Chƣơng 3 : PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG
3.6. Đánh giá chung về hoạt động TĐG ở Việt Nam
3.6.1. Kết quả đạt được
Hoạt động TĐG đã bƣớc đầu khẳng định đƣợc vị trí, vai trò và sự cần thiết của mình trong cơ chế thị trƣờng và đã phát huy đƣợc những hiệu quả nhất định. Thị trƣờng TĐG đã có bƣớc phát triển nhanh, bắt kịp xu hƣớng phát triển của nền kinh tế. Hoạt động TĐG đã góp phần đƣa giá trị của các tài sản về sát hơn với giá trị thị trƣờng và đảm bảo phục vụ các nhu cầu khác nhau về giá mà trƣớc đây phụ thuộc nặng nề vào Nhà nƣớc dƣới các hình thức áp đặt giá nhƣ : khung giá và các kết quả định giá của Hội đồng định giá.
Sự phát triển của hoạt động TĐG độc lập đã tách nghiệp vụ TĐG ra khỏi các hoạt động quản lý Nhà nƣớc về giá, giảm áp lực về tài chính, nhân sự cho bộ máy quản lý Nhà nƣớc, đảm bảo đáp ứng đƣợc các yêu cầu về giá của mọi thành phần kinh tế. Nhà nƣớc chỉ còn quản lý về giá dƣới các hình thức nhƣ bình ổn giá, quản lý giá đối với các mặt hàng chiến lƣợc có ảnh hƣởng đến nền kinh tế nhƣ xăng, dầu, phân bón….Chức năng quản lý Nhà nƣớc về giá chủ yếu dƣới các hình thức gián tiếp nhƣ xây dựng hành lang pháp lý về giá, thanh kiểm tra, xử lý vi phạm về giá.
Hành lang pháp lý về TĐG đƣợc xây dựng, ban hành để đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nƣớc về lĩnh vực giá. Sự ra đời của Luật giá và các Nghị định, thông tƣ hƣớng dẫn thi hành về cơ bản phù hợp với cơ chế giá thị trƣờng có sự kiểm soát của Nhà nƣớc, phù hợp với thông lệ quốc tế và khu vực, đáp ứng đƣợc nhu cầu của xã hội khi nền kinh tế đã chuyển một cách cơ bản cơ chế giá hành chính sang cơ chế giá thị trƣờng. Điều này giúp cho các doanh nghiệp TĐG, thẩm định viên về giá hoạt động theo khuôn khổ của pháp luật và nâng cao hiệu quả quản lý, kiểm soát của Nhà nƣớc đối với lĩnh vực TĐG, giúp cho hoạt động TĐG có sự thống nhất và đồng bộ hơn.
Doanh thu từ hoạt động TĐG tại các doanh nghiệp TĐG tăng nhanh qua các năm, cùng với sự gia tăng của số lƣợng hợp đồng TĐG, giá trị tài sản TĐG. Điều này cho thấy nhu cầu TĐG của xã hội ngày càng lớn. Số lƣợng doanh nghiệp TĐG tăng một cách nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu TĐG của khách hàng. Từ chỗ chỉ có 2 Trung tâm TĐG đến tháng 12/2014 cả nƣớc đã có 170 doanh nghiệp TĐG và có chức năng TĐG. Từ vài chục thẩm định viên cho đến nay đã có 1.231 thẩm định viên đƣợc Bộ tài chính công nhận, trong đó có 805 thẩm định viên hành nghề trên cả nƣớc.
Dịch vụ TĐG đã đáp ứng đƣợc nhu cầu TĐG của khách hàng với nhiều loại tài sản TĐG và nhiều mục đích TĐG khác nhau nhƣ mua, bán, thế chấp, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nƣớc, góp vốn, liên doanh, bảo đảm vốn vay ngân hàng, bảo hiểm, tính thuế, tài sản trong lĩnh vực tƣ pháp…. Góp phần tích cực trong việc tiết kiệm chi tiêu ngân sách Nhà nƣớc trong đầu tƣ mua sắm tài sản, chống lãng phí, thất thoát, tiêu cực trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tƣ và của các bên có liên quan tham gia giao dịch.
Các doanh nghiệp TĐG về cơ bản tuân thủ nguyên tắc, phƣơng pháp TĐG, hệ thống tiêu chuẩn TĐG và các yêu cầu của pháp luật, đáp ứng đƣợc yêu cầu TĐG của khách hàng.