Kinh nghiệm đào tạo Nguồn nhân lực dầu khí chất lượng cao tại một số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các dự án trọng điểm tại PVN (Trang 47)

7. Bố cục của luận văn

1.5.2.Kinh nghiệm đào tạo Nguồn nhân lực dầu khí chất lượng cao tại một số

1.5. Kinh nghiệm quốc tế về đào tạo nguồn nhân lực dầu khí chất lƣợng cao

1.5.2.Kinh nghiệm đào tạo Nguồn nhân lực dầu khí chất lượng cao tại một số

Tập đoàn Dầu khí Quốc tế

Trong các tập đoàn lớn, các công ty Dầu khí đa quốc gia thường có Trường/ Trung tâm đào tạo. Dây là nơi tập trung đào tạo chuyên sâu về Dầu khí, đào tạo gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh và phát triển nguồn nhân lực cho nội bộ. Các chương trình đào tạo được chia thành hai loại: Các chương trình đào tạo riêng cho cán bộ của công ty, theo các tiêu chuẩn nội bộ; Các chương trình chung dành cho tất cả mọi đối tượng.

Các công ty Dầu khí lớn như Shell, Total, BP, BHP, Mobil, Petronas, ..v.v. đều có các trung tâm đào tạo lớn, rất hiện đại. Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Dầu khí của các Tập đoàn dầu khí lớn được thực hiện rất chuyên nghiệp, khoa học và gắn liền với chiến lược, mục tiêu sản xuất kinh doanh.

1.5.2.1. Kinh nghiệm của British Petroleum (BP)

British Petroleum là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Anh, được thành lập vào năm 1908. Đến nay, BP là một trong những Tập đoàn Dầu khí hàng đầu thế giới với 92.000 nhân viên và hoạt động trên 100 quốc gia trên thế giới.

Để có được thành công như hôm nay, BP đã xây dựng được các chương trình và thực hiện tốt các chương trình đào tạo của mình. BP đã xây dựng được bảng chi tiết mô tả các công việc và các yêu cầu đối với nhân sự (trình độ học vấn, kinh nghiệm, các chứng chỉ đào tạo cần phải có, …) cho từng vị trí trong các lĩnh vực, trên cơ sở đó đã xây dựng ra các chương trình đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ở mọi cấp độ để đảm bảo rằng các nhân sự của BP luôn đáp ứng đủ các yêu cầu của công việc.

Việc xem xét tuyển dụng hay cân nhắc đề bạt, bổ nghiệm nhân sự lên vị trí cao hơn cũng được dựa vào các yêu cầu đáp ứng công việc cho từng vị trí được xây dựng ở trên mà có kế hoạch bồi dưỡng nhân sự để đáp ứng yêu cầu công việc cao hơn hay tuyển dụng mới.

1.5.2.2. Kinh nghiệm của Petronas

Petronas là Tập đoàn Dầu khí quốc gia Malaysia, được thành lập vào năm 1974 đến nay Petronas đã trở thành một tập đoàn dầu khí đa quốc gia với hoạt động thương mại tại hơn 30 quốc gia. Petronas đã chỉ ra rằng việc đào tạo có thể ảnh hưởng tích cực đối với sự thành công của việc phát triển nguồn nhân lực. Phương pháp học tập cùng với chiến lược dạy và đào tạo hiệu quả là chìa khóa cho việc duy trì sự cạnh tranh toàn cầu [32].

Việc học một kỹ năng mới không phải là một định hướng nhất thời, mà nó là một phương thức quan trọng cho sự thành công trong việc phát triển nguồn nhân lực cũng như giải quyết các vấn đề xảy ra. Đối với những tập đoàn công ty đa quốc gia lớn như Petronas, thì đây không chỉ là thực tế kinh doanh – mà nó là vấn đề được ưu tiên hàng đầu trong kinh doanh.

Một trong những năng lực mà tập đoàn yêu cầu nhân viên phải có chính là phát triển kỹ năng cho mọi người. Nó bao gồm ý thức, sự hiểu biết và các kỹ năng để tạo ra sự độc lập và giảm thiểu quản lý vi mô. Những năng lực này có tính bắt buộc và những nhân viên không có năng lực sẽ không có khả năng thăng tiến trong công ty. Tùy vào từng bộ phận ,loại công việc mà có những yêu cầu về mức độ năng lực khác nhau.

