Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Bắc Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ bán lẻ tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc ninh (Trang 54 - 61)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Khái quát về BIDV Việt Nam Chi nhánh Bắc Ninh

3.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Bắc Ninh

* Hoạt động huy động vốn:

Với đặc điểm trong kinh doanh đó là đi vay để cho vay nên huy động vốn là một trong các nghiệp vụ chủ yếu và quan trọng của NHTM, đó là tiền đề, là cơ sở quyết định đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng, khi nguồn vốn huy động có cơ cấu hợp lý, chi phí huy động vốn thấp sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Công tác huy động vốn của BIDV Bắc Ninh diễn biến phức tạp. Do trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh không chỉ có BIDV Bắc Ninh mà còn có hơn 20 TCTD khác nhƣ Ngân hàng Nông Nghiệp, Ngân hàng Công thƣơng, Ngân hàng Ngoại thƣơng, Ngân hàng Đồng bằng Sông Cƣu Long, Ngân hàng cổ phần Kỹ thƣơng Việt Nam… hoạt động bên công tác huy động vốn cũng phải cạnh tranh mạnh mẽ. Tuy nhiên, với kinh nghiệm và uy tín BIDV Bắc Ninh đã đƣa ra các biện pháp huy động vốn và cân đối nguồn vốn, chủ động khai thác mọi nguồn vốn trong nền kinh tế bằng nhiều hình thức phong phú. Nắm bắt đƣợc vai trò quan trọng của hoạt động này nên BIDV Bắc Ninh giai đoạn 2012 - 2014 đã đạt đƣợc những thành quả nhất định liên quan đến huy động vốn.

Bảng 3.1: Nguồn vốn huy động tại chi nhánh giai đoạn 2012 - 2014

(Đơn vị: tỷ đồng)

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%)

Tổng nguồn vốn 1.711 100 1.355 100 1.471 100

Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn

Không kỳ hạn 224,4 13 213,9 16 285,4 20

Kỳ hạn dƣới 12 tháng 681 40 473,8 35 505,6 34

Kỳ hạn trên 12 tháng 805,6 47 667,3 49 680 46

Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đơn vị tiền tệ

Nội tệ 1.437 84 1.125 83 1.353 92

Ngoại tệ 274 16 230 17 118 8

Cơ cấu nguồn vốn huy động theo thành phần kinh tế

Tiền gửi của dân cƣ 890 52 850,7 63 886,2 60

Tiền gửi của các tổ

chức kinh tế và khác 821 48 504,3 37 584,8 40

1711 1355 1471 0 500 1000 1500 2000 2012 2013 2014 năm tỷ đồng tổng nguồn vốn huy động

Biểu đồ 3.1: Tình hình biến động tổng nguồn vốn huy động tại chi nhánh giai đoạn 2012 - 2014

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn 2012 - 2014)

- Tổng nguồn vốn huy động không ổn định trong giai đoạn 2012 - 2014 tại chi nhánh: theo đó năm 2012 tổng nguồn vốn huy động đạt 1.711 tỷ đồng, nhƣng sang năm 2013 chỉ còn 1.355 tỷ đồng (giảm 21% so với năm 2012); đến năm 2014 tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh có dấu hiệu tăng nhẹ, đạt 1.471 tỷ đồng (tăng gần 9% so với năm 2013).

Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn:

+ Tiền gửi không kỳ hạn có xu hƣớng tăng: năm 2012 tiền gửi không kỳ hạn chiếm 13% tổng nguồn vốn huy động, đến năm 2013 tăng lên 16% và năm 2014 là 20%.

+ Tiền gửi có kỳ hạn dƣới 12 tháng: có xu hƣớng giảm dần, năm 2012 loại tiền gửi này chiếm 40% tổng nguồn vốn huy động, đến năm 2013 giảm xuống còn 35% và năm 2014 chỉ còn 34% trong tổng nguồn vốn huy động.

+ Tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng: có biến động nhƣng không lớn, đặc biệt nguồn vốn huy động từ tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng luôn chiếm tỷ lệ cao nhất

trong cơ cấu tổng nguồn vốn. Năm 2012 tỷ lệ này là 47%; năm 2013 tăng lên 49% và năm 2014 là 46%. Với tỷ lệ này có thể đảm bảo tính ổn định cho cơ cấu nguồn vốn huy động.

- Cơ cấu nguồn vốn huy động theo dòng tiền: tại chi nhánh giai đoạn 2012- 2014 có thay đổi về tỷ lệ giữa đồng ngoại tệ và nội tệ nhƣng nhìn chung không có biến động lớn, khi mà lƣợng vốn huy động từ đồng nội tệ luôn chiếm ƣu thế: năm 2012 chiếm 84%, năm 2013 chiếm 83% và năm 2014 là 92%.

