Nhóm giải pháp về nhận thức và quan điểm đối với xuất khẩu lao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xuất khẩu lao động của việt nam sang thị trường trung đông (Trang 119 - 137)

3.2. GIẢI PHÁP

3.2.1. Nhóm giải pháp về nhận thức và quan điểm đối với xuất khẩu lao

khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường Trung Đông

1. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động

Các cơ quan quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động phải nhận thức sâu sắc và toàn diện quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xuất khẩu lao động đã được ghi rõ trong các Văn kiện của Đảng; thấy rõ được vai trò to lớn của xuất khẩu lao động trên cả hai mặt kinh tế và xã hội; nắm chắc nội dung hiệu quả kinh tế - xã hội của xuất khẩu lao động là: kết hợp hài hòa giữa hiệu quả kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội, kết hợp hài hòa giữa lợi ích nhà nước với lợi ích người đi xuất khẩu lao động, kết hợp hài hòa giữa lợi ích người đi xuất khẩu lao động với doanh nghiệp xuất khẩu lao động và cơ sở đào tạo, phát huy nội lực, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của xuất khẩu lao động; trên cơ sở đó để hoạch định chính sách, tổ chức thực thi chính sách và phân tích chính sách về xuất khẩu lao động của đất nước trong từng giai đoạn phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước và tình hình thị trường lao động của các nước thành viên Trung Đông nói riêng và thị trường lao động quốc tế nói chung.

Việc mở ra một thị trường mới là một đối tác tiềm năng như Trung Đông thì trong giai đoạn “khởi đầu nan” này, vai trò “đỡ đầu” của Nhà nước càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

2. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động

Doanh nghiệp xuất khẩu lao động là tổ chức hoạt động dịch vụ của những chủ sở hữu có tư cách pháp nhân nhằm mục đích kiếm lời trong việc giải quyết việc làm ngoài nước cho người lao động. Thông qua hoạt động dịch vụ của mình, doanh nghiệp góp phần giải quyết việc làm, giảm thất

nghiệp, xóa đói giảm nghèo và thu được lợi nhuận càng cao khi số lượng lao động đưa đi càng lớn.

Doanh nghiệp phải thấy được vai trò to lớn của mình trong việc tiên phong khai phá thị trường mới – “miền đất hứa”, có không ít tiềm năng nhưng cũng hàm chứa không ít thách thức. Do vậy, một mặt, doanh nghiệp phải chủ động, sáng tạo trong hoạt động xuất khẩu lao động của mình theo quy định của pháp luật, chủ động tiếp cận thị trường mới, tìm hiểu, đánh giá nhu cầu và khai thác thị trường; mặt khác, thông qua hợp đồng của mình, phát hiện, bổ sung vào hệ thống chính sách, luật pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của xuất khẩu lao động.

Điều quan trọng nữa góp phần to lớn trong việc thành – bại của doanh nghiệp là chữ “tín”. Để thực hiện tốt điều này, doanh nghiệp phải làm ăn nghiêm túc, chuyên nghiệp, có một bộ máy nhân sự có chuyên môn, nghiệp vụ và đặc biêt là phải giỏi ngoại ngữ, am hiểu văn hóa kinh doanh của nước đối tác để tránh mọi hiểu nhầm không đáng có, từ đó suy giảm uy tín, mất lòng tin nơi khách hàng.

Thêm nữa, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động phải có mối quan hệ tốt, thường xuyên với các cơ sở đào tạo nghề uy tín trong nước, có quy trình xét duyệt cẩn thận, nghiêm túc để đảm bảo sẵn sàng cung ứng lao động để về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng, cơ cấu ngành nghề và thời gian khi có được những đơn hàng từ phía đối tác.

Các doanh nghiệp cũng nên thành lập Hiệp hội doanh nghiệp xuất khẩu lao động để có thể khắc phục cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp. Hiệp hội có thể thành lập quỹ tài chính chung và chia sẻ thông tin cho nhau và liên thông trong đào tạo lao động.

