- Nhà đầu tư Singapore làm việc trong các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được phép chuyển thu nhập về nước sau khi nộp thuế thu nhập
3.3.2. Đối với doanh nghiệp
Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam là các đối tác chính trực tiếp thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu với Singapore. Chính vì vậy mà hoạt động của các DN này ảnh hưởng trực tiếp tới kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước. Để thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam – Singapore thì các DN xuất nhập khẩu Việt Nam cần thực hiện một số biện pháp sau:
hàng chủ lực của Việt Nam, có tới 8/15 mặt hàng chủ lực xuất khẩu bị suy giảm kim ngạch do giá cả trên thị trường thế giới giảm sút. Vì vậy, bất chấp tổng khối lượng sản xuất tăng lên tuyệt đối, kim ngạch xuất khẩu vẫn không ngừng được cải thiện, điều đó đòi hỏi một loạt giải pháp cấp bách để có thể khôi phục lại sức mua thông qua nâng cao thế cạnh tranh trên thị trường thế giới nói chung và thị trường Singapore nói riêng.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm: Giá cả một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam thường thấp hơn các đối thủ cạnh tranh, lý do chính là chất lượng hàng của Việt Nam còn kém. C ng là gạo 5%, 25% tấm, nhưng gạo Thái Lan ngon hơn gạo 5%, 25% tấm của Việt Nam; c ng như cà phê, tỷ trọng cà phê loại II tuy có giảm song tỷ lệ thuỷ phần quá cao 13%, thậm chí có cả hạt đen, mốc, vỡ, lẫn nhiều tạp chất, quy cách màu sắc, độ bóng, độ đồng đều chưa đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Ngoài ra, mẫu mã, cách đóng gói và ghi nhãn đơn điệu đã làm cho hàng nông sản Việt Nam gặp nhiều khó khăn khi thâm nhập vào thị trường Singapore. Nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam thì phát triển tràn lan, thiếu kỹ thuật, chất lượng giống không ai quản lý, dẫn đến chất lượng thuỷ sản xuất khẩu thấp.
Vì vậy, để nâng cao năng lực cạnh tranh, không còn con đường nào khác Việt Nam phải đặc biệt chú ý tới việc nâng cao chất lượng. Các doanh nghiệp phải lấy yêu cầu của người tiêu dùng làm mục tiêu để cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Hiện nay một trong những nhóm hàng mà Việt Nam có khả năng xuất khẩu với khối lượng lớn vào thị trường Singapore, đó là nhóm hàng thực phẩm, muốn đạt hiệu quả như mong muốn, đòi hỏi Việt Nam phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt mà Chính phủ Singapore đã đề ra. Để làm được điều đó, cần phải:
Rà soát, b sung và hoàn chỉnh các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với các mặt hàng nông, lâm, thủy sản, nhất là mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực như gạo, cà phê, cao su, thủy sản. Trên cơ sở đó, xây dựng lộ trình bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với các mặt hàng nông, lâm, thủy sản xuất khẩu và tăng cường kiểm tra, kiểm soát để nâng cao chất lượng, hiệu quả xuất khẩu, bảo vệ uy tín, thương hiệu hàng hóa Việt Nam.
Để đảm bảo tiêu chuẩn an toàn về thực phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế, thực phẩm nhập khẩu được kiểm nghiệm một cách hệ thống nhằm loại bỏ các nguồn bệnh ngay từ nguồn cung cấp trước khi đưa vào hệ thống phân phối, Việt Nam nên hợp tác với Singapore và mời các cơ quan thẩm quyền của Singapore vào để:
+ Đánh giá hệ thống và thực tiễn nơi sản xuất
+ Kiểm nghiệm và cấp phép cho các nhà sản xuất nông phẩm và cơ sở chế biến
+ Gắn nhãn mác cho từng lô hàng nông phẩm nhập khẩu truy nguyên nguồn gốc
+ Kiểm tra chất lượng sản phẩm tại cửa khẩu nhập khẩu nông phẩm + Kiểm nghiệm trước và sau khi giết mổ tại các cơ sở sát sinh trong nước
+ Kiểm tra trong phòng thí nghiệm đối với gia cầm, thịt đông lạnh, cá đông lạnh và cá tươi sống, rau quả và trứng nhập khẩu để chế biến và tiêu dùng tại Singapore.
