5. Kết cấu luận văn:
1.4 Phân biệt sự khác nhau và quan hệ giữa quyền lực và quyền hạn:
1.4.1 Khái niệm:
Quyền hạn:
Quyền hạn là một hình thức quyền cho phép ngƣời quản lý đƣa ra mệnh lệnh hoặc yêu cầu bắt buộc ngƣời khác phải thực hiện mệnh lệnh/ yêu cầu đó nhằm đạt đƣợc mục tiêu chung của tổ chức.
Một nhà quản lý nhận đƣợc quyền hạn từ vị trí của anh ta hoặc từ ngƣời quản lý cấp cao hơn. Quyền hạn có tính hệ thống từ cao xuống thấp.
Quyền lực:
Quyền lực là một khái niệm rộng hơn quyền hạn. Nó đƣợc định nghĩa là năng lực hoặc khả năng của một ngƣời ảnh hƣởng tới hành động của một ngƣời hay một nhóm ngƣời khác.
Quyền lực có thể là quyền lực cá nhân. Một ngƣời có quyền lực cá nhân từ năng lực cá nhân hoặc năng lực chuyên môn của anh ta. Giáo sƣ, bác sĩ, luật sƣ, kỹ sƣ… là những ngƣời có quyền lực từ năng lực chuyên môn của họ. Quyền lực cũng có thể là quyền lực hợp pháp hoặc quyền lực chính thống, loại quyền lực này có xuất phát điểm từ một vị trí có quyền hạn cao.
1.4.2 Bản chất:
Quyền hạn là một hình thức quyền cho phép ngƣời quản lý đƣa ra quyết định hay mệnh lệnh.
Quyền lực là năng lực cá nhân ảnh hƣởng tới ngƣời khác hoặc sự việc nào đó.
1.4.3 Hƣớng:
Trong cấu trúc tổ chức, quyền hạn có tính hƣớng xuống bởi vì đó là sự ủy quyền của cấp trên đối với cấp dƣới.
Quyền lực có thể chảy theo nhiều hƣớng, một ngƣời quản lý cấp thấp có thể có quyền lực lớn hơn ngƣời quản lý cấp cao hơn nếu lời nói của anh ta có ảnh hƣởng tới nhân viên hơn ngƣời quản lý cấp cao kia. Vì vậy quyền lực có thể hƣớng lên, hƣớng xuống hoặc đi ngang.
1.4.4 Sơ đồ tổ chức:
Mối quan hệ quyền hạn giữa cấp trên và cấp dƣới có thể thể hiện trên sơ đồ tổ chức.
Mối quan hệ quyền lực không thể thể hiện trên sơ đồ tổ chức.
1.4.5 Cấp bậc quản lý:
Quyền hạn phụ thuộc vào cấp bậc quản lý, cấp bậc cao thì quyền hạn cao và ngƣợc lại.
Quyền lực không phụ thuộc vào cấp bậc quản lý. Quyền lực có thể tồn tại ở bất kỳ cấp bậc quản lý nào, kể cả quản lý cấp thấp hay công nhân cũng có thể có quyền lực ảnh hƣởng tới quyết định của quản lý cấp cao hơn.
1.4.6 Sự chính thống:
Quyền hạn về bản chất luôn có sự chính thống.
Quyền lực về bản chất không có sự chính thức, vì vậy nó không cần là chính thống.
1.4.7 Địa vị và con ngƣời:
Quyền hạn đƣợc mang tới từ địa vị, một nhà quản lý có quyền hạn khi anh ta ngồi tại vị trí quản lý đó.
Quyền lực thuộc về ngƣời sử dụng nó.