Các tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác quản lý tài chính doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại công ty TNHH tuấn tú phú thọ (Trang 38 - 42)

1.2. Cơ sở lý luận về quản lý tài chính doanh nghiệp

1.2.4. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác quản lý tài chính doanh nghiệp

1.2.4.1. Nhóm các chỉ tiêu định lượng

* Hiệu quả hoạt động kinh doanh

Đối với doanh nghiệp hiệu quả kinh doanh không chỉ là thước đo chất lượng phản ánh trình độ tổ chức quản lí kinh doanh mà còn là vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Trong điều kiện kinh tế thị trường ngày càng mở rộng, muốn tồn tại và phát triển thì đòi hỏi doanh nghiệp kinh doanh phải có hiệu quả. Hiệu quả kinh doanh càng cao, doanh nghiệp càng có điều kiện mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh, đối với doanh nghiệp hiệu quả kinh tế chính là lợi nhuận thu được trên cơ sở không ngừng mở rộng sản xuất, tăng uy tín và thế lực của doanh nghiệp trên thương trường.

- Hệ số sinh lợi doanh thu (ROS): phản ánh khả năng sinh lợi trên một đồng doanh thu.

Hệ số sinh lợi doanh thu (%) = Lợi nhuận sau thuế *100% Doanh thu thuần

- Hệ số sinh lợi vốn chủ sở hữu (ROE): Hệ số này phản ánh khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu, cho biết phần trăm lợi nhuận thu được của chủ sở hữu trên số vốn đầu tư của mình. Đây là chỉ tiêu được các nhà đầu tư quan tâm khi họ quyết định bỏ vốn đầu tư vào doanh nghiệp.

Hệ số sinh lợi vốn chủ sở hữu (%) = Lợi nhuận sau thuế *100% Vốn chủ sở hữu

- Hệ số sinh lợi tổng tài sản (ROA): Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

Hệ số sinh lợi tổng tài sản (%) = Lợi nhuận sau thuế *100% Tổng tài sản

(Nguồn: Giáo trình Tài chính Doanh Nghiệp (2010) Bộ Xây Dựng)

* Hiệu quả đầu tư tài sản kinh doanh

Các chỉ số hoạt động có tác dụng đo lường khả năng khai thác sử dụng vốn kinh doanh như thế nào.

- Hệ số quay vòng hàng tồn kho:

Số vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hoá tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ. Số vòng quay hàng tồn kho càng cao thì việc kinh doanh được đánh giá càng tốt, bởi lẽ doanh nghiệp chỉ đầu tư cho hàng tồn kho thấp nhưng vẫn đạt được doanh số cao. Số vòng quay hàng tồn kho được xác định theo công thức:

Hệ số quay vòng hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho bình quân - Vòng quay các khoản phải thu:

Vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần Tài sản lưu động

Vòng quay vốn lưu động cho biết cứ 1 đồng tài sản lưu động sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ phân tích.

Kỳ thu tiền bình quân phản ánh số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu (số ngày của một vòng quay các khoản phải thu). Vòng quay các khoản phải thu càng lớn thì kỳ thu tiền bình quân càng nhỏ và ngược lại. Kỳ thu tiền bình quân được xác định theo công thức:

Kỳ thu tiền bình quân = Các khoản thu x 360 Doanh thu

Tuy nhiên trong nhiều trường hợp kỳ thu tiền trung bình cao hay thấp chưa thể có kết luận chắc chắn, mà còn phải xem xét lại các mục tiêu và chính sách của doanh nghiệp như: mục tiêu mở rộng thị trường, chính sách tín dụng của doanh nghiệp. Mặt khác dù chỉ tiêu này có thể đánh giá là khả quan thì doanh nghiệp cần phải phân tích kỹ hơn vì tầm quan trọng của nó và kỹ thuật tính toán đã che dấu đi các khuyết tật trong việc quản trị các khoản phải thu.

* Hiệu quả khai thác và sử dụng vốn kinh doanh

Để tiến hành kinh doanh là phải có một lượng vốn nhất định với nguồn tài trợ tương ứng song việc sử dụng vốn như thế nào để có hiệu quả mới là nhân tố quyết định cho sự tăng trưởng của mỗi doanh nghiệp.

