7. Bố cục của luận văn
1.2. Đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao
1.2.5. Sự cần thiết phải đào tạo nguồn nhân lực trong một tổ chức
1.2.5.1. Tầm quan trọng của đào tạo nguồn nhân lực đối với tổ chức Theo như khái niêm trên thì qua quá trình đào tạo, bồi dưỡng người lao động sẽ có thêm kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp được tổ chức giao cho một cách tốt hơn.
Một tổ chức có thể cải thiện và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của mình bằng hai con đường chủ yếu:
- Loại bỏ những nhân lực không đáp ứng được đòi hỏi của tổ chức, thu nạp những nhân lực có trình độ cao, đáp ứng yêu cầu thay thế.
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hiện có nhằm phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi của tổ chức.
Trong hai con đường đó, con đường thứ hai tỏ ra là hữu hiệu và có vị trí hàng đầu.
1.2.5.2. Tầm quan trọng của đào tạo nguồn nhân lực đối với người lao động
Trong điều kiện phát triển của khoa học công nghệ, người lao động luôn có nguyện vọng nâng cao trình độ của mình nằm theo kịp thời đại, tránh bị tụt hậu. Việc đào tạo sẽ giúp họ thỏa mãn việc nâng cao kiến thức tay nghề và giúp họ tự tin hơn, làm việc hiệu quả hơn.
Đối với cá nhân, sự phát triển con đường chức nghiệp trong tổ chức ngày càng phụ thuộc vào năng lực và trình độ chuyên môn cũng như sự thành thạo trong kỹ năng hoạt động. Điều đó xuất phát từ những đòi hỏi của sự phát triển nhanh chóng của khoa học, công nghệ và quản lý cũng như những biến đổi nhanh chóng trong môi trường hiện đại. Và do vậy, việc tham gia tích cực vào môi trường đào tạo, bồi dưỡng ngày càng quyết định đến sự thăng tiến con đường chức nghiệp của nhân viên trong tổ chức.
1.3. Dự án trọng điểm dầu khí và các yêu cầu đối với công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao cho các dự án