Thị trườn gẢ rập Xêut

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xuất khẩu lao động của việt nam sang thị trường trung đông (Trang 74 - 78)

2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA

2.2.3 Thị trườn gẢ rập Xêut

Ả rập Xêut là một nước vùng Vịnh có diện tích 2,1 triệu km2, đứng thứ

14 trên thế giới và dân số khoảng 28,7 triệu người (2008), đứng thứ 46 trên thế giới. Ả rập Xêut là nước xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu trên thế giới. Xuất khẩu dầu mỏ là nguồn thu chính của quốc gia và đây là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới. Khí hậu sa mạc, nắng nóng. Hồi giáo là quốc giáo nước này, các tôn giáo khác bị cấm hoạt động công khai.

Với số lượng dân số ít và nhu cầu phát triển kinh tế cao nên Ả rập Xêut cần nhiều nhân công nước ngoài. Người nước ngoài làm việc tại Ả rập Xêut đến từ các nước Nam và Đông Nam Á, chủ yếu là lao động không nghề hoặc bán nghề. Nhu cầu tiếp nhận lao động giúp việc gia đình rất lớn.

Ở Ả rập Xêut lao động trẻ đang tăng dần làm tăng lực lượng lao động, cơ cấu giới tính trong lực lượng lao động đang thay đổi

Số lượng thanh niên độ tuổi lao động từ 15-29 tham gia vào lực lượng lao động đã tạo nên số lượng lớn công nhân trên thị trường lao động. Số lượng thanh niên trong độ tuổi lao động vẫn chiếm tỷ lệ không ít hơn 47% trong suốt nửa thế kỷ qua (hình 2.3), đạt đỉnh điểm là 51,5% trong những năm 1980 và sẽ duy trì ở mức trên 40% tối thiểu là đến năm 2020.

0 10 20 30 40 50 60 1950 1970 1990 2010

Share in labor force Share in w orking-age poppulation

Hình 2.3: Tỷ lệ thanh thiếu niên độ tuổi 15-29 trong dân số

và lực lượng lao động hiện tại, dự kiến tương lai giai đoạn 1950-2010

Nguồn: ILO 1996; Những dự đoán dân số của Liên Hiệp Quốc 2002

Mặc dù lượng thanh thiếu niên chiếm số đông trong dân số nhưng lại chưa tạo nên một lực lượng đông đảo trong thị trường lao động. Số thanh thiếu niên tham gia lao động bao giờ cũng ít hơn số thanh thiếu niên trong dân số, với mức trung bình 45% từ năm 1950 đến năm 2000, và đạt mức cao nhất là 47% năm 1980. Xu hướng này chủ yếu do thanh niên ở Ả rập Xêut cũng giống như những bạn đồng tuổi khác kéo dài thời gian học lâu hơn và do đó chậm trễ tham gia vào thị trường lao động.

Hình 2.4: Tỷ lệ cung lao động nữ ở Ả rập Xêut những năm 1950 đến

những năm 2010

Nguồn: ILO 1996; Những dự đoán dân số của Liên Hiệp Quốc 2002.

Cơ cầu giới tính trong lực lượng lao động đang thay đổi. Trong khi nam giới chậm trễ tham gia vào lực lượng lao động thì nữ giới hăng hái tham gia với số lượng nhiều hơn (Assaad 2002). Tỷ lệ tham gia lao động của nam giới độ tuổi 15-29 từ 77% năm 1970 giảm còn 67% năm 2000. Ngược lại, tỷ lệ tham gia lao động của nữ giới từ 23% tăng lên 32%. Do đó, trong khi số lượng nam giới tham gia lao động giảm xuống thì số lượng nữ giới tăng lên. Kết quả là, sức ép lao động từ thanh niên trong giai đoạn 1990-2010 cao bằng với giai đoạn 1970-1990.

Sự tham gia lao động ngày càng nhiều của phụ nữ từ những năm 1980 đã tạo nên một trong những bước phát triển quan trọng ảnh hưởng tới quá trình cung cấp lao động trong khu vực những năm gần đây (Ngân hàng Thế giới 2003). Xu hướng này mà thể hiện ra nhất ở nữ giới trẻ thì không tương ứng với tất cả nhóm tuổi. Theo hình 2.4, lực lượng lao động nữ tăng từ 22% năm 1960 lên 25% năm 1980, 27% những năm 1990 và 32% năm 2000. Hơn

thế nữa, số lượng lao động nữ dự đoán sẽ đạt mức 43% vào năm 2020. Tỷ lệ cung cấp lao động tăng lên 27% trong năm 2000 và sẽ đạt mức 32% vào năm 2010 [45,tr.65]. Số phụ nữ tham gia lao động đạt tỷ lệ cao ở các nước nông

nghiệp, đặc biệt là các nước Ai Cập, Moroc và Cộng hòa Yemen.

Những lao động trẻ tuổi không chỉ tham gia lao động ngày càng nhiều mà họ còn có trình độ chuyên môn ngày càng cao. Đó là hiệu quả đầu tư đúng đắn của các cấp Chính phủ Ả rập Xêut về nguồn nhân lực. Theo phụ lục 2, trong những năm 1960, những thành tựu giáo dục trong khu vực đạt mức ít nhất thế giới: nhóm tuổi từ 15 trở lên đạt trình độ học vấn ít hơn 1 năm. Đến năm 1980, Ả rập Xêut bắt đầu thu hẹp khoảng cách với các khu vực đang phát triển khác, và trong 20 năm qua, chính sách về giáo dục đã đem lại những thành quả bất ngờ. Thành tựu giáo dục đạt được ở nhóm trẻ trong khu vực Ả rập Xêut tăng hơn 150%, nhanh hơn so với các khu vực và các nhóm thu nhập khác trên thế giới. Với trình độ học vấn trung bình 5,3 năm của nhóm tuổi 15 trở lên, Ả rập Xêut đứng trước Nam Á và Châu Phi hạ Sahara, ít hơn 1 năm so với Đông Á và Châu Mỹ La tinh. Những cuộc khảo sát gần đây ở Ai Cập và Morocco đã cung cấp thông tin chi tiết về thành tựu giáo dục mà 2 nước này đạt được. Ví dụ như ở Ai Cập, nhóm tuổi từ 65 đến 69 có trình độ học vấn hệ trên 3 năm, và nhóm tuổi từ 45 đến 49 đạt học vấn hệ 5-6 năm. Còn nhóm từ 30-35 tuổi thì đạt trình độ hệ gần 8 năm [45, tr.66].

Việt Nam bắt đầu đưa lao động sang Ả rập Xê út từ tháng 8 năm 2003. Nửa đầu năm 2011, ta đã đưa được 211 người sang Ả rập Xêut làm việc. Hiện tại có khoảng 6.800 lao động đang làm việc tại Ả rập Xê út, với ngành nghề chủ yếu là xây dựng và một số lao động nữ làm việc tại gia đình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xuất khẩu lao động của việt nam sang thị trường trung đông (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)