- Hệ số hiệu quả sử dụng tài sản:

Hiệu suất sử dụng TSCĐ = Doanh thu thuần Tài sản cố định - Hệ số cơ cấu nguồn vốn:

Hệ số cơ cấu nguồn vốn = Vốn chủ sở hữu Tổng nguồn vốn

Chỉ tiêu này phản ánh tỷ lệ vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Tỷ số này có giá trị càng cao thì khả năng tự chủ của doanh nghiệp càng cao.

- Hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu:

Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu = Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu

Chỉ tiêu này phản ánh tỷ lệ vốn vay trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Tỷ số nợ có giá trị càng lớn thì khả năng tự chủ của doanh nghiệp càng thấp.

1.2.4.1. Nhóm các chỉ tiêu định tính

Một là, tuân thủ kỷ luật tài chính: Trong quá trình hoạt động, mỗi giai

đoạn phát triển khác nhau doanh nghiệp có những mục tiêu khác nhau về tài chính. Để đáp ứng yêu cầu đó, doanh nghiệp cần phải dự báo và lập kế hoạch tài chính riêng cho từng giai đoạn, thông thường việc lập kế hoạch tài chính trong doanh nghiệp được thực hiện vào quý IV hàng năm. Đồng thời, trong quá trình thực hiện kế hoạch, nhà quản trị tài chính luôn tuân thủ kế hoạch và bám sát những diễn biến của thị trường để có những dự báo, điều chỉnh kịp thời khi môi trường có sự thay đổi theo cả 2 hướng thuận lợi và bất lợi.

Lập kế hoạch tài chính phải đảm bảo các yêu cầu:

- Lập dự toán chi tiết cho tài chính và bao nhiêu tiền sẽ được chi ra để đạt được mục tiêu đã đề ra.

- Thiết lập mục tiêu cho doanh thu và chi phí

- Thiết lập mục tiêu cho hiệu quả vốn, tài sản, hoạt động kinh doanh… Nội dung của kế hoạch tài chính thể hiện được:

+ Dự báo được kết quả kinh doanh và chính sách phân phối lợi nhuận. + Dự kiến nhu cầu tài chính thông qua bảng cân đối kế toán của DN. + Dự kiến kế hoạch lưu chuyển tiền tệ.

+ Lựa chọn các biện pháp, tổ chức, điều chỉnh, đảm bảo nguồn lực tài chính được sử dụng hiệu quả.

Vì đề cập đến hoạt động tài chính là nói đến hoạt động thu, chi, do vậy, hoạt động này cần được thể chế hóa bằng các quy chế thu, chi của doanh nghiệp trên nền tảng các quy định pháp lý chung đối với hoạt động thanh toán. Việc tuân thủ quy chế thu, chi sẽ góp phần minh bạch hóa và nâng cao khả năng

Hai là, trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý tài chính: Quản lý,

suy cho cùng là quản lý con người và do con người quản lý. Theo đó, chất lượng công tác quản lý tài chính phụ thuộc vào chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác này tại doanh nghiệp. Về mặt kiến thức thì đội ngũ cán bộ phải là những người được đào tạo bài bản từ các cơ sở đào tạo uy tín và hàng năm được cập nhật, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ. Về mặt kỹ năng và kinh nghiệm thì họ phải là những người kinh qua vị trí công tác để hiểu bản chất và hình thành tư duy của nhà quản lý tài chính. Về mặt ý thức, thái độ thì đội ngũ cán bộ cũng phải được giáo dục, định hướng ngay từ lúc vào nghề.

Ba là, vai trò của công tác tài chính trong quản trị doanh nghiệp: Đầu tư

được xem là quyết định quan trọng bậc nhất trong 3 quyết định chủ yếu của tài chính doanh nghiệp. Một quyết định đầu tư đúng sẽ góp phần làm tăng giá trị doanh nghiệp, từ đó gia tăng giá trị tài sản cho chủ sở hữu và ngược lại. Đây là tiêu chí định tính cần được xem xét khi đánh giá hiệu quả quản lý tài chính doanh nghiệp. Bởi vì trong quá trình ra quyết định đầu tư, vai trò của người làm công tác tài chính (đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư) tại doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Những đóng góp của họ thể hiện vai trò của công tác tài chính trong công tác quản trị chung toàn doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính tại công ty TNHH tuấn tú phú thọ (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)