3. Đối với các gia đình và bản thân người lao động đi xuất khẩu lao động

Gia đình và người lao động vừa là đối tượng, vừa là chủ thể của xuất khẩu lao động. Các hành vi của người lao động và gia đình ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả kinh tế - xã hội của xuất khẩu lao động. Chính vì vậy, gia đình và người lao động phải nhận thức rõ những lợi ích to lớn do xuất khẩu lao động mang lại, không chỉ là với bản thân mà còn với toàn xã hội để có thái độ và hành vi đúng đắn trong khuôn khổ pháp luật.

Nếu như gia đình và người lao động chỉ chăm chăm vì mục đích kiếm tiền, làm giàu cho gia đình mà quên đi mục tiêu phát triển xã hội thì hiệu quả của xuất khẩu lao động sẽ thấp. Đơn cử như việc tự động phá vỡ hợp đồng, bỏ trốn ra ngoài làm việc bất hợp pháp ở nước sở tại, khiến cho Chính phủ nước tiếp nhận lao động phải đóng cửa thị trường lao động và trục xuất lao động bất hợp pháp về nước, làm mất cơ hội có việc làm hợp pháp ở nước đó cho chính họ và những người lao động khác, đồng thời làm ảnh hưởng xấu đến uy tín cũng như thương hiệu lao động Việt Nam trong con mắt những nhà nhập khẩu tiềm năng. Ngược lại, với những nhận thức đầy đủ và đúng đắn, cá nhân người lao động sẽ không ngừng học tập để nâng cao trình độ tay nghề, khả năng ngoại ngữ, tích cực rèn luyện tác phong lao động công nghiệp, chấp hành tốt nội quy và pháp luật của nước lao động sở tại, từ đó năng suất lao động sẽ tăng thêm, có thêm thiện cảm của người chủ lao động, uy tín của người lao động Việt Nam sẽ được nâng cao. Với những điều đó, khả năng mở rộng thị trường và thị phần là to lớn, tạo cơ hội cho nhiều người lao động Việt Nam khác đi làm việc tại nước ngoài.

4. Đối với các tổ chức xã hội

Bên cạnh doanh nghiệp xuất khẩu lao động, gia đình và bản thân người lao động thì các tổ chức xã hội cũng có một vai trò to lớn trong việc động

viên và giám sát hoạt động xuất khẩu lao động. Khi các tổ chức xã hội nhận thức rõ hiệu quả kinh tế - xã hội từ xuất khẩu lao động, họ sẽ tích cực vận động, tuyên truyền, góp phần làm cho hoạt động xuất khẩu lao động lành mạnh, hiệu quả hơn.

3.2.2. Nhóm các giải pháp về luật pháp, chính sách và tổ chức thực

hiện ở tầm vĩ mô của Nhà nước

1. Tăng cường quản lý Nhà nước về xuất khẩu lao động

Nhà nước quản lý hoạt động xuất khẩu lao động bằng hệ thống luật pháp và chính sách kinh tế vĩ mô.

Để đẩy mạnh quan hệ hợp tác với Trung Đông, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định phê duyệt Đề án phát triển quan hệ Việt Nam – Trung Đông giai đoạn 2008 – 2015. Bộ Công thương đã có kiến nghị mở thêm Thương vụ tại khu vực này. Bộ cũng đã và đang triển khai nhiều chương trình xúc tiến thương mại, đưa các đoàn doanh nghiệp đi khảo sát thị trường, tổ chức hội thảo doanh nghiệp…, nhằm đẩy mạnh xuất khẩu lao động Việt Nam.

Để tiếp tục thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác xuất – nhập khẩu lao động Việt Nam với Trung Đông, trong thời gian tới cần thực hiện đồng bộ các biện pháp sau: Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý thông qua việc ký kết các Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, Hiệp định hợp tác trong lĩnh vực hàng không và hàng hải, Hiệp định tránh đánh thuế hai lần; Tận dụng và phát huy quan hệ tốt đẹp về chính trị, ngoại giao cũng như tình cảm tốt đẹp của nhân dân các nước Trung Đông đối với Việt Nam để làm bàn đạp cho việc mở rộng hợp tác kinh tế thương mại.

