia BHXH, BHYT.

5. Phu nhân (phu quân) trong thời gian hƣởng chế độ phu nhân (phu quân) tại các cơ quan Việt Nam ở nƣớc ngoài mà trƣớc đó đã tham gia BHXH bắt buộc.

6. NLĐ đã tham gia BHXH bắt buộc mà chƣa nhận trợ cấp BHXH một lần trƣớc khi đi làm việc có thời hạn ở nƣớc ngoài, bao gồm các loại hợp đồng sau:

7. Hợp đồng cá nhân, hợp đồng với tổ chức sự nghiệp, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đƣa lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài, doanh nghiệp đƣa lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài dƣới hình thức thực tập, nâng cao tay nghề và doanh nghiệp đầu tƣ ra nƣớc ngoài có đƣa lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài;

8. Hợp đồng với doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu, công trình ở nƣớc ngoài.

9. Hợp đồng cá nhân.

* Người sử dụng lao động tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:

quan nhà nƣớc, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội- nghề nghiệp, tổ chức xã hội- nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nƣớc ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mƣớn, sử dụng và trả công cho ngƣời lao động.

Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện

1. Ngƣời lao động tham gia BHXH bắt buộc là công dân Việt Nam, bao gồm: 1.1. Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức, kể cả cán bộ, công chức cấp xã.

1.2. Ngƣời lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên và hợp đồng lao động không xác định thời hạn theo quy định của pháp luật về lao động; ngƣời lao động, xã viên, cán bộ quản lý làm việc và hƣởng tiền lƣơng, tiền công theo hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên trong các hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã.

1.3. Ngƣời quản lý doanh nghiệp hƣởng tiền lƣơng, tiền công thuộc các chức danh quy định tại Khoản 13, Điều 4 Luật Doanh nghiệp, gồm: chủ sở hữu, giám đốc doanh nghiệp tƣ nhân, thành viên hợp danh công ty hợp danh, Chủ tịch Hội đồng

thành viên, Chủ tịch công ty, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc và các chức danh quản lý khác do Điều lệ công ty quy định.

1.4. Công nhân quốc phòng, công nhân công an làm việc trong các doanh nghiệp thuộc lực lƣợng vũ trang.

1.5. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật thuộc Công an nhân dân; ngƣời làm công tác Cơ yếu hƣởng lƣơng nhƣ đối với quân nhân, Công an nhân dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)