Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý thuế ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn huyện Hoài Đức thành phố Hà Nội (Trang 53)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.1 Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý thuế ở Việt Nam hiện nay

Cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế

(Nguồn: website Tổng cục Thuế).

Theo Quyết định số 115/2009/QĐ-TTg ngày 28/09/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ, chức năng và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế đƣợc quy định nhƣ sau:

Chức năng của Tổng cục Thuế: Tổng cục thuế là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mƣu; giúp Bộ trƣởng Bộ Tài chính quản

phí, lệ phí và các khoản thu khác của NSNN (sau đây gọi chung là thuế); tổ chức quản lý thuế theo quy định của pháp luật.

Tổng cục Thuế được tổ chức thành hệ thống dọc từ Trung ương đến địa phương theo đơn vị hành chính, bảo đảm nguyên tắc tập trung thống nhất.

Cơ cấu tổ chức của Cục Thuế trực thuộc Tổng cục Thuế

Theo Quyết định số 108/QĐ-BTC ngày 14/01/2010 của Bộ trƣởng Bộ Tài Chính, cơ cấu tổ chức của Cục Thuế trực thuộc Tổng cục Thuế đƣợc quy định nhƣ sau. Cục Thuế ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng (sau đây gọi chung là Cục Thuế) là tổ chức trực Tổng cục Thuế, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của NSNN (sau đây gọi chung là thuế) thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

Sơ đồ 3.2: Cơ cấu tổ chức Cục Thuế trực thuộc Tổng cục Thuế

Cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế trực thuộc Cục Thuế

Theo Quyết định số 503/QĐ-TCT ngày 29/03/2010 của Tổng cục trƣởng Tổng cục Thuế, cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế đƣợc quy định nhƣ sau:

Chi cục thuế ở các quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng (sau đây gọi chung là Chi cục Thuế) là tổ chức trực thuộc Cục Thuế, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí, các khoản thu khác của NSNN (sau đây gọi chung là thuế) thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

Chi cục Thuế có tƣ cách pháp nhân, con dấu riêng, đƣợc mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nƣớc theo quy định của pháp luật.

Sơ đồ 3.3: Cơ cấu, tổ chức Chi cục Thuế trực thuộc Cục Thuế

3.1.2 Tổ chức bộ máy quản lý thuế tại Chi cục Thuế huyện Hoài Đức

Từ năm 1990 với nỗ lực cải cách thuế trong đó có cải cách bộ máy quản lý thuế, Nghị định số 281/HĐBT ngày 7/8/1990 của Hội đồng Bộ trƣởng (nay là Chính phủ) đã quy định việc thành lập hệ thống thu thuế nhà nƣớc trực thuộc Bộ Tài chính. Theo Nghị định 281/HĐBT ngay 7/8/1990 của Hội đồng Bộ trƣởng ( nay là Chính phủ) và thông tƣ số 38/TCTCCB ngày 25 tháng 8 năm 1990 hƣớng dẫn thi hành Nghị định 281/HĐBT, Chi cục thuế Hoài Đức là một bộ phận trong hệ thống thuế của Nhà nƣớc. Chi cục Thuế Hoài Đức ra đời và chịu sự quản lý theo nguyên tắc song trùng trực thuộc - đó là chịu sự quản lý của Cục thuế Hà Tây cũ (nay là Cục thuế thành phố Hà Nội là do sau khi sát nhập địa giới hành chính Cục thuế Hà Tây đã sát nhập vào Cục thuế thành phố Hà Nội) và Ủy ban nhân dân huyện Hoài Đức. Hiện nay, theo luật Quản lý thuế mới đƣợc ban hành thì Chi cục Thuế Hoài Đức chịu sự quản lý của Cục thuế thành phố Hà Nội và Ủy ban nhân dân huyện chỉ phối hợp với Chi cục Thuế trong công tác quản lý thuế.

Tổng số cán bộ công chức ngành thuế Hoài Đức tính đến hết ngày 31/12/2016 là 67 ngƣời trong đó bao gồm 1 Chi cục trƣởng, 3 phó chi cục trƣởng và 63 cán bộ công chức.