Nhân tố chính góp phần tạo nên sự thành công của Petronas chính là hiệu suất công việc. Hiệu suất của nhân viên được giám sát và đánh giá thường xuyên. Người phát triển nhân lực có nhiệm vụ can thiệp trong trường hợp nhân viên không thực hiện công việc hoặc làm việc không hiệu quả. Hiệu suất được công ty xem xét và đánh giá một cách chặt chẽ , đó cũng là lý do vì sao Petronas chịu chi những khoản đầu tư khá lớn để đảm bảo nguồn nhân lực của họ đều có cơ hội tham gia các khóa học và đào tạo liên tục. Đồng thời, Petronas luôn thông qua một kế hoạch dạy và đào tạo toàn diện, các đối tác tham gia vào quá trình đào tạo của Petronas đều được cân nhắc kỹ lưỡng.

1.5.2.3. Kinh nghiệm của Brunei Shell Petrolium Company ( BSP)

Brunei Shell Petrolium Company (BSP) là Liên doanh Dầu khí giữa Tập đoàn Dầu khí Shell và chính phủ Brunei, BSP được thành lập vào năm 1984,. Sau hon 20 năm hình thành và phát triển, BSP đã thay đổi đáng kể đội nguồn nhân lực của mình. Vào năm 1984, ba phần tư chuyên viên là người nước ngoài, và 17% là người dân địa phương. Đến cuối năm 2004, số nhân sự trên đã đảo ngược lại - 70% nhân sự là công dân Brunei và chuyên viên nước ngoài chiếm 27%. Nhân viên đã tăng từ 55% đến 91%. Một số liệu thống kê về các vị trí lãnh đạo của công ty, từ vị trí trưởng phòng trở lên. Lao động Brunei chiếm 58% trong số các vị trí lãnh đạo. Hai trong số năm giám đốc cấp cao là người Brunei. BSP sẽ tiếp tục nỗ lực hơn để trực tiếp nuôi dưỡng và giữ các vị trí lãnh đạo, và

hình thành văn hóa công ty lành mạnh và tích cực dựa trên sự nỗ lực tốt nhất trong việc phát triển nguồn nhân sự [32].

Để thực hiện thành công như trên, BSP đã nổ lực không ngừng thực hiện các giải pháp: Tìm kiếm, nuôi dưỡng và phát triển lực lượng lao động chuyên môn; Xây dựng chiến lược con người (BSP People strategy); Cách tiếp cận chiến lược phát triển nhân sự; Tìm kiếm, nuôi dưỡng, thu hút nhân tài; Phát triển, đào tạo các sinh viên mới tốt nghiệp có khả năng đáp ứng công việc; Lựa chọn phương pháp đào tạo phù hợp; Global Competence – Based Development CBD/ Phát triển dựa trên năng lực cạnh tranh có tính toàn cầu; Thay đổi kỹ năng lãnh đạo, …

Trong các nổ lực trên, thì việc lựa chọn phương pháp đào tạo, phát triển nguôn nhân phù hợp đóng vai trò không nhỏ. Tại BSP phương pháp đào tạo, phát triển nguôn nhân áp dụng thể hiện như sau (hình 1.5)

Off-the-job learning experience/ Đào tạo ngoài công việc

INSTRUC/

Hướng dẫn

EXPOSE/

Cố vấn

On-the-job learning experience/ Đào tạo trong công việc

SUPPORT AND COACH/ Hỗ trợ, kèm cặp MENTOR/ Phát triên kỹ năng nghề nghiệp mới Incremental change

Thay đổi hoàn thiện

Transformational change Thay đổi toàn diện

Hình 1-4: Các phƣơng thức đào tạo nguồn nhân lực tại BSP

Nguồn: Abdul Ghani Pg Hj Metusin, Ooi Kee Beng,2005, HRD for Developing States and Companies, [32 ].

1.5.3. Bài học kinh nghiệm quốc tế rút ra cho PVN trong công tác đào tạo nguồn nhân lực dự án chất lượng cao tại các dự án trọng điểm.

Từ kinh nghiệm quốc tế về đào tạo nhân lực Dầu khí tại một số Quốc gia ; tại một số Tập đoàn Dầu khí Quốc tế, luận văn rút ra một số bài học kinh nghiệm trong công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các dự án trọng điểm của nghành Dầu khí như sau:

- Xây dựng các Trường/ Trung tâm đào tạo chuyên ngành, tại đây tập trung đào tạo chuyên sâu về Dầu khí, đào tạo gắn với hoạt động sản xuất kinh doanh và phát triển nguồn nhân lực cho nội bộ.

- Chú trọng đến công tác đào tạo, coi đào tạo là một cơ sở quan trọng cho sự thăng tiến, bổ nhiệm.

- Xây dựng hệ thống quản trị nhân sự dự án chuẩn mực:

+ Xây dựng bảng mô tả chi tiết công việc cho từng vị trí, chức danh công việc và các chương trình đào tạo, các lớp kỹ năng bắt buộc phải có đối với từng chức danh công việc.

