Điều kiện quốc tế và chính sách kinh tế đối ngoại hai nước

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - Singapore. ThS. Kinh tế (Trang 26 - 32)

1.2.1.1. Điều kiện quốc tế

Ngày nay toàn cầu hóa, khu vực hóa đang trở thành một xu hướng mạnh mẽ của thế giới. Xu thế hoà bình, hợp tác để phát triển ngày càng trở thành yêu cầu bức xúc của các dân tộc và các nước trên thế giới. Môi trường hoà bình ổn định và việc thực hiện chính sách mở cửa tạo điều kiện cho các nền kinh tế ngày càng gắn bó, phụ thuộc lẫn nhau, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế.

Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đã và đang thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyên môn hoá và hợp tác hoá giữa các quốc gia, làm cho lực lượng sản xuất được quốc tế hoá cao độ. Những tiến bộ của khoa học - công nghệ đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin đã đưa các quốc gia gắn kết lại gần nhau dẫn tới sự hình thành mạng lưới toàn cầu. Trước những biến đổi to lớn về khoa học - công nghệ, tất cả các quốc gia trên thế giới bắt buộc phải thực hiện điều chỉnh cơ cấu kinh tế, điều chỉnh chính sách theo hướng mở cửa, giảm và tiến tới dỡ bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan, làm cho việc trao đổi hàng hóa, luân chuyển vốn, lao động và kỹ thuật trên thế giới ngày càng thông thoáng hơn, mở đường cho kinh tế quốc tế phát triển.

Sự ra đời của hàng loạt các tổ chức kinh tế và thương mại khu vực như một sự phát triển tất yếu. Đáng chú ý là sự ra đời của Hiệp hội các nước Đông

Dương - APEC năm 1989, Liên minh châu Âu - EU năm 1993, Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ - NAFTA năm 199 , Tổ chức Kinh tế Thế giới WTO năm 199 , Hợp tác Á - Âu (ASEM) năm 1996... Có thể nói bản chất của các tổ chức quốc tế và khu vực này là giải quyết vấn đề thị trường. Toàn cầu hoá và khu vực hoá là hệ quả tất yếu của quá trình cạnh tranh giành giật thị trường gay gắt giữa các thực thể kinh tế quốc tế. Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đã làm cho năng lực sản xuất phát triển mạnh mẽ kéo theo sự đòi hỏi cấp bách của vấn đề thị trường tiêu thụ. Vì vậy hợp tác quốc tế sẽ xoá bỏ dần những rào cản thương mại và thế giới có xu hướng ngày càng trở thành một thị trường chung.

Việc thị trường thế giới hình thành như một chỉnh thể thống nhất đã bắt buộc mọi nền kinh tế quốc gia cần phải cải cách và chuyển đổi tích cực để trở thành một bộ phận hữu cơ của nó, không phụ thuộc vào việc nền kinh tế quốc gia đó có mô hình và trình độ phát triển như thế nào. Hầu hết các nền kinh tế đang phát triển đang trong quá trình cải cách mạnh mẽ để thích ứng với các chiều hướng mới đó của nền kinh tế thế giới.

Việt Nam đang trong quá trình mở cửa để hội nhập tất yếu c ng bị cuốn vào dòng xoáy này.

1.2.1.2. Chính sách kinh tế đối ngoại hai nước

* Về quan hệ chính trị [33]

Việt Nam và Singapore thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 01/08/1973. Tháng 12/1991, Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore và tháng 09/1992, Đại sứ quán Singapore tại Hà Nội được thành lập.

Ủy ban Hợp tác Việt Nam – Singapore được thành lập ngày 05/05/1993. Ủy ban đã họp được 6 phiên (1993, 199 , 1995, 199 , 1999 và 2003). Năm 2003, Ủy ban đã thành lập Ban Điều hành chung Việt Nam – Singapore trong lĩnh vực đầu tư. Cơ chế tham khảo chính trị thường niên cấp

Thứ trưởng giữa hai Bộ Ngoại giao thảo luận các hợp tác song phương và các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm. Bắt đầu từ năm 2003, Bộ Ngoại giao hai nước luân phiên tổ chức cuộc tham khảo (2003, 200 , 2005 và 06/2007).