- Cơ cấu nguồn vốn huy động theo thành phần kinh tế: chủ yếu vẫn là nguồn tiền huy động từ dân cƣ, theo đó năm 2012 chi nhánh huy động tiền gửi từ dân cƣ chiếm 52% tổng tiền gửi, còn tiền gửi của các tổ chức kinh tế và khác chiếm 48%; đến năm 2013 và năm 2014 các tỷ lệ này lần lƣợt là 63%; 37% và 60%; 40%.

Trên đây là những kết quả có đƣợc từ nhiều nỗ lực nâng cao chất lƣợng dịch vụ, tăng cƣờng quảng bá hình ảnh và thƣơng hiệu. Ngoài ra để duy trì tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn ở mức cao liên tục những năm qua trong điều kiện môi trƣờng kinh doanh ngày càng khó khăn, BIDV Bắc Ninh đã làm tốt những mặt sau:

+ Ngân hàng đã xây dựng đƣợc một chiến lƣợc huy động vốn phù hợp. Tạo đƣợc sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của cán bộ nhân viên về vai trò quan trọng của hoạt động huy động vốn.

+ Tổ chức thực hiện tốt các hoạt động khuyến mại, tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị. Phong cách giao dịch, phục vụ khách hàng đƣợc đổi mới. Hệ thống trụ sở, phƣơng tiện giao dịch đƣợc đầu tƣ nâng cấp, tạo đƣợc uy tín và niềm tin nơi khách hàng.

+ Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn với nhiều kỳ hạn và lãi suất hấp dẫn để khách hàng lựa chọn. Các sản phẩm tiền gửi ngày càng có nhiều tiện ích kèm theo nhƣ chƣơng trình tiết kiệm ổ trứng vàng…

+ Công tác kế hoạch đƣợc thực hiện triệt để. Sử dung công cụ khoán làm phƣơng tiện điều hành kế hoạch kinh doanh tới từng đơn vị và cá nhân. Có cơ chế thƣởng phạt rõ ràng đã tạo động lực thúc đẩy cán bộ nhân viên nâng cao ý thức, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao.

* Hoạt động tín dụng:

Song song với hoạt động huy động vốn thì hoạt động tín dụng có một vai trò hết sức quan trọng, quyết định đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nhận thức

đúng đắn vấn đề này BIDV Bắc Ninh luôn đặt công tác tín dụng lên hàng đầu với phƣơng châm “An toàn - Hiệu quả - Bền vững”. Với lợi thế huy động vốn dồi dào cho chi nhánh khả năng mở rộng các hoạt động của mình. Do nhu cầu vốn tăng và chuẩn bị cho quá trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế, mặt khác với sự đổi mới có chế thông thoáng hơn của ngành ngân hàng nhƣ cơ chế tín dụng, chính sách lãi suất thỏa thuận… cùng với sự nỗ lực phấn đấu của tập thể cán bộ tín dụng của chi nhánh nói riêng và toàn chi nhánh nói chung, trong những năm qua, công tác tín dụng của chi nhánh đã thực sự khởi sắc.Tại BIDV Bắc Ninh, hoạt động tín dụng đƣợc thể hiện khá rõ qua bảng số liệu sau:

Bảng 3.2: Các chỉ tiêu về hoạt động tín dụng tại chi nhánh giai đoạn 2012 - 2014

(Đơn vị: tỷ đồng)

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Số

tiền Tỷ trọng (%) tiền Số Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%)

Tổng dƣ nợ 393,5 100 710 100 978 100

Dƣ nợ theo thời hạn

Dƣ nợ ngắn hạn 291,5 74 559 79 683,57 70

Dƣ nợ trung và dài hạn 102 26 151 21 294,43 30

Dƣ nợ theo đơn vị tiền tệ

Nội tệ 288,5 73 467 66 676 69

Ngoại tệ 105 27 243 34 302 31

Dƣ nợ theo thành phần kinh tế

Doanh nghiệp ngoài

quốc doanh 236,9 60 638,44 90 813,61 83

Doanh nghiệp nhà

nƣớc 130,5 33 25,46 4 37,78 4

Cá nhân, hộ gia đình 26,1 7 46,1 6 126,61 13

Biểu đồ 3.2: Tình hình gia tăng tổng dƣ nợ tại chi nhánh giai đoạn 2012 - 2014 393.5 710 978 0 400 800 1200 2012 2013 2014 năm tỷ đồng tổng nợ

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh giai đoạn 2012 - 2014)

- Tổng dƣ nợ: tăng lên theo các năm trong giai đoạn, năm 2012 tổng dƣ nợ của chi nhánh là 393,5 tỷ đồng; năm 2013 tăng lên 710 tỷ đồng (tăng 80% so với năm 2012) và năm 2014 tăng lên 978 tỷ đồng (tăng 38% so với năm 2013).

