Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2.2. Về công tác tín dụng
Thực hiện chính sách tín dụng ƣu đãi của nhà nƣớc nhằm trực tiếp đẩy nhanh công cuộc xóa đói giảm nghèo là hoạt động chủ yếu của NHCSXH. Trong thời gian tới, để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, NHCSXH tỉnh cần phải:
Thứ nhất, tiếp tục thực hiện tốt phƣơng thức cho vay ủy thác từng phần qua các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội. Tập trung chỉ đạo các cấp hội thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ uỷ thác, tăng doanh số và số hộ đƣợc vay đi đôi
với nâng cao chất lƣợng, hiệu quả tín dụng. Thực hiện kiểm tra giám sát hoạt động của Tổ TK&VV thƣờng xuyên, đầy đủ.
Tăng cƣờng phối hợp với các ngành tập huấn, hƣớng dẫn nghiệp vụ, cách làm ăn nhằm tăng hiệu quả sử dụng vốn và lồng ghép chặt chẽ các chƣơng trình tín dụng tiết kiệm với XĐGN, dạy nghề, tạo việc làm cho phụ nữ trong hệ thống hội. Tổ chức các lớp tập huấn kết hợp hội thảo nâng cao nghiệp vụ ủy thác cho cán bộ cơ sở, ban quản lý các tổ TK&VV tại các địa bàn có chất lƣợng dƣ nợ hạn chế.
Củng cố công tác theo dõi nguồn vốn về việc làm của TƢ và các tỉnh. Thiết lập hệ thống báo cáo hoạt động ủy thác từ cấp huyện lên tỉnh, TƢ thông qua đề án tin học hóa công tác quản lý hoạt động uỷ thác.
Thứ hai, Thực hiện điều hành quản lý nguồn vốn chặt chẽ, có hiệu quả; thông qua công tác thống kê, điện báo tín dụng, có những quy định cụ thể khuyến khích những đơn vị có hệ số sử dụng vốn cao đồng thời xử lý đối với những đơn vị để lãng phí vốn. Tăng cƣờng công tác kiểm tra chuyên đề; thông qua công tác báo cáo, điện báo thống kê phát hiện kịp thời những sai sót, tồn tại trong thực hiện kế hoạch tín dụng nhƣ việc phân bổ vốn, việc chấp hành các chỉ tiêu nguồn vốn, chỉ tiêu dƣ nợ, quản lý và điều hành kế hoạch, chấp hành định mức quỹ an toàn chi trả... Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lƣợng công tác thông tin báo cáo, điện báo tín dụng theo hƣớng vi tính hoá nhằm đáp ứng kịp thời công tác chỉ đạo điều hành của Ban lãnh đạo NHCSXH.
Thứ ba, Phối hợp với chính quyền địa phƣơng cấp xã thực hiện tốt các chƣơng trình tín dụng chính sách. Thực hiện nghiêm túc quy trình cho vay hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách khác theo quy định của NHCSXH Việt Nam, giải ngân kịp thời không để thất thoát, gây lãng phí vốn. cần rà soát và đánh giá hiệu quả của các chƣơng trình tín dụng đã và đang triển khai. Đặc biệt, các
chƣơng trình tín dụng hỗ trợ cho ngƣời nghèo ở các vùng sâu, vùng xa, từ đó có những kiến nghị điều chỉnh kịp thời, phù hợp với tình hình thực tế ở từng địa phƣơng trong cả nƣớc. Đồng thời, chú trọng nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ, có tinh thần trách nhiệm với công việc đƣợc giao; thƣờng xuyên củng cố hoạt động Ban đại diện HĐQT các cấp; xây dựng kế hoạch hành động sát với thực tế; tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra; đƣa công nghệ thông tin vào công tác quản lý... khẳng định vai trò của NHCSXH trong công tác XĐGN, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội.
