Dự báo đặc điểm và xu hướng xuất khẩu lao động của Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xuất khẩu lao động của việt nam sang thị trường trung đông (Trang 107 - 111)

3.1. TRIỂN VỌNG

3.1.2. Dự báo đặc điểm và xu hướng xuất khẩu lao động của Việt Nam

Nam giai đoạn 2011-2020

Theo dự báo của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tại hội thảo dự thảo lần 8 “Chiến lược an sinh xã hội giai đoạn 2011-2020” ngày 21/1/2010 tại Hà Nội, trong 10 năm tiếp theo, Việt Nam sẽ tiếp tục nằm trong thời kỳ cơ cấu “dân số vàng”.

Điều này giúp tạo điều kiện cho thúc đẩy phát triển kinh tế trong nước, nâng cao mức sống và gia tăng khả năng tích lũy cho người dân. Theo dự báo, tốc độ gia tăng quy mô dân số sẽ có xu hướng giảm dần. Quy mô dân số sẽ đạt mức 96 triệu dân vào năm 2020.

Cũng theo dự báo, lực lượng lao động sẽ tăng chậm, đến năm 2015 cả nước có khoảng 50 triệu lao động và đạt 52,4 triệu lao động vào năm 2020. Do đó, sức ép về lao động sẽ giảm dần.

Theo dự báo, trong giai đoạn từ 2011 – 2015, bình quân mỗi năm sẽ có khoảng 1,5 triệu người bước vào độ tuổi lao động và giai đoạn 2016 – 2020, con số này giảm nhẹ còn 1,4 triệu người. Trong tổng số lao động trong hai giai đoạn nói trên, sẽ có 44% - 59% số lao động được đào tạo, trong đó có đào tạo nghề là 25% và 35%.

Các chuyên gia cho rằng, Việt Nam nằm trong khu vực khí hậu khắc nghiệt, thường xuyên xảy ra mưa bão, lũ lụt, địa hình khó khăn dễ dẫn tới rủi ro và ảnh hưởng tới sinh kế và thu nhập của người dân. Đặc biệt nguy cơ đang được đề cập tới trong thời gian gần đây là hiện tượng nước biển dâng, sẽ đặt ra những thách thức mới về giải quyết an sinh xã hội cho người nghèo.

Bộ Lao động thương binh và Xã hội cũng cho rằng, sự già hóa trong cơ cấu dân số cũng đặt ra thách thức về các chính sách an sinh xã hội. Hiện nay, các chính sách về bảo hiểm xã hội, trợ giúp xã hội có phạm vi bao phủ còn thấp, mức đóng và mức hưởng thụ chưa phù hợp, chưa đảm bảo đời sống cho các nhóm đối tượng hưởng thủ. Điều này là do mức độ bền vững về tài chính, tính liên kết giữa các chế độ và chính sách an sinh xã hội còn thấp và việc theo dõi, giám sát còn khó khăn.

Theo dự báo của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, đến năm 2015 sẽ có 1,54 triệu người trong 9 nhóm đối tượng thuộc diện nhận trợ cấp thường xuyên. Con số này tới năm 2020 sẽ tăng lên 1,7 triệu người.

Bộ cũng đã đặt ra 6 mục tiêu cụ thể đến năm 2015, trong đó đề ra chỉ tiêu tạo việc làm cho khoảng 300.000 lao động từ chương trình quốc gia về việc làm; hỗ trợ, tư vấn tìm việc cho 600.000 người thất nghiệp mỗi năm; đào tạo nghề cho 1,5 triệu người (trong đó có 1 triệu nông dân); hỗ trợ cho 90.000

– 100.000 người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài và hỗ trợ 1 triệu thanh niên vay vốn học nghề, cao đẳng và đại học.

Nhà nước cần khuyến khích cũng như đẩy mạnh xuất khẩu lao động, đặc biệt là sang thị trường Trung Đông.

Theo báo cáo của các doanh nghiệp, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở UAE năm 2010 là 5.241 lao động, tăng 110% so với năm 2009. Phần lớn lao động này thuộc chương trình lao động bảo vệ và được đưa sang trong nửa đầu năm 2010. Bênh cạnh nghành nghề truyền thống là xây dựng, cơ khí, nhà máy, hiện số lượng lao động Việt Nam làm việc trong khu vực dịch vụ, nhà hàng, khách sạn, bán hàng siêu thị cũng tăng đáng kể. Dự báo trong nhiều năm tới, UAE có thể tiếp nhận 20-30 ngàn lao động Việt Nam sang làm việc mỗi năm với mức lương tương đối cao, đặc biệt là lao động ngành xây dựng và vệ sỹ.

