1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘ
1.1.3. Vai trò của Ngân hàng Chính sách xã hội
Sự hình thành và phát triển của Ngân hàng Chính sách Xã hội đã tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi cho ngƣời nghèo vƣơn lên thoát nghèo, từ đó góp phần ổn định chính trị xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế. Những vai trò chủ yếu của NHCSXH đã thể hiện kể từ khi đƣợc thành lập bao gồm:
Thứ nhất, là “bà đỡ” cho người nghèo vươn lên thoát nghèo và làm giàu, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số. Trƣớc năm 2003 là thời điểm bàn giao từ Ngân hàng Nông nghiệp&PTNT sang Ngân hàng CSXH, một bộ phận lớn hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt
Ngân hàng CSXH đã thiết kế đƣợc “đƣờng dây tín dụng” đến với 100% xã, phƣờng trên mọi miền đất nƣớc, cung ứng vốn tín dụng ƣu đãi đến các tỉnh miền núi, vùng sâu vùng xa.Vốn cho vay đƣợc lồng ghép vào các chƣơng trình dự án kinh tế địa phƣơng, vừa đƣợc ƣu đãi về lãi suất, thời hạn cho vay, không phải thế chấp tài sản, đã giúp các hộ nghèo miền núi có đủ số vốn cần thiết mua sắm vật tƣ, kỹ thuật phục vụ sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi, chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
Thứ hai, Hoạt động của NHCSXH đã có tác động tích cực tới phát huy năng lực sản xuất kinh doanh của người nghèo do gây đƣợc ý thức trách nhiệm trong quan hệ giữa ngƣời nghèo với ngân hàng thông qua hoạt động “vay, trả”. Tín dụng chính sách có hiệu quả hơn so với phƣơng thức cấp phát vốn bởi vì việc hỗ trợ vốn đƣợc thực hiện theo phƣơng thức hoàn trả nên nguồn vốn đƣợc sử dụng nhiều lần, giúp nhiều ngƣời hƣởng lợi. Nguồn vốn chính sách tạo các tác động tích cực đến ngƣời vay. Ngƣời vay vốn tìm cách sử dụng vốn sao cho có hiệu quả nhất, tạo ra thu nhập để cải thiện đời sống và trả đƣợc nợ. Hiệu quả đạt đƣợc từ sử dụng nguồn vốn tín dụng của NHCSXH giúp ngƣời nghèo cảm thấy tự tin hơn khi nhận vốn vay, tin tƣởng vào khả năng sử dụng vốn để sản xuất kinh doanh, xóa bỏ tƣ tƣởng ỷ lại, có ý thức vƣơn lên thoát nghèo và làm giàu.
Thứ ba, phát huy vai trò của cấp ủy, chính quyền địa phương, đặc biệt là cấp xã trong xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Hoạt động cho vay của Ngân hàng chính sách xã hội rất cần có sự hỗ trợ từ phía cấp ủy, chính quyền, đặc biệt là tại cấp huyện, cấp xã. Theo quy định, việc xác nhận đối tƣợng tín dụng của NHCSXH đƣợc thực hiện trực tiếp bởi chính quyền địa phƣơng. Chính quyền địa phƣơng có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện tín dụng chính sách theo đúng quy định của pháp luật. Việc xác định các hộ
gia đình có con em đi học, xác định gia đình có hoàn cảnh khó khăn, các hộ nghèo là vấn đề tƣởng chừng không khó, nhƣng trên thực tế lại phát sinh rất nhiều vƣớng mắc, có thể dẫn đến các hiện tƣợng làm hồ sơ giả mạo nhằm mục đích xin vay tại ngân hàng. Để xác định đúng đối tƣợng đƣợc hƣởng thụ tín dụng chính sách của NHCSXH, đƣa chủ trƣơng giúp đỡ ngƣời nghèo vƣơn lên của Đảng và Nhà nƣớc vào cuộc sống và phát huy tác động tích cực của tín dụng chính sách tới xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng, cấp ủy, chính quyền cấp huyện, cấp xã buộc phải nỗ lực hơn trong công tác lãnh đạo, điều hành và phối hợp hoạt động với NHCSXH tại địa phƣơng. Bằng những nỗ lực của mình Chính quyền địa phƣơng các cấp có vai trò rất lớn trong việc xúc tiến các hoạt động cho vay của ngân hàng, hạn chế rủi ro cho hoạt động này, đồng thời góp phần tăng cƣờng tác động tích cực của NHCSXH tới phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng.
Thứ tư, hoạt động của NHCSXH góp phần phát huy vai trò của các tổ chức chính trị xã hội trong công cuộc XĐGN và giải quyết việc làm.
Trong điều kiện số vốn và lực lƣợng cán bộ còn hạn hẹp, NHCSXH đã và đang thực hiện mô hình quản lý vốn tín dụng đặc thù trên cơ sở liên kết giữa ngân hàng với các tổ chức chính trị - xã hội, Tổ TK&VV của cộng đồng ngƣời nghèo. Chung tay thực hiện mục tiêu “xã hội hoá kênh tín dụng chính sách” với phƣơng thức điều hành: Ủy thác từng phần - Dân chủ công khai - Giao dịch tại xã, nhằm tăng cƣờng năng lực hoạt động cho NHCSXH, thông qua giải pháp khai thác sức mạnh tổng hợp trong xã hội để phục vụ tối đa nhu cầu chuyển tải nguồn vốn tín dụng cho ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách. Chủ trƣơng này đã đƣợc nhiều ngành, nhiều cấp, các hội, đoàn thể đồng tình ủng hộ, qua đó cùng góp công, góp của, tạo điều kiện ban đầu cho NHCSXH lớn mạnh cả về
Cho vay uỷ thác đƣợc ngƣời dân đồng tình ủng hộ bởi cách làm công khai, dân chủ hoá kênh tín dụng chính sách của Nhà nƣớc. Thông qua hoạt động bình xét ngƣời vay tại các Tổ TK&VV do Hội ND thành lập, vốn tín dụng ƣu đãi đến đối tƣợng đƣợc thụ hƣởng một cách thuận lợi, nhanh chóng và chính xác. Việc ngân hàng tiến hành giao dịch tại xã đã tiết giảm đƣợc thời gian, thủ tục và chi phí đi lại cho ngƣời vay. Với việc uỷ thác từng phần công việc cho Hội đoàn thể các cấp (Hội nông dân, hội phụ nữ, Hội CCB và Đoàn Thanh niên) trong quy trình cho vay vốn, NHCSXH tiết giảm đƣợc chi phí quản lý; không làm tăng thêm biên chế trong ngành, đảm bảo công tác quản lý nợ, thu lãi, thu nợ gốc và giám sát, hƣớng dẫn hộ vay sử dụng vốn đúng mục đích.