Hoạt động đào tạo,bồi dƣỡng nghiệp vụ TĐG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng hoạt động thẩm định giá ở việt nam (Trang 44 - 48)

Chƣơng 3 : PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG

3.2. Hoạt động đào tạo,bồi dƣỡng nghiệp vụ TĐG

3.2.1. Đào tạo dài hạn

Hiện nay, công tác đào tạo dài hạn (hệ đại học và cao đẳng) đối với chuyên ngành TĐG đƣợc thực hiện ở 5 trƣờng đại học và cao đẳng. Số lƣợng tuyển sinh của mỗi trƣờng khoảng từ 40-100 sinh viên/năm. Hai trƣờng Đại học tài chính Marketing và Đại học Quản trị kinh doanh thuộc Bộ tài chính có

khoa TĐG, bắt đầu tuyển sinh từ năm 1998-1999, hàng năm mỗi trƣờng tuyển sinh từ 50-70 sinh viên. Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, học viện tài chính ngân hàng cũng đã hình thành bộ môn TĐG, mỗi năm chiêu sinh khoảng 50 sinh viên. Đến năm 2004-2005 các trƣờng tuyển sinh khóa đào tạo hệ đại học chuyên ngành TĐG. Cho đến thời điểm hiện nay đã rất nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học chuyên ngành TĐG.

Năm 2013, Trƣờng Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh đã chiêu sinh khóa cao học chuyên ngành TĐG đầu tiên. Đến nay, Trƣờng có 42 học viên theo học và khóa cao học đầu tiên đã và đang hoàn thành luận văn thạc sỹ chuyên ngành TĐG.

Tuy nhiên, ngành học TĐG cũng chƣa thực sự hấp dẫn đối với xã hội, và các trƣờng cũng chƣa quan tâm phát triển đào tạo ngành học TĐG. Tình trạng này xuất phát từ giảng viên giảng dạy của các trƣờng còn ít, chƣa đƣợc đào tạo chính quy về chuyên ngành này, chủ yếu là tự nghiên cứu và học từ các lớp bồi dƣỡng trong nƣớc và ngoài nƣớc về TĐG. Bên cạnh đó, nội dung, chƣơng trình đào tạo chƣa có tính chuẩn mực, thống nhất. Hiện nay, tài liệu sử dụng trong đào tạo của các trƣờng chủ yếu dựa trên tài liệu đã ban hành trong nƣớc và ngoài nƣớc do từng trƣờng tự thu thập và biên soạn, có những nội dung chƣa đƣợc cập nhật và chƣa gắn nhiều với thực tiễn TĐG của Việt Nam, chƣa thống nhất với tài liệu đào tạo, bồi dƣỡng do Bộ tài chính phát hành.

Mặt khác, hiện nay rất nhiều sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành TĐG nhƣng không tìm đƣợc việc làm. Nguyên nhân do sự phát triển của các công ty còn manh mún, nhu cầu tuyển dụng của các công ty chủ yếu tuyển dụng ngƣời có kinh nghiệm.

3.2.2. Đào tạo ngắn hạn

Thực hiện quy định tại Điều 16 Pháp lệnh giá, để chuẩn bị cơ sở cho việc cấp thẻ thẩm định viên về giá, Ban Vật giá Chính phủ (trƣớc đây) đã

giao cho 2 Trung tâm TĐG thuộc Ban Vật giá Chính phủ tổ chức 3 lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ TĐG tại miền Bắc, miền Trung và miền Nam vào cuối năm 2002 cho 203 học viên là cán bộ đang làm công tác quản lý giá tại cơ quan nhà nƣớc, Sở Tài chính, doanh nghiệp. Sau khóa học, theo thẩm quyền Trƣởng ban Ban Vật giá Chính phủ đã cấp 203 chứng chỉ bồi dƣỡng nghiệp vụ TĐG cho các học viên và đã cấp 38 thẻ thẩm định viên về giá trong số 203 học viên tham gia học.

Sau khi Chính phủ có quyết định chuyển Ban Vật giá Chính phủ vào Bộ Tài chính từ năm 2002, Bộ trƣởng Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 2722/2004/QĐ-BTC về việc phê duyệt chƣơng trình, nội dung bồi dƣỡng nghiệp vụ chuyên ngành TĐG. Với sự phát triển của ngành nghề, đòi hỏi có sự thay đổi phù hợp của hành lang pháp lý, ngày 22/10/2008, Bộ Tài chính đã ban hành Quy chế đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ chuyên ngành TĐG kèm theo Quyết định số 87/2008/QĐ-BTC thay thế Quyết định số 2722/2004/QĐ-BTC nêu trên; đồng thời chính thức phát hành bộ tài liệu bồi dƣỡng kiến thức ngắn hạn chuyên ngành TĐG đƣợc áp dụng thống nhất cho các trƣờng đào tạo bồi dƣỡng kiến thức ngắn hạn chuyên ngành TĐG trong phạm vi cả nƣớc kể từ tháng 10/2008.