+ Chú trọng đến công tác sàng lọc và tuyển dụng và thu hút nhân tài nhằm tuyển dụng được các học viện, nhân viên giỏi.

- Xây dựng các chương trình đào tạo phù hợp với từng đối tượng, sát với các yêu cầu, kỹ năng dự án tương ứng với các vị trí chức danh công việc và lựa chọn phương pháp đào tạo phù hợp cho từng đối tượng.

- Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phải được thực hiện rất chuyên nghiệp, khoa học và phải gắn liền với chiến lược, mục tiêu sản xuất kinh doanh.

Chƣơng 2 – THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO CHO CÁC DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM CỦA TẬP ĐOÀN

DẦU KHÍ VIỆT NAM

2.1. Tổng quan về Tập đoàn Đầu khí Việt Nam và các dự án trọng điểm của ngành Dầu khí ngành Dầu khí

2.1.1. Khái quát về Tập đoàn Đầu khí Việt Nam

2.1.1.1. Thông tin về Tập đoàn

- Tên gọi đầy đủ: TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM

- Tên giao dịch quốc tế: VIETNAM OIL AND GAS GROUP - Tên gọi tắt: PETROVIETNAM, Viết tắt: PVN

- Địa chỉ trụ sở chính: 18 Láng Hạ - Ba Đình - Hà Nội

- Điện thoại: 84 - 04 - 3 8252526 - Fax: 84 - 04 - 3 8265942 - Website: www.petrovietnam.com.vn; www.pvn.vn.

2.1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển

* Giai đoạn 1975-1990 (Tổng cục Dầu khí Việt Nam): Trong giai đoạn này, ngành Dầu khí Việt Nam hoạt động theo mô hình Tổng cục trực thuộc Chính phủ. Với bối cảnh đất nước đã hòa bình và thống nhất hoàn toàn, ngành dầu khí bước sang một giai đoạn mới, hoạt động mở rộng trên phạm vi cả nước, đặc biệt là hướng ra vùng thềm lục địa với mục tiêu là nhanh chóng tìm kiếm, đánh giá và khai thác dầu, khí phục vụ phát triển kinh tế xã hội đất nước.

* Giai đoạn 1990-2006 (Tổng công ty Dầu khí Việt Nam): Giai đoạn này ngành Dầu khí Việt Nam hoạt động theo mô hình Tổng công ty nhà nước, đất nước thực hiện công cuộc Đổi mới. Luật Dầu khí được Quốc hội thông qua và Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành tạo điều kiện để ngành dầu khí tăng cường thu hút đầu tư, hợp tác quốc tế và có bước phát triển quan trọng.

* Giai đoạn 2006 đến nay: Đây là giai đoạn ngành dầu khí hoạt động theo mô hình Tập đoàn nhà nước. Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới sau 20 năm đổi mới kể từ Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam vào năm 1986. Ngành Dầu khí cùng cả nước phấn đấu với mục tiêu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

2.1.1.3. Chức năng nhiệm vụ của PVN

- Tiến hành các hoạt động dầu khí và ký kết các hợp đồng dầu khí với tổ chức, cá nhân; tiến hành các hoạt động dầu khí theo quy định của Luật Dầu khí; tổ chức quản lý, giám sát công tác tìm kiếm, thăm dò, khai thác, chế biên dầu khí trên cơ sở hợp đồng với các nhà thầu dầu khí, với công ty con và với các tổ chức, cá nhân khác.

- Trực tiếp sản xuất, kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của pháp luật. Các quan hệ kinh tế phát sinh giữa PVN và các doanh nghiệp khác trong Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam được thể hiện bằng hợp đồng kinh tế.

- Đầu tư vào công ty con, công ty liên kết; chi phối công ty con theo quy định của pháp luật và Điều lệ của PVN.

- Thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại công ty con và công ty liên kết.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phối hợp kinh doanh trong Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.

- Thực hiện những công việc khác mà Nhà nước trực tiếp giao cho PVN và theo các quy định tại Điều lệ của PVN.