Ngoài những yêu cầu trên, nhà nước nên có các chính sách động viên, khuyến khích, cho vay vốn để các doanh nghiệp tích cực thực hiện các chương trình, dự án nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, nhà nước c ng cần tập trung vốn để tăng cường đầu tư cho máy móc thiết bị, đổi mới
sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường Singapore c ng như thị trường quốc tế.
- Biện pháp giảm giá thành sản phẩm: Để giảm giá thành sản phẩm, các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu phải sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và lao động như tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu, giảm chi phí trong sản xuất và lưu thông. Đặc biệt Việt Nam cần nghiên cứu để giảm tối đa việc nhập khẩu hàng hoá vô hình như dịch vụ vận tải, bảo hiểm (bằng cách giành quyền vận chuyển)... để từ đó tận dụng được các nguồn nhân lực, phương tiện sẵn có nhằm góp phần giảm giá thành sản phẩm.
Ngoài chương trình hợp tác trong lĩnh vực nuôi trồng, chế biến nông sản (Việt Nam đã có chương trình hợp tác quy hoạch nuôi trồng, chế biến nông sản với Singapore), Nhà nước Việt Nam c ng như chính phủ Singapore c ng nên xúc tiến việc Singapore sẽ thành lập một hệ thống kho bảo quản, phân phối hàng hoá tại Việt Nam để từ hệ thống kho này xuất th ng đi các nước không phải tốn phí vận chuyển sang Singapore. Như vậy, hàng hoá xuất khẩu từ Việt Nam sẽ luân chuyển nhanh hơn, các doanh nghiệp đỡ bị đọng vốn cho một chu trình xuất khẩu và chắc chắn giá của sản phẩm sẽ có lợi thế cạnh tranh.
- iếp cận phương thức mua bán mới: Các doanh nghiệp Việt Nam từ trước đến nay chủ yếu sử dụng hình thức buôn bán thông thường, thông qua các phương thức thanh toán L/C, D/A, D/P, giao hàng, chuyển tiền bằng TTR hoặc trả trước một phần tiền hàng ... Nhưng xu thế hiện nay buôn bán trên thế giới bằng “ hương mại điện tử” đã gia tăng ở mức “nhanh đến chóng mặt”. Thương mại điện tử đang bước vào thời kỳ bùng nổ toàn cầu. Theo dự báo, trong 5 năm tới khối lượng buôn bán, dịch vụ thực hiện qua internet – thương mại điện tử sẽ chiếm khoảng 30% tổng doanh số toàn cầu. Tại APEC,
Singapore sẽ là nước tăng nhanh nhất, tiếp đó là Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, và các nước khác c ng tăng đầu tư cho lĩnh vực này.
Thương mại điện tử sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong cung cấp, giới thiệu thông tin về thị trường, quảng bá hàng hoá, tìm kiếm bạn hàng, thương nhân (cả trong nước và nước ngoài) vốn đang là nội dung của các tổ chức xúc tiến, nghiên cứu thương mại. Thương mại điện tử sẽ giúp các doanh nghiệp, các nhà kinh doanh tìm đến cái mình cần nhanh nhất, tiện lợi và ít tốn kém nhất.
Vì vậy, để phát triển buôn bán giữa Việt Nam và Singapore – quốc gia được đánh giá là sử dụng phương thức mua bán này sẽ tăng nhanh nhất trong các nước châu Á, các doanh nghiệp Việt Nam cần vận dụng linh hoạt các phương thức kinh doanh trên để từng bước hình thành những kênh phân phối, trong đó tranh thủ tối đa kênh trung chuyển qua khu vực thị trường Singapore đối với những mặt hàng có khối lượng lớn.
Trên đây là một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển quan hệ thương mại Việt Nam – Singapore trong thời gian tới. Tuy nhiên, bên cạnh đó cần
đào tạo nguồn nhân lực phù hợp cho tương lai. Việt Nam cần có một lực lượng các chuyên gia hiểu biết về thói quen c ng như luật lệ tại thị trường Singapore để có thể thâm nhập sâu hơn nữa vào thị trường này và đối phó với những tranh chấp thương mại có thể xảy ra trong tương lai. Ngoài ra, cần tăng cường kết nối và khuyến khích hoạt động của cộng đồng người Việt Nam tại Singapore (nơi có khoảng 12.000 người Việt Nam đang sinh sống, học tập, làm việc). Chính lực lượng này sẽ góp một phần rất lớn vào các hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động thương mại giữa hai nước nói riêng.
