Đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - Singapore. ThS. Kinh tế (Trang 106 - 114)

- Nhà đầu tư Singapore làm việc trong các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được phép chuyển thu nhập về nước sau khi nộp thuế thu nhập

3.3.1. Đối với Chính phủ

- ở rộng các lĩnh vực đầu tư nước ngoài, c phần hóa đa dạng hóa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khuyến khích mạnh hơn kinh tế tư nhân, kinh tế hỗn hợp. Tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh, xóa bao cấp, giảm bảo hộ, hạn chế kiểm soát độc quyền trong nhiều lĩnh vực như tài chính ngân hàng. Nâng cao chất lượng đội ng lao động. Việt Nam đã và đang cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư và sản xuất kinh doanh; đồng thời dỡ bỏ nhiều thủ tục phiền hà về vấn đề sử dụng đất sản xuất kinh doanh. Nhà nước tiếp tục thực hiện cam kết của Việt Nam trong khuôn khổ kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Singapore, cùng nhau phát triển ngày càng vững mạnh mối quan hệ này. Thiết lập các chuyến thăm cấp cao giữa lãnh đạo Việt Nam - Singapore trong quan hệ hợp tác về kinh tế và chính trị.

- Chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu: Qua phân tích đặc điểm thị trường Singapore, với cơ cấu hàng hoá nhập khẩu của Singapore đã có nhiều thay đổi, với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt của các quốc gia khác để đẩy

thì trước tiên Việt Nam cần phải nhanh chóng thay đổi cơ cấu xuất khẩu vào thị trường này mới hy vọng tăng nhanh khối lượng và kim ngạch. Qua kinh nghiệm xuất khẩu của Trung Quốc vào thị trường Singapore, năm 1996 trở về trước, Trung Quốc mới chỉ đạt kim ngạch xuất khẩu trên dưới 5-6 tỷ USD, đến năm 2000 con số này đã lên tới 12,3 tỷ USD, tăng gấp hai lần. Sở dĩ đạt được kết quả như trên là do Trung Quốc đã kịp thời bổ sung nhiều mặt hàng công nghiệp như hàng điện tử, viễn thông thiết bị, bán thành phẩm công nghiệp rất phù hợp với nhu cầu nhập khẩu của Singapore, vì vậy, kim ngạch nhập khẩu của họ tăng khá nhanh.

- Về hàng nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường Singapore thì trong thời gian tới do Việt Nam vẫn tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, nên cơ cấu hàng nhập khẩu từ Singapore như hiện nay vẫn là cần thiết và không có gì thay đổi lớn.

Trong những năm qua, nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường tập trung cho một số nhu cầu cấp thiết như xăng, dầu, thiết bị phụ tùng, linh kiện và một số mặt hàng nguyên vật liệu cho sản xuất công, nông, lâm nghiệp... Trong tương lai, hàng năm số dự án đầu tư của Singapore nói riêng và các nước khác nói chung vào Việt Nam ngày càng tăng thì nhu cầu nhập khẩu vẫn sẽ tăng, bởi vì trong các dự án của Việt Nam số dự án đã đi vào hoạt động, không dùng đến nguyên liệu... chiếm phần nhỏ, còn đa số các dự án vào Việt Nam là các dự án xây dựng văn phòng, hạ tầng cơ sở, xây dựng khu đô thị mới... đang triển khai thực hiện. Trong tổng kim ngạch nhập khẩu từ thị trường này, phần kim ngạch nhập khẩu của các liên doanh nước ngoài vẫn chiếm tỷ trọng lớn, do nhu cầu sản xuất kinh doanh của các liên doanh và do có những liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài mới ra đời.

- Định hướng thị trường tiêu thụ: Do tính chất của thị trường tiêu thụ Singapore đã thay đổi (trước đây mọi sản phẩm có thể tiêu thụ), nhân công

đắt đỏ, trình độ công nghiệp hoá cao, mọi sản phẩm hàng hoá cung cấp vào thị trường này ngày càng đòi hỏi khắt khe mới đáp ứng yêu cầu tiêu thụ, kể cả các dạng nguyên liệu thô, sơ chế. Vì vậy một mặt các doanh nghiệp phải phân biệt được sự khác biệt của hai phần thị trường song song tồn tại trên cùng một địa bàn để từ đó xác định r danh mục sản phẩm thâm nhập từng phần thị trường để xác định đối tượng bạn hàng và có chính sách lâu dài với từng đối tượng bạn hàng, từng loại sản phẩm. Phải có kế hoạch dài hạn nhưng thật cụ thể nhằm từng bước tiếp cận bạn hàng, tiếp cận yêu cầu của thị trường, hướng tới mục tiêu chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu sản phẩm của doanh nghiệp mình. Mặt khác, các doanh nghiệp cần có thái độ nghiêm túc trong làm ăn, tôn trọng những cam kết, không thể tiếp diễn mãi cách làm ăn “ăn s i, ở thì” sẽ chỉ làm giảm sút thêm khối lượng, kim ngạch, mất thêm bạn hàng, uy tín và làm trì trệ thêm những cố gắng đẩy nhanh xuất khẩu vào thị trường này.