2. Chính sách về phát triển thị trường lao động Trung Đông

Chính sách phát triển thị trường Trung Đông nhằm mục tiêu mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu lao động, hướng tới thị trường có thu nhập tuy không quá cao nhưng ổn định, giải quyết đủ việc làm, tạo thu nhập

và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, khám phá và tiếp nhận các bí quyết công nghệ, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước và tăng cường hợp tác giữa Việt Nam với Trung Đông nói chung và các thành viên nói riêng.

Quan điểm chỉ đạo chính sách phát triển thị trường là đa dạng hóa, đa phương hóa các loại thị trường. Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, trong đó Trung Đông là thị trường chiến lược mới.

a. Mục tiêu chính sách phát triển thị trường lao động Trung Đông

là:

- Mục tiêu trước mặt: tăng số người lao động đi làm việc và từng bước khẳng định vị thế, thương hiệu cho hàng hóa sức lao động Việt Nam tại Trung Đông.

- Mục tiêu lâu dài: hướng tới tăng giá trị xuất khẩu lao động, giảm số lượng người đi xuất khẩu lao động nhưng thu nhập ròng mà người lao động gửi về nước lớn.

b. Các công cụ được sử dụng trong chính sách phát triển thị trường

lao động Trung Đông là: hỗ trợ khai thác thị trường, miễn thuế thu nhập cho

các doanh nghiệp phần lợi nhuận thu được từ việc khai thác thị trường mới, thưởng bằng tiền cho tập thể, cá nhân có thành tích trong việc ổn định thị trường hiện có, phát triển thị trường mới; xử phạt hành chính hoặc truy tố trước pháp luật đối với cá nhân, tổ chức làm suy giảm thị phần.

c. Các giải pháp của chính sách phát triển thị trường lao động Trung Đông là:

Để giữ vững và mở rộng được thị trường đầy tiềm năng này, chúng ta cần làm tốt hơn nữa các công việc sau đây:

Thứ nhất, công tác đào tạo tay nghề và giáo dục định hướng cần được đặt lên hàng đầu. Trên tinh thần cầu thị, chúng ta cần thừa nhận một thực tế

rằng tay nghề của lao động ta chưa cao, nhất là khi tiếp cận với những máy móc thiết bị tiên tiến còn nhiều bỡ ngỡ, ngoại ngữ kém. Ý thức tổ chức kỷ luật, tôn trọng nội quy, pháp luật của nước bạn nhìn chung là tốt, nhưng vẫn còn nhiều bất cập. Nhiều vụ đánh nhau, nấu rượu, đình công, ăn cắp, bỏ trốn ra làm việc bên ngoài… vẫn thường xuyên xảy ra. Một số chủ sử dụng lao động bắt đầu ngại nhận lao động Việt Nam. Tình hình này cần phải được chấn chỉnh ngay để lấy lại niềm tin cho các chủ sử dụng lao động.

Thứ hai, về lâu dài ta nên chú trọng đào tạo và xuất khẩu lao động, chuyên gia có tay nghề cao. Các nhân viên quản lý, phục vụ khách sạn, bán hàng trong siêu thị, thư ký, nhân viên bảo vệ… Điều kiện làm việc ở đó tốt hơn và được trả lương cao hơn công nhân xây dựng. Ở Abu Dhabi có một số người Việt Nam làm chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ thông tin được bạn hết sức coi trọng và trả lương rất hậu hĩnh, lên tới 20.000 – 25.000 USD/tháng.

Thứ ba, các doanh nghiệp không nên chạy theo lợi nhuận, đi về các địa phương thu gom những người không có nghề về đào tạo qua loa rồi ký hợp đồng đưa sang các nước ở Trung Đông làm việc. Chúng ta nên rút ra bài học kinh nghiệm từ việc đưa lao động ồ ạt sang Cata để tránh lặp lại tình hình này tại các nước khác.

Thứ tư, các doanh nghiệp đưa lao động sang Trung Đông cần chịu trách nhiệm trước Bộ Lao động Thương binh & Xã hội về tuyển dụng lao động có trình độ tay nghề và phẩm chất đạo đức tốt, có trách nhiệm đối với người lao động kể từ khi họ xuất cảnh cho đến khi hết hợp đồng về nước. Trong thời gian làm việc ở nước ngoài, nếu người lao động nào vi phạm luật pháp của nước bạn bị đuổi về nước trước thời hạn, không những bản thân người lao động phải chịu bồi thường mọi thiệt hại, chịu hình thức kỷ luật nghiêm khắc, mà công ty tuyển dụng cũng phải chịu trách nhiệm thay thế người ngay bằng

chi phí của mình. Nếu có nhiều vi phạm thì Bộ Lao động Thương binh & Xã hội có thể xem xét rút giấy phép hoạt động.