Ngoài việc đào tạo nhân lực, phía Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp cần có các chiến lược kinh doanh phù hợp với thị trường Singapore bằng cách
cường trình độ quản lý, tham gia vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu và khu vực; đồng thời phải chủ động hơn trong việc tìm kiếm các bạn hàng tại Singapore thông qua việc đẩy mạnh các sàn giao dịch hàng hóa.
Để thâm nhập sâu hơn vào thị trường Singapore, các doanh nghiệp Việt Nam cần có chiến lược xây dựng thương hiệu thông qua việc thực hiện các hệ thống kiểm tra sản phẩm một cách nghiêm ngặt để đảm bảo hàng hóa xuất sang Singapore luôn có chất lượng cao và đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ mặt hàng chất lượng cao tại thị trường này. Đồng thời, các doanh nghiệp Việt Nam cần tích cực tham gia vào các hoạt động xúc tiến thương mại do nhà nước c ng như các hiệp hội ngành hàng tổ chức như Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Singapore (lần đầu tiên được tổ chức vào năm 2011 tại Hà Nội, và sắp tới đây sẽ tổ chức vào tháng 0 năm 2013 tại Thành phố Hồ Chí Minh).
KẾT LUẬN
Trong lịch sử quan hệ Việt Nam – Singapore, chưa bao giờ mối quan hệ thương mại giữa hai nước lại phát triển mạnh mẽ như những năm qua. Các chỉ số về kim ngạch xuất nhập khẩu tăng trưởng ổn định qua các năm trong giai đoạn 2005-2012. Những thành tựu đạt được trong 8 năm qua đã có sự đóng góp không nhỏ vào công cuộc công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước nói chung và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội nói riêng.
Quan hệ thương mại Việt Nam và Singapore đã không ngừng đi lên. Giá trị trao đổi thương mại song phương giữa hai nước tăng 2 % năm 2012, đạt 9,058 tỷ USD. Với 1.000 dự án và tổng vốn đầu tư đăng ký là 2 tỷ USD, Singapore đã trở thành nhà đầu tư đứng thứ 5/95 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Nhân dịp chuyến thăm chính thức Singapore của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng (12-1 /09/2012) theo lời mời của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long - Tổng thư ký Đảng Hành động nhân dân (PAP), hai bên đã nhất trí nâng cấp quan hệ song phương, đưa Singapore trở thành quốc gia ASEAN đầu tiên thành đối tác chiến lược của Việt Nam và sẽ ký một Hiệp định về Đối tác Chiến lược vào năm 2013, nhân dịp kỷ niệm 0 năm thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước. Bản Hiệp định Đối tác Chiến lược này sẽ nâng tầm các mối quan hệ hiện có giữa Việt Nam và Singapore, đồng thời mở ra định hướng hợp tác mới trong các lĩnh vực, bao gồm giáo dục, đào tạo, tài chính, quốc phòng, an ninh.
Để tiếp tục duy trì và nâng cao hơn nữa các thành tựu đã đạt được, Việt Nam cần tiếp tục phát huy những mặt hàng thế mạnh của mình và cải thiện các mặt hàng tiềm năng thông qua nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam và thực hiện các phương thức mua
liên quan đến xuất nhập khẩu, tạo cơ chế thông thoáng và tích cực cho các nhà xuất nhập khẩu trong nước và Singapore.
Đề tài đã đưa ra một bức tranh khái quát về hoạt động thương mại Việt Nam - Singapore giai đoạn 2005 - 2012 tại Việt Nam, còn rất nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong thời gian tới như hoạt động xúc tiến thương mại giữa Việt Nam và Singapore, nâng cao năng lực của các cán bộ xuất nhập khẩu của Việt Nam hay xây dựng chiến lược xuất nhập khẩu... Qua bài viết này, tác giả hy vọng đây là một phần tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm hoạt động thương mại nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Singapore nói riêng.