Nhà nước phải có định hướng thị trường dài hạn cho từng loại sản phẩm, trước mắt cho những sản phẩm xuất khẩu có khối lượng và kim ngạch lớn. Vì chỉ có nhà nước mới có đủ điều kiện, có cái nhìn tổng quan và đưa ra đường hướng phát triển sản phẩm, phân bố thị trường cho từng sản phẩm trên cơ sở tính toán, nhờ đó mới đảm bảo mang lại cho nền kinh tế có hiệu quả cao. Trên cơ sở các định hướng của nhà nước, nhà nước có chính sách hướng xuất khẩu sản phẩm, hướng các doanh nghiệp tham gia vào định hướng thị trường. Singapore là một thị trường giao dịch quốc tế, có khả năng tiêu thụ khối lượng lớn một số mặt hàng của Việt Nam. Nếu có một định hướng hợp lý, Singapore, một cách hết sức tự nhiên, đã là nơi hội mặt đủ rất nhiều nhà kinh doanh quốc tế tầm cỡ, tiềm năng cho hầu hết mặt hàng xuất khẩu Việt Nam.

- Nhà nước cần có biện pháp để quản lý nhập khẩu từ Singapore (hạn chế nhập siêu). Như đã biết Singapore là một nước có ngành công nghiệp chế

rất yếu kém. Việt Nam có thể nhập khẩu từ Singapore các mặt hàng của ngành công nghiệp nước này như các máy móc hiện đại phục vụ cho ngành công nghiệp, thiết bị lọc dầu, điện tử… để trang bị tốt cho công cuộc phát triển kinh tế và thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Dự tính trong những năm tới máy móc thiết bị phụ tùng sẽ chiếm khoảng 2% cơ cấu nhập khẩu từ thị trường này. Một điều cần hết sức chú ý trong việc nhập khẩu máy móc từ Singapore là không phải Việt Nam nhập khẩu toàn bộ máy móc mà phải nhập khẩu máy móc có chọn lọc, chất lượng từ Singapore, phải tránh tình trạng nhập các công nghệ lạc hậu, phế thải từ các nước tiên tiến trung chuyển qua Singapore. Có như vậy Việt Nam mới tránh không trở thành bãi rác thải công nghệ của các nước phát triển.

Bên cạnh đó Việt Nam c ng cần phải giảm nhập khẩu hàng tiêu dùng ở mức tối đa để tiết kiệm cho đất nước. Chỉ nên nhập những mặt hàng tiêu dùng thật sự cần thiết, và trong những năm tới Việt Nam cố gắng nhập hàng tiêu dùng chiếm xấp xỉ 0% và có thể ít hơn nữa.

Đối với mặt hàng vật tư hàng hoá như xăng dầu, phân bón, thép xây dựng, xi măng… Nhà nước chủ trương chỉ cấp giấy phép nhập khẩu cho những mặt hàng có chủng loại, quy cách trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất được nhưng chưa đủ cho tiêu dùng. Dự kiến vật tư hàng hoá trong các năm tới sẽ chiếm 58% trong cơ cấu nhập khẩu của Việt Nam.

Đối với mặt hàng ô tô xe máy nguyên chiếc: Việt Nam cần hạn chế thông qua việc điều chỉnh thuế nhập khẩu để bảo vệ ngành lắp ráp trong nước chưa phát triển.

