Dự án trọng điểm của PVN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các dự án trọng điểm tại PVN (Trang 31 - 35)

7. Bố cục của luận văn

1.3.1. Dự án trọng điểm của PVN

1.3.1.1. Các khái niệm

* Dự án: theo nghĩa chung nhất là một nỗ lực trong khoảng thời gian nhất định được thực hiện nhằm tạo ra một kết quả, dịch vụ hoặc sản phẩm duy nhất.

* Dự án đầu tư xây dựng công trình: là tập hợp những đề xuất về việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những đối tượng nhất định nhằm đạt được những mục tiêu nhất định của nhà đầu tư về lợi nhuận hoặc lợi ích kinh tế - xã hội trong một khoảng thời gian xác định.

* Quản lý dự án: Là quá trình lập kế hoạch, điều phối thời gian, nguồn lực và giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo việc thực hiện dự án hoàn thành đúng tiến độ trong phạm vi ngân sách được duyệt và đáp ứng yêu cầu

về kỹ thuật, chất lượng đề ra bằng việc áp dụng kiến thức, các kỹ năng, công cụ dung cụ và các công nghệ vào cho các hoạt động của dự án nhằm đạt được những yêu cầu dự án đề ra.

Hình 1.2: Các nội dung quản lý dự án

Nguồn, A guide to the Project Management Body of Knowledge Third Edition (PMBOK Guide), Project Management Institute, 2004 [33].

* Tổ chức Quản lý dự án: là một tổ chức tạm thời, được thành lập để triển khai, phục vụ dự án trong một thời gian nhất định . Trong thời gian triển khai dự án, nhà quản lý dự án thường hoạt động độc lập với các phòng/ ban chức năng. Sau khi kết thúc dự án, cần phải tiến hành phân công lao động, bố trí lại máy móc thiết bị.

* EPC (Engineering, Procurement and Construction): là mô hình hợp đồng mà nhà thầu chịu trách nhiệm thực hiện toàn bộ công tác thiết kế , mua sắm và các dịch vụ quản lý xây lắp.

* EPMC (Engineering, Procurement, Construction and Management): là phương thức thực hiện dự án theo mô hình đa hợp đồng và nhà thầu EPCM sẽ

thực hiện công tác thiết kế, mua sắm và các dịch vụ quản lý xây lắp. Chủ đầu tư sẽ ký hợp đồng trực tiếp với các nhà thầu khác để phụ trách phần xây lắp dự án.

1.3.1.2. Tầm quan trọng của dự án đối với tổ chức

Các dự án có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển và thành công của các tổ chức. Cuộc điều tra toàn cầu lần thứ ba về tình trạng quản lý dự án do tổ chức Pricewaterhouse Coopers LLC (PwC) tiến hành vào năm 2012 cho thấy 97% số tổ chức được hỏi tin rằng công tác quản lý dự án có tính quyết định đến hiệu quả kinh doanh và thành công của tổ chức, 94% cho rằng công tác quản lý dự án đem lại tăng trưởng kinh doanh cho tổ chức [23].

1.3.1.3. Dự án trọng điểm của PVN

* Khái niệm dự án trọng điểm Dầu khí

Dự án trọng điểm tại PVN là các dự án có quy mô lớn, công nghệ phức tạp và hiện đại, vốn đầu tư cao thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, có ảnh hưởng quan trọng đối với phát triển ngành, địa phương, do Hội đồng thành viên Tập đoàn, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc được Quốc hội thông qua chủ trương.

* Phân loại dự án trọng điểm tại PVN

- Dự án quan trọng quốc gia: là các dự án, công trình quan trọng quốc gia phải trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư và giao cho Tập đoàn Dầu khi Quốc gia Việt Nam làm chủ đầu tư.

- Dự án trọng điểm nhà nước về dầu khí: là các dự án, công trình quan trọng trong danh mục các dự án trọng điểm nhà nước về dầu khí được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

- Dự án trọng điểm ngành dầu khí: là các dự án đã được đưa vào quy hoạch phát triển ngành, các dự án có ảnh hưởng quan trọng đối với sự phát triển

của ngành dầu khí được Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam phê duyệt.

* Đặc điểm dự án trọng điểm tại PVN

- Là những dự án có quy mô ngày càng lớn, đầu tư rất lớn về vốn, có công nghệ công nghệ phức tạp.

- Được triển khai ở nhiều vùng miền, nhiều nơi trên thế giới, có sự tham gia của các công ty quốc tế, các chuyên gia và lực lượng lao động từ nhiều quốc gia khác nhau.

* Vai trò của các dự án trọng điểm tại PVN

- Đối với chiến lược phát triển và chiến lược tăng tốc của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025:

+ Là động lực quan trọng để tăng tốc phát triển, là một trong những nhân tố quyết định đến chiến lược phát triển của Tập đoàn.

+ Là nhân tố quyết định tốc độ tăng trưởng, mục tiêu sản xuất kinh doanh đa ngành nghề, mở rộng đầu tư phát triển và gia tăng lợi nhuận của Tập đoàn ở tất cả các khâu, tạo thế và lực, nâng cao năng lực cạnh tranh và đảm bảo phát triển bền vững.

+ Vừa tạo việc làm, thu hút người lao động vừa tạo điều kiện, môi trường để bồi dưỡng, đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo, các nhà quản lý, các chuyên gia, lao động chuyên môn có phẩm chất và năng lực đạt chuẩn quốc gia và quốc tế, đảm bảo triển khai thành công các dự án trọng điểm tại PVN.

- Đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước:

+ Góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

+ Góp phần phát triển một cách đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế, trong đó các dự án về năng lượng luôn phải đi trước một bước, là tiền đề và nền tảng cơ sở vật chất cho phát triển, nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế, xã hội.

+ Là động lực làm chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế của vùng, ngành tại nơi có dự án theo hướng hiện đại, góp phần làm chuyển dịch mô hình phát triển từ chiều rộng sang chiều sâu.

+ Tạo điều kiện và thu hút các dự án, ngành nghề khác hình thành và phát triển.

+ Thúc đẩy hội nhập quốc tế, tạo các ràng buộc, liên kết kinh tế quốc tế thông qua các dự án cụ thể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các dự án trọng điểm tại PVN (Trang 31 - 35)