- Dƣ nợ theo thời hạn:

+ Dƣ nợ ngắn hạn: có biến động nhƣng luôn chiếm tỷ lệ chủ yếu trong tổng dƣ nợ: năm 2012 dƣ nợ ngắn hạn chiếm 74% trong tổng dƣ nợ, năm 2013 tăng lên 79%, năm 2014 chỉ còn 70% nhƣng vẫn là một tỷ lệ cao.

+ Dƣ nợ trung và dài hạn: mặc dù chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng dƣ nợ nhƣng có xu hƣớng tăng nhanh về giá trị: năm 2012 dƣ nợ trung và dài hạn là 102 tỷ đồng, năm 2013 tăng lên 151 tỷ đồng (tăng 48% so với năm 2012) và đến năm 2014 tiếp tục tăng lên 294,43 tỷ đồng (tăng 95% so với năm 2013).

- Dƣ nợ tính theo dòng tiền: cũng tƣơng tự nhƣ cơ cấu nguồn vốn tính theo dòng tiền, cơ cấu dƣ nợ tính theo dòng tiền thì dƣ nợ nội tệ luôn chiếm ƣu thế: năm 2012 chiếm 73% trong tổng dƣ nợ, năm 2013 là 66% và năm 2014 là 69%.

- Dƣ nợ tính theo thành phần kinh tế: dƣ nợ của bộ phận doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn so với 2 nhóm còn lại là doanh nghiệp nhà nƣớc và cá nhân, hộ gia đình. Theo đó, năm 2012 dƣ nợ của doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 60% tổng dƣ nợ, năm 2013 tăng lên 93% và năm 2014 là 83%.

* Các khoản doanh thu và chi phí:

Bảng 3.3: Các khoản doanh thu và chi phí của chi nhánh giai đoạn 2012 - 2014

(Đơn vị: tỷ đồng)

Thời điểm

Chỉ tiêu 2012 2013 2014

Tổng doanh thu 108,5 238,1 191,5

Doanh thu từ lãi cho vay

41,4 63,4 84,7

Doanh thu từ lãi điều vốn 151,9 90,3

Doanh thu từ dịch vụ 13,5 3,1 6,7

Doanh thu từ các hoạt động khác 53,6 19,7 9,8

Tổng chi phí 95,4 227,6 158,2

Chi phí cho hoạt động tín dụng 65,9 183,3 107,6

Chi phí trả lƣơng 5,3 4,9 10,2

Chi phí khác 24,2 39,4 40,4

Tỷ lệ chi phí trên doanh thu ( %) 87,9 95,6 82,6

108.5 95.4 238.1 227.6 191.5 158.2 0 50 100 150 200 250 năm 2012 2013 2014 tỷ đồng

Biểu đồ 3.3: Giá trị tổng doanh thu và tổng chi phí của chi nhánh giai đoạn 2012 - 2014

tổng thu tổng chi

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2012- 2014)

- Tổng doanh thu của chi nhánh giai đoạn 2012 - 2014 tăng, giảm không ổn định: năm 2012 tổng doanh thu đạt 108.528 triệu đồng, đến năm 2013 tăng lên 238.107 triệu đồng (tăng 119% so với năm 2012), nhƣng sang năm 2014 tổng doanh thu giảm hơn hẳn, chỉ đạt 191.560 triệu đồng (giảm 20% so với năm 2013).

Trong cơ cấu tổng doanh thu thì doanh thu từ lãi cho vay và lãi điều vốn chiếm tỷ lệ tƣơng đối cao: năm 2012 tổng doanh thu của chi nhánh đạt 108,5 tỷ đồng thì doanh thu từ lãi cho vay và điều vốn là 41,4 tỷ đồng, tƣơng đƣơng 38,2%. Năm 2013 giá trị doanh thu từ lãi vay và lãi điều vốn tăng lên mức 215,3 tỷ đồng, tƣơng đƣơng 90,3%; sang năm 2014 tỷ lệ này là 91,6%.

- Tƣơng tự nhƣ doanh thu, thì giai đoạn 2012 - 2014 tại chi nhánh, tổng chi phí cũng có khá nhiều biến động: năm 2012 tổng chi phí là 95.417 triệu đồng, đến năm 2013 tăng lên 227.589 triệu đồng (tăng 138% so với năm 2012) và năm 2014 giảm xuống 158.219 triệu đồng (giảm 31% so với năm 2013).

phí cho hoạt động tín dụng là 65.944 triệu đồng (chiếm 69% tổng chi phí của chi nhánh); năm 2013 tỷ lệ này là 81% và năm 2014 là 68%.

- Tỷ lệ chi phí trên doanh thu cũng theo chiều hƣớng không ổn định, trong đó có năm 2013chi nhánh hoạt động hiệu quả không cao khi mà tỷ lệ chi phí trên doanh thu có tỷ lệ cao nhất trong giai đoạn, với mức 95,6%. Sang năm 2014 tỷ lệ này giảm xuống còn 82,6%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ bán lẻ tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc ninh (Trang 54 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)