Thứ tƣ, Hoàn thiện mô hình quản lý liên kết giữa các cơ quan quản lý nhà nƣớc, ngân hàng, các tổ chức chính trị xã hội, Tổ tiết kiệm và vay vốn do cộng đồng dân cƣ sáng lập, trong đó chú trọng nâng cao chất lƣợng phƣơng thức cho vay ủy thác từng phần, hoạt động của các điểm giao dịch lƣu động tại xã, phƣơng thức quản lý dân chủ, công khai kênh tín dụng chính sách đến khách hàng sát với thực tế ở từng địa phƣơng và từng thời điểm cụ thể.
Phối hợp với các ngành đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm, cung cấp kiến thức phát triển kinh tế cho hộ nghèo, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật và giải quyết đầu ra cho sản phẩm nhằm tăng khả năng phát huy cao nhất hiệu quả vốn đầu tƣ của NHCSXH đối với chƣơng trình xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế địa phƣơng trong tỉnh.
Nâng cao chất lƣợng hoạt động của điểm giao dịch lƣu động tại xã, tổ chức tốt mạng lƣới giao dịch, thực hiện chủ trƣơng giải ngân trực tiếp đến tay ngƣời dân, từng bƣớc hoàn thiện nguyên tắc quản lý công khai lĩnh vực tín dụng chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách tiếp cận với các dịch vụ tài chính ngân hàng một cách thuận tiện nhất. Mọi hoạt động giải ngân, thu nợ, thu lãi, thu tiền gửi tiết kiệm của tổ TK&VV và các giao dịch
phải duy trì tốt việc thông báo công khai về tình hình dƣ nợ, thu lãi, tiền gửi tiết kiệm, danh sách nợ quá hạn của các chƣơng trình cho vay tại địa bàn xã, biểu lãi suất cho vay, huy động vốn…để mang thông tin về hoạt động của ngân hàng cho dân biết. Đây là hình thức thực hiện dân chủ hóa, công khai hóa hoạt động của NHCSXH. Từ đó tăng cƣờng sự kiểm tra của nhân dân đối với hoạt động của ngân hàng, của tổ TK&VV, hạn chế hiện tƣợng chiếm dụng tiền lãi, thu nợ gốc, lãi không nộp ngân hàng của tổ trƣởng; kiểm tra việc bình xét cho vay có đúng đối tƣợng không, ngăn chặn ngay từ đầu tệ tiêu cực tham nhũng trong tín dụng chính sách.
Thứ năm, Thực hiện công tác kiểm tra, đối chiếu trực tiếp hộ vay vốn. Phải xác định đây là một khâu quan trọng trong công khai hoá hoạt động tín dụng chính sách của NHCSXH. Chỉ có thông qua đối chiếu trực tiếp mới chứng tỏ vốn vay có hiệu quả hay không, chất lƣợng tín dụng tốt hay xấu.
Kiểm tra, đối chiếu đến hộ vay vốn không chỉ có trách nhiệm của NHCSXH thực hiện mà còn có sự tham gia của Ban đại diện HĐQT các cấp, cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phƣơng, Tổ TK&VV và đặc biệt là các tổ chức chính trị - xã hội nhận uỷ thác cho vay. Mặt khác, phải đạt đƣợc yêu cầu: xem xét hiệu quả sử dụng vốn, tƣ vấn giúp đỡ hộ vay sử dụng vốn tốt hơn, đối chiếu dƣ nợ, tình hình trả nợ, trả lãi của ngƣời vay, đồng thời qua đối chiếu trực tiếp cũng có thể rút ra những mặt đƣợc, chƣa đƣợc, những vƣớng mắc của ngƣời vay để phản ánh với các cấp có thẩm quyền. Ngoài ra những vụ việc tiêu cực (Tổ trƣởng Tổ TK&VV, Trƣởng các tổ chức hội, đoàn thể, đại diện chính quyền, cán bộ Ngân hàng... tham ô, lợi dụng) thƣờng chỉ đƣợc phát hiện thông qua phƣơng pháp kiểm tra, đối chiếu trực tiếp với ngƣời vay.