Thứ năm, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng, trước hết là Bộ Lao động Thương binh & Xã hội, Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Việt Nam tại các nước Trung Đông, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động để quản lý chặt chẽ việc ký kết hợp đồng, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động, giải quyết kịp thời những vấn đề vướng mắc nảy sinh. Muốn làm tốt nhiệm vụ, các doanh nghiệp cần đăng ký hợp đồng và danh sách lao động tại Phòng Lãnh sự của Đại sứ quán. Hiện nay, do không có ai đăng ký, Đại sứ quán không biết có bao nhiêu doanh nghiệp tham gia vào việc đưa lao động sang làm việc và có bao nhiêu người đang làm việc tại Trung Đông. Trong tình hình như vậy Đại sứ quán gặp rất nhiều khó khăn trong công tác bảo hộ lãnh sự, bảo hộ công dân.

Xuất khẩu lao động là một công việc phức tạp liên quan tới con người, nếu ta làm tốt sẽ cải thiện nhanh đời sống của người lao động, đem lại nguồn thu nhập ngoại tệ không nhỏ cho đất nước, góp phần nâng cao uy tín, hình ảnh đất nước và con người Việt Nam, tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa ta và Trung Đông. Ngược lại, nếu ta làm không tốt sẽ đem lại những hậu quả xấu không thể lường hết được.

3. Chính sách về phát triển nguồn lao động xuất khẩu

a. Mục tiêu của chính sách phát triển nguồn lao động xuất khẩu là:

- Đào tạo một đội ngũ người lao động có trình độ tay nghề thông

thạo ngoại ngữ, có tác phong lao động công nghiệp hiện đại, có ý thức kỷ luật, nắm vững hệ thống luật pháp Việt Nam trong lĩnh vực lao động và xuất khẩu lao động đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế, đạt trình độ và đẳng cấp của khu vực và thế giới.

- Đào tạo phần lớn nông dân trong độ tuổi lao động có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của chủ sử dụng lao động trong và ngoài nước; nâng cao kỹ năng thực hành trong các ngành nghề mà lao động Việt Nam có lợi thế so sánh.

b. Các công cụ được sử dụng trong chính sách phát triển nguồn lao

động xuất khẩu là:

Hỗ trợ các cơ sở đào tạo, thưởng bằng tiền cho tập thể và cá nhân có thành tích trong việc đào tạo lao động có số lượng lớn, chất lượng tốt; xử phạt hành chính hoặc truy tố trước pháp luật đối với cá nhân hoặc tổ chức lợi dụng đào tạo để kiếm lời bất chính.

c. Các giải pháp của chính sách phát triển nguồn lao động xuất khẩu là:

- Nhà nước thống nhất quản lý mọi hình thức đào tạo, khuyến

khích mọi tổ chức, cá nhân tham gia vào đào tạo lao động, không phân biệt

thành phần kinh tế.

- Nhà nước đầu tư và định hướng phát triển nguồn lao động xuất

khẩu vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và 5 năm.

- Phân công trách nhiệm cụ thể cho các bộ, ngành có liên quan

như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ khoa học và Công nghệ phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì

về đào tạo, phát triển nguồn lao động cho xuất khẩu.

4. Chính sách phát triển hệ thống doanh nghiệp xuất khẩu lao động

Chính sách phát triển doanh nghiệp xuất khẩu lao động nhằm tạo ra hệ thống doanh nghiệp xuất khẩu du lịch theo vùng lãnh thổ và theo loại hình kinh tế đủ sức cạnh tranh trên thị trường lao động quốc tế, cung ứng kịp thời, đầy đủ số lượng và chất lượng lao động

a. Mục tiêu của chính sách phát triển hệ thống doanh nghiệp xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xuất khẩu lao động của việt nam sang thị trường trung đông (Trang 119 - 137)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)