Chƣơng 3 : PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG
3.1. Hoạt động TĐG ở Việt Nam qua các giai đoạn:
3.1.4. Giai đoạn từ 2008 đến nay
Đây là giai đoạn bắt đầu sự ra đời và phát triển thị trƣờng TĐG ở Việt Nam, xuất hiện sự cạnh tranh trong việc cung cấp dịch vụ TĐG. Đặc biệt trong giai đoạn này, Chính phủ ban hành Luật giá số 11/2012/QH13 ngày 20/6/2013 thay thế cho Pháp lệnh giá, giúp hành lang pháp lý về TĐG chặt chẽ hơn. Ở giai đoạn này số lƣợng các doanh nghiệp TĐG, thẩm định viên về giá phát triển rất nhanh. Tính đến tháng 12/2014 cả nƣớc có 1.231 ngƣời đƣợc
Bộ tài chính cấp thẻ thẩm định viên về giá, trong đó có 805 thẩm định viên đăng ký hành nghề TĐG tại 170 doanh nghiệp TĐG, với 37 Chi nhánh của doanh nghiệp TĐG đƣợc Bộ tài chính công nhận đủ điều kiện cung cấp dịch vụ TĐG (Nguồn: Cục Quản lý giá – Bộ tài chính)
Tại các địa phƣơng vẫn còn đang tồn tại các Trung tâm dịch vụ tài chính chƣa đủ điều kiện chuyển sang doanh nghiệp TĐG. Chức năng hoạt động chủ yếu của các trung tâm này là thực hiện các nhiệm vụ mang tính chất dịch vụ công trong lĩnh vực tài chính, trong đó có hoạt động cung cấp thông tin về giá tài sản, hàng hóa, dịch vụ… cho các tổ chức cá nhân có nhu cầu TĐG. Ngoài nhiệm vụ của Trung tâm là bán đấu giá tài sản Nhà nƣớc do cơ quan có thẩm quyền quyết định bán và liên kết với các đơn vị, tổ chức có chức năng TĐG cung cấp các dịch vụ TĐG và thông tin về giá theo quy định.
Bảng 3.1: Bảng thống kê tình hình hoạt động TĐG qua các năm
Năm Hợp đồng TĐG Giá trị tài sản TĐG (tỷ đồng) Doanh thu TĐG (tỷ đồng) 2008 12.814 82.806 83,785 2009 15.897 96.419 106,908 2010 36.199 159,382 2011 32.893 566.830 179 2012 81.363 612.316 118 2013 60.415 981.746 403 2014 70.561 1.031.687 466 (Nguồn: Bộ tài chính)
Từ dữ liệu thống kê trên cho thấy, hoạt động TĐG phát triển rất nhanh. Sau khi chuyển mô hình hoạt động TĐG từ các Trung tâm sang các mô hình
doanh nghiệp (năm 2008 so với năm 2007): số lƣợng hợp đồng TĐG, doanh thu hoạt động TĐG tăng hơn 2 lần, giá trị tài sản TĐG tăng gấp gần 4 lần.
Tuy nhiên, hoạt động TĐG đã xuất hiện những bất cập nhất định nhƣ: Khung pháp lý chƣa đồng bộ, có sự mâu thuẫn, chồng chéo, một số quy định không còn phù hợp, chƣa bao quát đƣợc toàn bộ hoạt động TĐG (phạm vi điều chỉnh, đối tƣợng áp dụng, nguyên tắc hoạt động, tài sản TĐG, kết quả TĐG,..). Quản lý doanh nghiệp TĐG, hành nghề thẩm định viên về giá chƣa chặt chẽ: nhiều doanh nghiệp TĐG và có chức năng TĐG chƣa chấp hành nghiêm túc chế độ báo cáo, thông tin theo quy định, cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp TĐG, có hiện tƣợng thẩm định viên về giá thông đồng với khách hàng xác định giá trị tài sản không phù hợp với giá thị trƣờng, còn tồn tại trƣờng hợp thuê thẻ thẩm định viên về giá… Các chế tài xử lý vi phạm trong hoạt động TĐG còn thiếu, và chƣa có tác dụng răn đe, ngăn ngừa hành vi vi phạm, có những quy định chƣa phù hợp, thiếu tính khả thi…
Để khắc phục những bất cập trong quản lý hoạt động TĐG, tháng 6/2012, Quốc hội đã ban hành Luật giá số 11/2012/QH13 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/1/2013, và ngày 6/8/2013 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 89/2013/NĐ-CP, Nghị định 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật giá. Hiện nay Bộ tài chính đang xây dựng thông tƣ hƣớng dẫn thực hiện Nghị định, nhằm hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về giá và TĐG một cách đồng bộ.