Để hạn chế mức nhập siêu chính phủ cần áp dụng tỉ giá hối đoái linh hoạt để điều tiết nhập khẩu và xuất nhập khẩu. Ví dụ như ngân hàng sẽ áp dụng một tỉ giá ưu đãi đối với những doanh nghiệp nhập khẩu mặt hàng thuộc diện khuyến khích như máy móc thiết bị, linh kiện…

- ăng cường biện pháp khuyến khích hàng xuất khẩu. Trong những năm tới đây, Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu sang Singapore các mặt hàng truyền thống như: gạo, cà phê, cao su, dầu thô… nhưng vấn đề đặt ra ở đây là: Việt Nam phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm của mình nhằm tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường Singapore. Để làm được điều đó, trước hết cần phải đầu tư nghiên cứu kỹ thị trường Singapore thông qua các cuộc triển lãm, quảng cáo để giới thiệu sản phẩm đồng thời tìm hiểu kỹ nhu cầu thị hiếu của người dân Singapore từ đó tìm cách sản xuất các mặt hàng thoả mãn nhu cầu ấy. Nhà nước cần khuyến khích cho vay vốn để thực hiện các công trình dự án nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Bên cạnh việc nghiên cứu chất lượng sản phẩm là phải cải tiến mẫu mã, kiểu dáng, bao bì sản phẩm sao cho phù hợp. Về mẫu mã Việt Nam cần phải học hỏi nhiều từ hàng hóa của Trung Quốc. Hơn nữa cần phải tăng cường đầu tư cho thiết bị đo lường và kiểm tra chất lượng sản phẩm xuất khẩu để đảm bảo hàng Việt Nam luôn đạt tiêu chuẩn quốc tế và còn cao hơn các tiêu chuẩn này. Các phương tiện vận chuyển, kho cảng, bến bãi c ng phải đầu tư tốt để không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Và luôn luôn coi việc đổi mới công nghệ là yếu tố quan trọng hàng đầu để đạt chất lượng tốt nhất.

Bên cạnh đó cần giảm giá sản phẩm, tức là phải sử dụng hợp lý, tiết kiệm các yếu tố đầu vào, giảm chi phí trong sản xuất lưu thông và giảm tối đa nhập khẩu hàng hoá vô hình như: chi phí vận tải, bảo hiểm (bằng cách nhập hàng theo giá FOB và xuất hàng theo giá CIF), đồng thời Việt Nam cần phải đặt đại diện tại Singapore (theo lời mời của họ) như thế giá hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam sẽ được ổn định hơn.

hàng sơ chế để nâng cao kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Để đầu tư khâu chế biến cần có một chính sách ưu đãi, miễn giảm thuế xuất khẩu, thuế doanh thu cho các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu trong nước, khuyến khích họ áp dụng công nghệ hiện đại đầu tư vào khâu chế biến để nâng cao hiệu quả kinh tế. Đi đôi với đó là việc phải áp dụng nâng thuế suất đối với hàng thô và sơ chế. Mục tiêu đặt ra trong những năm tới đối với Việt Nam là xuất khẩu sản phẩm qua chế biến cần phải đạt từ 80% trở lên, còn lại là sản phẩm sơ chế. Có như vậy kim ngạch xuất khẩu mới có thể tăng lên. Bên cạnh đó cần phải chú trọng khuyến khích mạnh mẽ đối với các doanh nghiệp làm gia công, mở rộng gia công các mặt hàng như dệt may, giày dép, lắp ráp điện tử… để hàng Việt Nam không phải gia công lại.

Ngoài ra, c ng cần chú trọng đến kênh tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Singapore, kênh tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường Singapore ngoài các kênh tiêu thụ nội địa còn có kênh trung chuyển hàng hoá. Kênh này c ng có tầm quan trọng tương đối lớn. Việt Nam cần phải có cái nhìn đúng đắn về kênh trung chuyển này. Nhiều doanh nghiệp của Việt Nam vẫn đang có tâm lý “dị ứng” với việc sử dụng công ty trung gian trong kinh doanh xuất khẩu vì DN quan niệm rằng bán hàng tới tận tay người tiêu dùng mới có hiệu quả cao, còn việc bán qua trung gian thì sẽ vô hình mất đi một khoản ngoại tệ. Quan niệm này không hoàn toàn đúng bởi vì bạn hàng của các kênh trung chuyển hàng hoá tại Singapore phần lớn là các công ty đa quốc gia, công ty chế biến hàng đầu trên thế giới có trụ sở làm ăn tại Singapore. Họ có mạng lưới tiêu thụ rộng khắp khu thế giới. Ngoài ra họ còn có tiềm năng về vốn, kinh nghiệm. Trong khi đó các doanh nghiệp Việt Nam không thể tự tìm các thị trường và c ng không đủ sức để quảng bá các sản phẩm vào những thị trường mới này. Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển nhanh và mạnh mẽ sẽ tạo ra rất nhiều sản phẩm mới, nhãn mác (thương

hiệu) mới và cần có thêm nhiều thị trường tiêu thụ. Vì vậy các DN có thể thông qua họ để thâm nhập vào các thị trường mới, đưa hàng hóa của Việt Nam vào những khu vực thị trường khó tính mà trước mắt chưa thể có điều kiện vươn tới được. Vấn đề đặt ra là cần phải có đối sách phù hợp, lựa chọn đúng sản phẩm, đúng bạn hàng và có phương thức kinh doanh phù hợp, linh hoạt thì chắc chắn hiệu quả kinh doanh của các DN Việt Nam sẽ được nâng cao lên rất nhiều.

