7. Bố cục của luận văn
1.4. Đánh giá công tác đào tạo nguồn nhân lực cho các dự án trọng điểm của
chính sách như:
- Chính sách tuyển dụng nguồn nhân lực dự án
- Chính sách trả lương, thưởng, phúc lợi tương xứng với sức lao động, năng lực cá nhân, mức độ hoàn thành công việc, …
- Chính sách phụ cấp, thu hút, sử dụng, đãi ngộ nhân tài, nguồn nhân lực dự án có kinh nghiệm và đặc biệt là công tác bố trí nhân sự thực hiện công tác quản lý triển khai dự án khi các dự án được hoàn thành.
1.4. Đánh giá công tác đào tạo nguồn nhân lực cho các dự án trọng điểm của PVN PVN
Để nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng và rút ra những bài học cho việc đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trong những năm tiếp theo thì việc đánh giá kết quả đào tạo, bồi dưỡng có tầm quan trọng đặc biệt.
Việc đánh giá công tác đào tạo dựa trên các tiêu thức như: Kế hoạch, nội dung đào tạo có đạt được mục tiêu hay không? Chất lượng công tác đào tạo? Hiệu quả công tác đào tạo? Những điểm yếu, điểm mạnh của chương trình đào tạo và tính hiệu quả kinh tế của việc đào tạo thông qua đánh giá chi phí và kết quả chương trình. Từ đó so sánh chi phí và lợi ích của chương trình đào tạo. Tiêu
thức quan trọng nhất trong việc đánh giá chương trình đào tạo vẫn là hiệu quả làm việc của nhân viên có thay đổi theo hướng mong muốn hay không? Mục tiêu công tác đào tạo có phù hợp với chiến lược tăng tốc, phát triển của PVN hay không? có phù hợp với kế hoạch triển khai các dự án trọng điểm hay không? . thông qua các nội dung sau:
1.4.1. Đánh giá kế hoạch, nội dung đào tạo
Đánh giá kế hoạch, nội dung đào tạo thông qua các nội dung:
- Xem xét công tác đào tạo đã đạt kế hoạch, mục tiêu, chiến lược của PVN đã đề ra hay không? và nội dung đề ra hay chưa? đạt như thế nào?
- Mục tiêu, nội dung đào tạo có bám sát kết quả phân tích nhu cầu đào tạo chưa? yếu tố chủ quan của nhà nước quản lý và xây dựng chương trình có không và ở mức độ nào?
1.4.2. Đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng
1.4.2.1. Đánh giá về mặt chất lượng
Hoạt động đánh giá này chủ yếu dựa trên do cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tiến hành có sự tham gia của tổ chức quản lý cán bộ, nhân viên vì học viên khóa học thuộc các dự án của PVN.
* Phương pháp đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng thông qua kết quả đào tạo: thi và kết quả kiểm tra học viên
Xem xem học viên đã tiếp thu những gì từ khóa học qua việc kiểm tra kiến thức, kỹ năng, thái độ và đối chiếu với những mục tiêu đã đề ra.
* Phương pháp đánh giá chất lượng công tác đào tạo theo các nhóm nhân tố tạo nên chất lượng đào tạo
- Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng: Hoạt động này tốt, xấu ảnh hưởng đến chất lượng khóa đào tạo. Có thể đặt ra những câu hỏi cho học viên để đánh giá:
+ Việc sử dụng các phương pháp giảng dạy truyền thống (thuyết trình) và các phương pháp hiện đại hiện nay (làm việc nhóm, đóng vai, phận tích tình huống, hội thoại, ..) đã phù hợp theo từng chuyên đề (module) chưa? và được thực hiện có tốt không?
+ Các công cụ hỡ trợ (máy tính, các chương trình phần mềm, hội thảo qua mạng, …) có được sử dụng tốt hay không?
+ Các công cụ giảng dạy (các loại bảng, tờ rơi, các phương tiện nghe nhìn) có được trang bị đủ phục vụ cho khóa học hay không? và được sử dụng có phù hợp và tốt không?
+ Nội dung và phương pháp giảng dạy của giảng viên theo từng chuyên đề (module) tốt, xấu như thế nào?
+ Công tác quản lý khóa đào tạo (tiếp sinh, theo dõi lớp, bố trí lịch học, tổ chức khai giảng, tổ chức đánh giá, …) có tố không? còn những gì chưa đáp ứng đòi hỏi của học viên?
- Chương trình đào tạo, bồi dưỡng: Việc đánh giá này chủ yếu thông qua các nhóm chuyên gia tư vấn, tất nhiên cũng có thể dành một số câu hỏi cho học viên tham dự khóa học. Các câu hỏi có thể được đặt ra để đánh giá:
+ Mục tiêu, kết cấu chương trình đào tạo có bám sát mục tiêu đào tạo chưa? yếu tố chủ quan của nhà nước quản lý và xây dựng chương trình có không và ở mức độ nào?
+ Việc thẩm định chương trình, nội dung được tiến hành như thế nào? Có xin ý kiến phản hồi của những người sẽ tham gia khóa học không?
+ Cách thức ra quyết định về chương trình và tổ chức khóa học như thế nào? Đã đúng chưa?
Đây là phần đánh giá rất quan trọng của tổ chức vì suy cho cùng thì hiệu quả của đào tạo, bồi dưỡng là nâng cao năng lực và hiệu suất công tác của những người đã được đào tạo, bồi dưỡng.
Có thể đánh giá qua tổng hợp các câu hỏi và câu trả lơi của học viên cũ hoặc người lãnh đạo trực tiếp học viên đó, thường tiến hành sau sáu tháng khi khóa học đào tạo, bồi dưỡng kết thúc. Có thể đánh giá qua các nội dung sau:
*. Đánh giá kết quả đào tạo mang lại với chi phí đào tạo bỏ ra
- Kết quả đào tạo có tương xứng với chi phí đào tạo đã bỏ ra hay không? - Liêu khóa đào tạo, bồi dưỡng được thiết kế thỏa mãn những mong muốn của học viên và tổ chức cử đi học không?
- Có những nội dung gì? kỹ năng gì cần được hoàn thiện, tiếp tục đào tạo.
* Kết quả công tác của các cán bộ tham gia đào tạo đóng góp vào kết quả công tác của đon vị
- Xem người học áp dụng những điều đã học vào công việc như thế nào?. Mức độ đáp ứng so với trước đây và so với yêu cầu công việc thực hiện công việc?.
- Việc đào tạo có tác động, ảnh hưởng tới kết quả của tổ chức? Liệu công việc của cá nhân, tổ chức có được cải thiện, cải tiến sau các khóa đào tạo, bồi dưỡng không? (Về chất lượng trong công việc; kiến thức kỹ năng; hiệu quả công việc).
Kết quả và độ chính xác của đánh giá này là xác định được các tiêu chí đánh giá tập trung vào trọng tâm là liệu qua dự khóa đào tạo, bồi dưỡng nhân viêc có thực hiện tốt hơn, có hiệu suất tốt hơn các công việc đang đảm nhận hoặc có thể đảm nhận thêm một số công việc mà trước đào tạo họ không làm được. Ngoài ra thông qua đánh giá này , tổ chức cũng như cơ sở đào tạo, bồi dưỡng
còn có thể thăm dò nhân viên về nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của họ trong thời gian tiếp theo.
Tổng hợp kết quả điều tra các nhà quản lý nhân sự và cơ sở đào tạo, bồi dưỡng sẽ có bức tranh vẽ hiệu quả sau đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhân viên.