2.1.1.4. Ngành nghề kinh doanh.

- Nghiên cứu, tìm kiếm thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến, tàng trữ và phân phối các sản phẩm dầu khí ở trong nước và ngoài nước

- Kinh doanh, phân phối các sản phẩm dầu, khí, các nguyên liệu hóa phẩm dầu khí và vật tư thiết bị dầu khí

- Tư vấn, khảo sát, thiết kế, xây dựng, sửa chữa các công trình, phương tiện phục vụ dầu khí

- Đầu tư sản xuất, chế biến, kinh doanh điện, nhiên liệu sinh học, phân bón và các sản phẩm lọc hoá dầu

- Đầu tư, khai thác, sản xuất, kinh doanh năng lượng tái tạo và các khoáng sản khác

- Thực hiện các dịch vụ về dầu khí

* Ngành nghề kinh doanh chính có liên quan:

- Đầu tư, khai thác phát triển cảng, kinh doanh vận tải biển, vận tải đường thủy, đường không và đường bộ, đại lý tàu biển

- Khảo sát, thiết kế, tư vấn đầu tư, xây dựng, khai thác, sửa chữa các công trình, phương tiện phục vụ dân dụng; sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng

- Đào tạo, cung ứng nhân lực dầu khí

- Hoạt động tài chính, chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm - Các ngành, nghề khác theo quy định của pháp luật 2.1.1.5. Cơ cấu tổ chức của PVN

Hình 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của PVN

Nguồn Trang thông tin điện tử PVN

2.1.1.6. Các đơn vị thành viên

Đến nay, PVN bao gồm Công ty mẹ - PVN và các đơn vị thành viên (33 đơn vị), trong đó:

- Các đơn vị trực thuộc Công ty mẹ PVN: 09 đơn vị; - Các đơn vị Tập đoàn chiếm 100% vốn điều lệ: 05 đơn vị;

- Chi nhánh – công ty: 02 đơn vị

- Các công ty cổ phần Tập đoàn nắm quyền chi phối: 15 đơn vị - Công ty liên doanh: 06 đơn vị

- Các Đơn vị nghiên cứu khoa học và đào tạo: 03 đơn vị

- Ngoài ra, còn có các đơn vị mà PVN góp vốn, tham gia điều hành 2.1.1.7. Kết quả sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây

Năm những năm qua PVN đã hoàn thành toàn diện và vượt mức tất cả các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh, tài chính với các số liệu cụ thể được thể hiện trong các báo cáo kiểm toán hợp nhất hàng năm.

Hiện nay và tiếp theo PVN tập trung vào 5 lĩnh vực hoạt động chính: Tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí; Lọc - hóa dầu; Công nghiệp Khí; Công nghiệp Điện và Dịch vụ kỹ thuật dầu khí chất lượng cao:

Bảng 2-1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất trong các năm 2010, 2011, 2012. STT CHỈ TIÊU 2012 2011 2010 Tỷ VND Tỷ VND Tỷ VND 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 372.180,765 332.003,707 241.459,395 2 Các khoản giảm trừ doanh thu 9.301,682 7.428,371 6.628,854

3 Doanh thu thuần về bán

hàng và cung cấp dịch vụ 362.879,083 324.755,336 234.830,541 4 Giá vốn bán hàng và dịch vụ cung cấp 291.596,548 262.459,320 186.756,876 5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 71.282,535 62.296,016 48.073,665

6 Doanh thu hoạt động tài

chính 12.492,288 15.513,766 13.329,512 7 Chi phí tài chính 10.364,549 13.832,349 8.649,534 8 Chi phí bán hàng 5.278,341 4.759,834 3.405,111 9 Chi phí quản lý doanh

nghiệp

10.514,478 9.215,855 6.368,880

10 Lợi nhuận từ hoạt động

kinh doanh 57.617,455 50.001,744 42.979,652 11 Thu nhập khác 6.286,857 6.116,704 1.708,635 12 Chi phí khác 5.458,725 4.434,869 681,609 13 Lợi nhuận khác 828,132 1.681,835 1.027,026 14 Phần lợi nhuận trong

công ty liên kết, liên doanh

3.136,059 2.150,388 498,114

15 Tổng lợi nhuận kế toán

trước thuế 61.581,646 53.833,967 44.504,792 16 Chi phí thuế thu nhập

doanh nghiệp hiện hành 17.484,052 18.773,042 14.727,938 17 Chi phí thuế thu nhập

doanh nghiệp hoãn lại

1.297,323 677,087 199,032

18 Lợi nhuận sau thuế thu

nhập doanh nghiệp 42.436,271 34.383,838 29.577,822

Nguồn Báo cáo kiểm toán thường niên 2011, 2012, 2013 của PVN

2.1.2. Thực trạng nguồn nhân lực của ngành dầu khí

2.1.2.1.Đặc điểm môi trường sản xuất kinh doanh

- Ngành công nghiệp Dầu khí là một ngành yêu cầu đầu tư rất lớn về vốn và kỹ thuật công nghệ.

- Mang tính quốc tế cao và đa phương trong các mối quan hệ hợp tác. Thực tế cho thấy các hoạt động dầu khí thường có rủi ro cao, nên trong một hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các dự án trọng điểm tại PVN (Trang 47)