Bên cạnh các biện pháp khuyến khích Việt Nam cần phải có các biện pháp tài chính tín dụng khuyến khích cho xuất khẩu, đó là:

Nhà nước cần phải tạo nguồn vốn cho các doanh nghiệp có các dự án đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu. Thực hiện chính sách lãi suất ưu đãi về vốn vay đầu tư sản xuất hoặc mua hàng xuất khẩu đồng thời phải khuyến khích các doanh nghiệp tự tìm nguồn vốn thông qua hợp tác kinh tế từ các đối tác Singapore.

Nhà nước c ng cần phải sử dụng tỉ giá hối đoái linh hoạt để điều tiết hoạt động xuất nhập khẩu. Ngân hàng nên thu mua ngoại tệ thu được từ xuất khẩu và cấp hoá đơn đặc biệt cho họ. Khi doanh nghiệp cần có nhu cầu, họ có thể xuất hoá đơn để mua lại ngoại tệ với tỉ giá ưu đãi. Khi không có nhu cầu, doanh nghiệp có toàn quyền chuyển nhượng hoá đơn này.Việc áp dụng chính sách tỉ giá hối đoái linh hoạt một mặt sẽ khuyến khích xuất khẩu và mặt khác hạn chế được các khoản nhập khẩu dùng tiền Việt không có nguồn gốc xuất khẩu nên sẽ hạn chế được tình trạng nhập siêu.

Chính phủ cần phải khuyến khích các doanh nghiệp tham gia các quỹ bảo hiểm xã hội để bảo hiểm cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu. Khi giá cả thị trường biến động theo chiều hướng đi xuống. Chính phủ c ng cần phải khuyến khích các hiệp hội, các ngành hàng: cà phê ca cao có hiệp

cho mình. Điều này giúp các doanh nghiệp an tâm và ổn định kinh doanh xuất khẩu.

Bên cạnh các biện pháp tài chính tín dụng khuyến khích trong xuất khẩu Việt Nam c ng cần phải chú ý tới vấn đề nâng cao tay nghề, chất lượng của đội ng cán bộ làm ngoại thương: họ cần phải am hiểu về lĩnh vực xuất nhập khẩu, có trình độ nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu và đặc biệt phải biết tiếng Anh để các hợp đồng được ký với Singapore đều chặt chẽ.

Ngoài ra việc cải cách hệ thống thuế quan c ng rất quan trọng. Việc quản lý các hoạt động thương mại ở Việt Nam còn khá chặt thể hiện ở chỗ thuế xuất nhập khẩu một số ngành hàng ở Việt Nam còn rất cao và có nhiều mức thuế khác nhau gây nhiều trở ngại cho các công ty xuất nhập khẩu. Thuế xuất nhập khẩu là biện pháp hữu hiệu để quản lý các hoạt động ngoại thương đồng thời đem lại nguồn thu cho chính phủ, bổ sung cho ngân sách đất nước. Song việc đánh thuế ở mức quá cao lại gây ra tác dụng tiêu cực là hạn chế các hoạt động xuất nhập khẩu. Vì vậy Việt Nam cần phải cải cách hệ thống thuế hợp lý hơn, ví dụ Luật thuế giá trị gia tăng được quốc hội thông qua và ban hành năm 1999 quy định mức thuế 0% với tất cả hàng hoá xuất khẩu. Thêm vào đó Việt Nam tham gia hiệp định về thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT) buộc Việt Nam phải dần dần cắt giảm nhiều hạng mục thuế. Việc cắt giảm thuế này chắc chắn sẽ gây khó khăn hơn cho nền sản xuất trong nước vì phải cạnh tranh với hàng ngoại nhập đặc biệt là hàng hóa từ các nước ASEAN. Nhưng đây là cơ hội vàng để hàng Việt Nam tự kh ng định chất lượng sản phẩm của mình.

Thực tế ở Singapore cho thấy chính phủ này hoàn toàn nới lỏng hoạt động thương mại và thuế quan. Chính phủ chỉ đánh thuế nhẹ một số mặt hàng cấm như rượu, bia, thuốc lá, ô tô… còn đa số các mặt hàng khác thì không

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam - Singapore. ThS. Kinh tế (Trang 106 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)