Hiện nay, với sự phát triển của Hội TĐG, đội ngũ giảng viên gồm các giáo sƣ, tiến sỹ của các trƣờng đại học, Cục Quản lý giá, có năng lực trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn phong phú…, hàng năm Hội tổ chức đƣợc nhiều lớp đào tạo ngắn hạn, bồi dƣỡng kiến thức nghiệp vụ TĐG (năm 2014 Hội đã tổ chức đƣợc 10 khóa bồi dƣỡng kiến thức chuyên ngành TĐG cho 778 học viên).

Triển khai tổ chức các lớp học bồi dƣỡng nghiệp vụ ngắn hạn đã góp phần cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng hành nghề cho đội ngũ những ngƣời làm công tác định giá, thẩm định viên; đồng thời đây là một trong các

điều kiện để họ tham gia dự thi lấy thẻ thẩm định viên về giá và phát triển nghề nghiệp. Kể từ tháng 10/2008 khi có bộ tài liệu chuẩn áp dụng trong đào tạo ngắn hạn, chất lƣợng bồi dƣỡng từ chỗ mỗi nơi, mỗi khu vực tổ chức các lớp bồi dƣỡng thẩm định có nội dung, chƣơng trình không giống nhau thì nay đã đi đến thống nhất, đồng đều với thời gian là 120 tiết và đáp ứng đƣợc yêu cầu của Bộ Tài chính đề ra trong giai đoạn vừa qua.

Tuy nhiên, hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ TĐG ngắn hạn cũng cho thấy những bất cập nhất định khi việc mở các lớp bồi dƣỡng ngắn hạn chƣa đƣợc thƣờng xuyên; việc cập nhật các kiến thức mới cho những ngƣời chƣa có thẻ thẩm định viên về giá và những ngƣời đã có thẻ thẩm định viên về giá còn hạn chế. Bên cạnh đó, tài liệu bồi dƣỡng đƣợc biên soạn từ năm 2007 và phát hành năm 2008 nay có các nội dung không còn phù hợp với Luật Giá và Nghị định số 89/2013/NĐ-CP; có một số nội dung cần phải đƣợc xem xét, bổ sung, cập nhật với tình hình mới, nhất là chuyên đề liên quan đến pháp luật áp dụng trong TĐG.

* Tổ chức thi và cấp Thẻ thẩm định viên về giá

Giai đoạn 2002-2003 có 38 học viên đƣợc cấp thẻ thẩm định viên về giá theo thẩm quyền của Trƣởng ban Ban Vật giá Chính phủ. Sau khi Ban Vật giá Chính phủ chuyển vào Bộ Tài chính, Bộ trƣởng Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 21/2004/QĐ-BTC ngày 24/02/2004 về việc ban hành quy chế cấp, sử dụng và quản lý thẻ thẩm định viên về giá. Theo đó, trong các năm 2005-2006, Bộ Tài chính đã triển khai tổ chức thành công 4 kỳ thi cấp thẻ thẩm định viên về giá và cấp thẻ cho tổng số 216 thẩm định viên.

Nhận thấy cần thiết phải điều chỉnh hành lang pháp lý phục vụ cho sự phát triển của ngành, Bộ Tài chính đã ban hành t h ô n g t ƣ s ố 4 6 / 2 0 1 4 / T T - B T C v ề quy định về thi, quản lý, cấp và thu thồi thẻ thẩm định viên về giá thay thế cho Quyết định số 55/2008/QĐ-BTC ngày

15/7/2008. Từ năm 2009 đến hết năm 2014, Bộ Tài chính đã tổ chức thành công 05 kỳ thi cấp thẻ thẩm định viên về giá (vào tháng 6/2009, tháng 4/2011, tháng 4/2012, tháng 6/2013 và tháng 9/2014) và tổ chức cấp thẻ cho tổng số 1.231 thẩm định viên.

Bảng 3.2: Bảng tổng hợp số lƣợng đào tạo TĐV hàng năm

Năm Số thí sinh đủ điều

kiện dự thi Số thí sinh đỗ và đƣợc cấp Thẻ thẩm định viên về giá 2011 571 131 2012 663 255 2013 640 321 2014 907 194

(Nguồn: Cục quản lý giá Bộ tài chính)

Tính đến tháng 12/2014, đã có 1.231 ngƣời đƣợc Bộ tài chính cấp thẻ thẩm định viền về giá.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng hoạt động thẩm định giá ở việt nam (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)