Thủ tướng Phạm Văn Đồng thăm chính thức Singapore (16– 17/01/19 8) và hai bên ra Tuyên bố chung kh ng định những nguyên tắc chỉ đạo quan hệ hai nước.

Từ năm 1991, cùng với chuyển biến chung của cục diện quốc tế và tình hình khu vực, đặc biệt là việc ký Hiệp định Pa-ri về Campuchia năm 1991, c ng như tác động của chính sách đổi mới của Việt Nam, quan hệ hai nước được cải thiện nhanh chóng.

Sau khi Việt Nam tham gia Hiệp ước Bali (0 /1992) và trở thành thành viên đầy đủ của ASEAN tháng 07/1995, quan hệ hai nước chuyển sang một giai đoạn phát triển mới về chất. Singapore rất coi trọng phát triển quan hệ hợp tác với Việt Nam và Việt Nam trở thành một trong những thị trường chính về hợp tác thương mại, đầu tư hàng đầu của Singapore ở Đông Nam Á.

Trong chuyến thăm Singapore của Thủ tướng Phan Văn Khải (03/200 ), hai bên đã ký " uyên bố chung về khuôn kh hợp tác toàn diện trong thế k 21". Hai bên c ng đã chính thức thiết lập quan hệ Đảng cầm quyền (Đảng PAP và Đảng Cộng sản Việt Nam).

Các chuyến thăm Singapore gần đây của các nhà lãnh đạo cấp cao Việt Nam bao gồm:

+ ng Bí thư Đỗ ười (10/1993) + Chủ tịch rần Đức Lương (04/1998)

+ hủ tướng Võ Văn Kiệt (11/1991) và (05/1994)

+ Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn ạnh Cầm (02/1995) + Bộ trưởng Quốc phòng Đoàn Khuê (03/1995)

+ Chủ tịch Quốc hội Nông Đức ạnh (09/1995)

+ Phó hủ tướng Nguyễn ấn Dũng sang Singapore dự Hội thảo: "Việt Nam, nơi đến của các nhà đầu tư" do Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam chủ trì (15/03/2001); tham dự Chương trình giao lưu Lý Quang Diệu (26- 29/07/2004); thăm làm việc và ký kết Hiệp định khung về kết nối Việt Nam – Singapore (05-07/12/2005).

+ Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An (12/2003)

+ Bộ trưởng Quốc phòng Phạm Văn rà (02-04/04/2004) + Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên (04/2000 – 01/2004) + Bộ trưởng Bộ Công an Lê Hồng Anh (29-31/03/2005)

+ Thủ tướng Nguyễn ấn Dũng ( 18-23/11/2007) + Phó hủ tướng Hoàng rung Hải (07/2009) + Chủ tịch nước rương ấn Sang (09/2011) + ng bí thư Nguyễn Ph rọng (12-14/09/2012)

Các chuyến thăm Việt Nam gần đây của các nhà lãnh đạo cấp cao của Singapore gồm có:

+ Bộ trưởng Ngoại giao Ông Can Xinh (10/1992)

+ Bộ trưởng cao cấp Lý Quang Diệu (04/1992, 11/1993, 03/1995, 11/1997 và 01/2007)

+ hủ tướng Gô Chốc ông (03/1994; 12/1998 và 03/2003)

+ Bộ trưởng Ngoại giao S. Giay-a-cu-ma (08/1996 và tháng 11/2001) + Phó hủ tướng kiêm Bộ trưởng quốc phòng ô-ni ân (Tony Tan Keng Yam) thăm VN với tư cách khách mời của Bộ trưởng Quốc phòng Đoàn Khuê (11/1996)

+ hủ tướng Lý Hiển Long thăm Việt Nam với tư cách Phó hủ tướng (04/2000), dự Hội nghị ASE 5(10/2004), thăm chính thức (06-07/12/2004), dự lễ k niệm 10 năm VSIP (09/2006), dự Hội nghị APEC 14 (11/2006), thăm chính thức (12-15/01/2010)

+ ng thống S.R. Na-than (02/2001)

+ Bộ trưởng Quốc phòng iêu Chí Hiền (12/2003)

+ Chủ tịch Quốc Hội Ap-đu-la Ta-mu-di (19-21/07/2004)

+ rung tướng I-at Chung, ư lệnh Lực lượng Quốc phòng Singapore (18-21/04/2005)

+ ng thống rần Khánh Viêm (Tony Tan Keng Yam) (23- 27/04/2012)

* Về quan hệ kinh tế [33]

Việt Nam và Singapore bắt đầu xây dựng mối quan hệ ngoại giao năm 19 3. Sự kiện này đã cải thiện mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Singapore một cách đáng kể.