Đáng chú ý là thị trường Ả rập Xêut, đây là thị trường không quy định hạn nghạch tiếp nhận lao động nước ngoài như các quốc gia khác. Nhu cầu tiếp nhận lao động của quốc gia này rất lớn, đặc biệt là trong các lĩnh vực xây dựng và cơ khí chế tạo, chế biến dầu khí. Với số lượng dân số ít và nhu cầu phát triển kinh tế cao nên Ả rập Xêut cần nhiều nhân công nước ngoài. Người nước ngoài làm việc tại Ả rập Xêut đến từ các nước Nam và Đông Nam Á, chủ yếu là lao động không nghề hoặc bán nghề. Nhu cầu tiếp nhận lao động giúp việc gia đình rất lớn. Dự báo cho những năm tới, mỗi năm lao động Việt Nam có thể Ả rập Xêut làm việc từ 20-30 ngàn người trong các lĩnh vực xây dựng và cơ khí chế tạo, chế biến dầu khí, giúp việc gia đình…

Thị trường lao động Cata là thị trường lớn không thể bỏ qua. Cata cần lao động kỹ thuật trong lĩnh vực khảo sát khí ga và dầu. Ngoài ra nhu cầu về kỹ sư, bác sỹ, đốc công, thợ xây, thợ nề, thợ lắp đặt kết cầu thép, thợ sơn, kỹ thuật viên, nhân viên khảo sát, lao động phổ thông cùng các loại hình kinh

doanh khác vẫn đạt ở mức cao. Nhu cầu tiếp nhận lao động của Cata rất đa dạng, từ lao động phổ thông đến có tay nghề và tay nghề cao. Hiện có hơn 8.000 lao động Việt Nam đang làm việc tại quốc gia này. Chính phủ Việt Nam và Cata cũng đã có ký kết và thỏa thuận về hợp tác lao động. Cata sẵn sàng tiếp nhận hàng ngàn lao động Việt Nam. Thậm chí có thể lên tới 100.000 lao động chứ không chỉ dừng ở con số hơn 8.000 như hiện nay. Lao động Việt Nam được biết đến là những người có tay nghề, chuyên môn cao lại nhanh nhẹn nên trong thời gian tới, số lao động Việt Nam sang Cata sẽ cao hơn.

Từ năm 1950 sau khi phát hiện ra mỏ dầu với trữ lượng lớn là 98 tỷ thùng tương đương 13,3 tỷ tấn và đi vào khai thác, bộ mặt Cô-oét đã thay đổi nhanh chóng. Và hiện nay, Cô-oét là một quốc gia sản xuất dầu đang chuyển sang nền kinh tế thị trường. Do đó, một số lượng lớn các dự án phát triển đang được thực hiện bao gồm các dự án xây dựng nhà ga mới cho sân bay, dự án phát triển cơ sở hạ tầng, dự án phát triển khu liên hợp du lịch và căn hộ, dự án xây dựng khách sạn… và Cô-oét đang cần một lượng lớn lao động nước ngoài. Cô-oét có thể nhận hàng ngàn lao động Việt Nam mỗi năm ở nhiều ngành nghề.

Hiện nay, khoảng 570.000 người nước ngoài đang sinh sống và làm việc ở Ôman. Ôman rất cần lao động nước ngoài, chủ yếu lao động dịch vụ. Việt Nam đã có quan hệ hợp tác lao động và thời gian qua, đã có một số lao động được đưa sang làm việc, thu nhập tương đương ở các quốc gia cùng khu vực. Ôman sẽ là một lựa chọn hợp lý của người lao động Việt Nam vì người lao động sẽ không phải đóng bất kỳ khoản thuế nào từ lương. Phía Ôman sẵn sàng nhận từ 20.000-30.000 lao động Việt Nam mỗi năm sang làm việc trong các ngành nghề như dầu khí, du lịch, khách sạn, xây dựng, giúp việc gia đình…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xuất khẩu lao động của việt nam sang thị trường trung đông (Trang 107 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)