Để phát hiện đƣợc tiêu cực, cán bộ thực hiện kiểm tra phải có trách nhiệm và có phƣơng pháp, đồng thời cũng là một việc rất tế nhị, tránh việc hộ đã đƣợc
kiểm tra, đối chiếu có vấn đề mà không phát hiện ra. Cán bộ đối chiếu phải vừa phỏng vấn khách hàng để thu thập đủ các thông tin theo yêu cầu công việc, vừa tránh để khách hàng có ấn tƣợng không tốt về Ngân hàng hoặc cơ quan, tổ chức thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu này, tránh kiểm tra đối chiếu chồng chéo, kiểm tra nhiều lần một hộ gây phiền toái đến hộ vay và phải làm cho hộ vay thấy đƣợc kiểm tra, đối chiếu là việc làm bình thƣờng. Những nội dung chính cần kiểm tra, đối chiếu bao gồm:
Một là, công tác chuẩn bị, trƣớc khi kiểm tra, đối chiếu cần chuẩn bị tốt các nội dung nhƣ: Sao kê họ tên, địa chỉ ngƣời vay, số tiền vay, lãi suất, ngày vay, hạn trả, mục đích sử dụng tiền vay, ngày tháng và số tiền đã trả nợ... thông thƣờng khi kiểm tra hồ sơ nên ghi lại các yếu tố này để làm cơ sở cho việc kiểm tra; chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết khác.
Hai là, kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay, kiểm tra xem có sử dụng vốn vay đúng mục đích không; khả năng trả nợ; năng lực sản xuất kinh doanh; các nguồn thu nhập của hộ vay.
Ba là, phỏng vấn trực tiếp khách hàng, về thủ tục xin vay khách hàng tự làm hay nhờ ngƣời khác làm; khách hàng đƣợc ai hƣớng dẫn làm thủ tục vay; có phải nộp phí, lệ phí gì không; lãi suất bao nhiêu, tiền lãi phải nộp bao nhiêu, khi nào; mối quan hệ với Tổ TK&VV và với Ngân hàng thuận lợi, khó khăn; trình tự, thủ tục vay; thái độ phục vụ của các cán bộ Ngân hàng, của Tổ TK&VV (vui vẻ, tận tình hay sách nhiễu, gây khó dễ...).
Bốn là, đối chiếu dƣ nợ, tuy NHCSXH đã công khai dƣ nợ tại UBND cấp xã nhƣng không phải ai cũng dễ dàng xem và tự đối chiếu đƣợc vì đối tƣợng vay của NHCSXH có cả những ngƣời không biết chữ, ngƣời dân tộc thiểu số. Do đó, cần đối chiếu, lấy xác nhận trực tiếp của khách hàng với số liệu tại Ngân hàng:
chênh lệch phải tìm nguyên nhân và lập biên bản. Qua đối chiếu cần lƣu ý phát hiện các trƣờng hợp vay hộ, vay ké, thông đồng, lợi dụng lập hồ sơ giả để vay vốn, cán bộ Ngân hàng, Tổ trƣởng Tổ TK&VV thu không nộp Ngân hàng... Việc đối chiếu dƣ nợ có thể thực hiện giữa những ngƣời dân với nhau, đối chiếu lẫn nhau theo phƣơng châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
Năm là, kết hợp đối chiếu với việc luân chuyển cán bộ tín dụng, cán bộ Tổ lƣu động, đây là công việc của Ngân hàng, trong điều kiện cán bộ ít, phải phụ trách đoàn thể, địa bàn lớn cần nâng cao trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ trong đơn vị; chỉ thực hiện luân chuyển cán bộ tín dụng và cán bộ Tổ lƣu động khi thấy cần thiết.
Trong hoạt động kiểm tra, đối chiếu cần phải xây dựng một số kênh thông tin phản hồi từ cơ sở đối với tình hình hoạt động và cán bộ của Tổ TK&VV, Tổ giao dịch lƣu động của NHCSXH hoạt động tại điểm giao dịch cố định... đồng thời thƣờng xuyên kiểm tra, đối chiếu trực tiếp một cách có hệ thống để có biện pháp góp phần hạn chế rủi ro, tiêu cực có thể xẩy ra, nâng cao chất lƣợng tín dụng chính sách.