Bắt đầu từ những năm 0 của thế kỷ XX, Singapore thực hiện chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu, tăng cường đầu tư ra nước ngoài. Với một quốc gia hầu như không có nguồn tài nguyên thiên nhiên, thiếu nước sạch và ít đất đai màu mỡ thì đây là một chiến lược đúng đắn giúp Singapore mở rộng quan hệ thương mại với các nước khác để khắc phục những nhược điểm trên. Mặt khác Singapore có thể tận dụng được ưu thế về vị trí địa lý của mình (với một vị trí địa lý chiến lược, là trung tâm vận chuyển hàng hoá đi nơi khác) để phát triển kinh tế và mở rộng quan hệ ngoại giao. Singapore là một trong năm nước sáng lập ASEAN và đã xây dựng Hiệp hội thành một tập thể vững chắc cùng hợp tác phát triển. Singapore c ng tích cực nâng cao vai trò của nước sáng lập Hợp tác Á - Âu (ASEM) và Diễn đàn Đông Á - châu

Mỹ latinh (EALAF). Singapore ngày càng nâng cao hơn nữa vị trí của mình trên diễn đàn khu vực và quốc tế.

Việt Nam từ sau khi tiến hành công cuộc Đổi mới năm 1986, Đảng và Nhà nước ta c ng dần dần thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế, bắt tay với các nước trong khu vực và toàn thế giới trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.

Như vậy, có thể nói Singapore và Việt Nam đã gặp nhau tại cùng một điểm trong chiến lược phát triển kinh tế của mình và đó là một xu thế tất yếu của thời đại nền kinh tế hướng ngoại.

Sau đây là một số sự kiện n i bật trong lịch sử phát triển mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Singapore:

Như trên đã nói, quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Singapore được thiết lập từ năm 19 3, song do có sự đối đầu giữa hai nhóm nước ASEAN và Đông Dương trong thời kỳ chiến tranh lạnh nên mối quan hệ này tiến triển chậm chạp. Hai nhóm nước ASEAN và Đông Dương tìm được tiếng nói chung sau sự kiện lập lại hoà bình ở Campuchia trong thập kỷ 80 và khi tình hình thế giới đã thay đổi. Chiến tranh lạnh kết thúc tạo cơ hội cho sự trao đổi buôn bán giữa hai nhóm nước nói chung và giữa Việt Nam – Singapore nói riêng được thuận lợi hơn.

Sự kiện thứ hai là từ tháng 01 năm 1989 Mỹ đã gạt Singapore ra khỏi danh sách các nước được hưởng hệ thống ưu đãi chung vì hàng hoá Singapore thâm nhập mạnh vào thị trường Mỹ làm cho cán cân thương mại Mỹ với Singapore luôn ở tình trạng nhập siêu. Điều này buộc Singapore phải thực hiện đa dạng hoá quan hệ ngoại giao, mở rộng quan hệ với các nước châu Á - Thái Bình Dương trong đó có Việt Nam .

Singapore là một nước nghèo tài nguyên thiên nhiên, diện tích hẹp, dân số ít nên thị trường tiêu thụ nhỏ bé, thiếu lao động. Do vậy đặt quan hệ với

Việt Nam, Singapore tìm kiếm cho mình không chỉ có nguồn nguyên liệu dồi dào mà còn cả một thị trường lớn (số dân gần 90 triệu người). Điều này rất hấp dẫn các nhà đầu tư Singapore. Do vậy Singapore đã có một chiến lược cụ thể để thâm nhập vào thị trường Việt Nam đồng thời từng bước gỡ bỏ các trở ngại trong quan hệ đầu tư và thương mại giữa hai nước. Đồng thời Việt Nam c ng có những ưu đãi đối với thương nhân Singapore. Điều này thể hiện qua chính sách của hai nước đối với nhau.

Chính sách thương mại đầu tư của Singapore đối với Việt Nam:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - Singapore. ThS. Kinh tế (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)