Thực trạng nguồn nhân lực của ngành dầu khí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các dự án trọng điểm tại PVN (Trang 57 - 61)

7. Bố cục của luận văn

2.1. Tổng quan về Tập đoàn Đầu khí Việt Nam và các dự án trọng điểm của

2.1.2. Thực trạng nguồn nhân lực của ngành dầu khí

2.1.2.1.Đặc điểm môi trường sản xuất kinh doanh

- Ngành công nghiệp Dầu khí là một ngành yêu cầu đầu tư rất lớn về vốn và kỹ thuật công nghệ.

- Mang tính quốc tế cao và đa phương trong các mối quan hệ hợp tác. Thực tế cho thấy các hoạt động dầu khí thường có rủi ro cao, nên trong một hợp đồng dầu khí thường có nhiều đối tác tham gia nhằm chia sẽ rủi ro, đặc biệt trong các hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác Dầu khí.

- Dầu khí vẫn sẽ là nguồn năng lượng chính của nền kinh tế thế giới cũng như của Việt Nam trong các thập kỷ tới.

- Thị trường Dầu khí ngày nay biến động nhanh, khó dự báo và chịu sự chi phối, ảnh hưởng của nhiều yếu tố chính trị, kinh tế và xã hội trên thế giới, khu vực.

- Ngoài yêu cầu trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật phải có tính chuyên môn cao. Trong khi đó, việc đào tạo được một cán bộ , chuyên gia giỏi rất tốn kém và thời gian kéo dài, vì vậy có sự cạnh tranh lớn về nguồn nhân lực giữa các công ty dầu khí.

- Môi trường làm việc của ngành Dầu khí là môi trường nặng nhọc, khắc nghiệt, độc hại và mức độ nguy hiểm và rủi ro cao. Các công trình Dầu khí hiện có tập trung ở trên biển và các vùng sâu, xa dân cư, có nhiều khó khăn.

- Các đặc trưng nêu trên không chỉ riêng của Ngành Dầu khí Việt Nam mà còn của các nước khác trên thế giới. Ngoài ra, Ngành dầu khí Việt Nam còn có những khó khăn thách thức như trữ lượng có hạn, mỏ nhỏ tập trung ở các vùng nước sâu, sự phụ thuộc vào công nghệ - kỹ thuật nước ngoài, thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao, …

2.1.2.2. Số lượng CB-CNV

Vào những năm đầu thành lập (năm 1975), số lượng cán bộ chỉ có khoảng 2000 người. Tính đến hết năm 2011, PVN có hơn 60.000 lao động làm việc ở Công ty mẹ và 33 đơn vị của Tập đoàn, trong đó lao động quản lý chiếm 8,16%,

lao động chuyên môn kỹ thuật nghiệp vụ chiếm 41,99%, lao động trực tiếp sản xuất kinh doanh chiếm 49,85% [PetroTimes ].

Đội ngũ cán bộ nhân viên của ngành Dầu khí hiện làm việc trong 3 nhóm doanh nghiệp, với các phương thức khác nhau về quản lý – điều hành, hệ thống trả lương, chính sách đãi ngộ người lao động, văn hóa doanh nghiệp, … đó là các nhóm:

- Nhóm các đơn vị trong nước, do PVN trực tiếp quản lý hoạt động theo luật doanh nghiệp, Luật Dầu khí và quy định khác của nhà nước Việt Nam. Hệ thống quản lý nhân sự- lao động- tiền lương giống như doanh nghiệp nhà nước.

- Nhóm các đơn vị Liên doanh (có vốn đầu tư nước ngoài): Các đơn vị hoạt động theo Luật đâì tư nước ngoài, Luật Dầu khí và các quy định cụ thể của nhà nước Việt Nam và các điều khoản trong hợp đồng liên doanh liên kết. Riêng liên doanh Dầu khí Vietsopetro (được thành lập và hoạt động theo nghị định của Liên chính phủ Việt Nam- Liên xô trước đây và Nga hiện nay) chuyển đổi mô hình Công ty mẹ- Con theo luật doanh nghiệp và Luật Dầu khí (từ năm 2010).

- Nhóm các nhà thầu nước ngoài (100% vốn đầu tư nước ngoài): Các đơn vị này hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài, Luật Dầu khí. Họ được phép tuyển lao động trên thị trường hoặc thông qua các đơn vị cung ứng nhân lực của ngành Dầu khí hoặc địa phương.

2.1.2.3. Ngành nghề đào tạo và trình độ

Cơ cấu ngành nghề ở PVN rất đa dạng, có hàng trăm ngành nghề khác nhau, trong đó gồm một số lĩnh vực chính được thể hiện như sau: Địa chất - Địa vật lý chiếm 5,63% ; Khoan - Khai thác dầu khí 7,22%; Điện - Điện tử 8,51%,; Lọc hóa dầu 5,54% ; cơ khí 16,61% ; Kinh tế - Kế toán 17,12% và các ngành khác 26,54%. [14].

Hình 2.2: Tỷ lệ ngành nghề của CB CNV ngành Dầu khí năm 2012

Nguồn Chiến lược phát triển nguồn nhân lực PVN

Trình độ của nguồn nhân lực Dầu khí được phân theo các nhóm sau đại học, đại học – cao đẳng, công nhân kỹ thuật cà các lao động khác.

Bảng 2.2: Bảng thống kê trình độ nguồn nhân lực Dầu khí năm 2012

Năm Tổng số nhân lực toàn PVN là trên 60.000 người Tỷ lệ 2012 Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học Cao đẳng Trung cấp và công nhân Lao động phổ thông Tổng cộng 0,54% 4,30% 43,77% 4,66% 38,05% 8,68% 100%

Nguồn Báo cáo Công tác đào tạo và phát triển nhân lực năm 2012 của PVN,

2.1.2.4. Độ tuổi và giới tính

Tuổi đời trung bình của người lao động tại PVN là 34,79; độ tuổi dưới 30 chiếm 43%, từ 31 - 39 chiếm 30%, từ 40 - 49 chiếm 18% và trên 50 chiếm 7% [14 ]. Có thể thấy, họ đang ở độ tuổi trẻ, sung sức và với thời gian công tác đủ để

tích lũy kinh nghiệm công tác, có thể hoàn thành tốt các nhiệm vụ, nếu được đào tạo một cách phù hợp và bài bản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các dự án trọng điểm tại PVN (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)