Cơ cấu tổ chức Chi cục Thuế huyện Hoài Đức bao gồm 07 Đội thuế chức năng và 02 đội Thuế liên xã phƣờng, Thị trấn

Bộ phận quản lý thuế TNCN nằm trong Đội KK-KTT - THNVDT với cơ cấu tổ chức là 03 cán bộ. Căn cứ Quyết định số 504/QĐ - TCT ngày 29/03/2010 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ của các đội thuế thuộc Chi cục thuế, căn cứ vào quy mô, và điều kiện nhân sự, chức năng quản lý của mình Chi cục thuế Hoài Đức đã tổ chức sắp xếp các đội chức năng nhƣ sau:

Đội Tuyên truyền - Hỗ trợ NNT - Ấn chỉ:

Giúp Chi cục trƣởng Chi cục Thuế thực hiện công tác tuyên truyền về chính sách pháp luật thuế; hỗ trợ NNT trong phạm vi Chi cục Thuế quản lý, quản lý ấn chỉ trong nội bộ Chi cục Thuế quản lý.

Đội Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán - Kê khai - Kế toán thuế - Tin

học - TNCN - Kiểm tra nội bộ: Giúp Chi Cục trƣởng Chi cục Thuế hƣớng

dẫn về nghiệp vụ quản lý thuế, chính sách, pháp luật thuế cho cán bộ, công chức thuế trong Chi cục Thuế; xây dựng và tổ chức thực hiện dự toán thu NSNN đƣợc giao của Chi cục Thuế.

Giúp Chi cục trƣởng Chi cục Thuế thực hiện công tác đăng ký thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, kế toán thuế, thống kê thuế theo phân cấp quản lý; quản lý và vận hành hệ thống trang thiết bị tin học; triển khai, cài đặt, hƣớng dẫn sử dụng các phần mềm ứng dụng tin học phục vụ công tác quản lý thuế.

Giúp Chi cục trƣởng Chi cục Thuế thực hiện công tác kiểm tra việc tuân thủ pháp luật, tính liêm chính của cơ quan thuế, công chức thuế; giải quyết khiếu nại (bao gồm cả khiếu nại các quyết định xử lý về thuế của cơ quan thuế và khiếu nại liên quan trong nội bộ cơ quan thuế, công chức thuế), tố cáo liên quan đến việc chấp hành công vụ và bảo vệ sự liêm chính của cơ quan thuế, công chức thuế thuộc thẩm quyền của Chi cục trƣởng Chi cục Thuế.

Giúp Chi cục trƣởng Chi cục Thuế thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế TNCN; chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu thuế TNCN thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế.

Đội Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế:

Giúp Chi cục trƣởng Chi cục Thuế thực hiện công tác quản lý nợ thuế, cƣỡng chế thu tiền thuế nợ, tiền phạt đối với NNT thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế.

Đội Kiểm tra thuế:

Giúp Chi cục trƣởng Chi cục Thuế thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế; giải quyết tố cáo liên quan đến NNT; chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế.

Đội Quản lý thu phí, lệ phí và thu khác:

Giúp Chi cục trƣởng Chi cục Thuế quản lý thu lệ phí trƣớc bạ, thuế chuyển quyền sử dụng đất, tiền cấp quyền sử dụng đất, các khoản đấu giá về đất, tài sản, tiền thuê đất, thuế tài sản (sau này), phí, lệ phí và các khoản thu khác (sau đây gọi chung là các khoản thu về đất bao gồm cả thuế TNCN đối với chuyển nhƣợng bất động sản, nhận thừa kế, quà tặng, lệ phí trƣớc bạ và thu khác) phát sinh trên địa bàn thuộc phạm vi Chi cục Thuế quản lý.

Đội Kiểm tra nội bộ:

Giúp Chi cục trƣởng kiểm tra lại việc thực hiện quy trình của các sắc thuế của các đội; kiểm tra việc thực hiện chấp hành kỷ luật, kỷ cƣơng giờ giấc làm việc của cán bộ trong cơ quan. Tiếp nhận và xử lý đơn thƣ khiếu nại, tố cáo và đƣờng dây nóng.

Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ:

Giúp Chi cục trƣởng Chi cục Thuế thực hiện công tác hành chính, văn thƣ, lƣu trữ; công tác quản lý nhân sự; quản lý tài chính, quản trị.

Đội thuế liên xã, phường, thị trấn:

Giúp Chi cục trƣởng Chi cục Thuế quản lý thu thuế các tổ chức (nếu có), cá nhân nộp thuế trên địa bàn xã, phƣờng đƣợc phân công (bao gồm các hộ sản xuất kinh doanh công thƣơng nghiệp và dịch vụ, kể cả hộ nộp thuế TNCN; thuế nhà đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế tài nguyên ...

Theo quy định của luật Quản lý thuế, bộ máy quản lý thu thuế ở cơ quan thuế các cấp đƣợc cải cách theo hƣớng tổ chúc tập trung theo 04 chức năng nhằm chuyên môn hóa, nâng cao năng lực quản lý thu thuế ở từng chức

năng, gồm các phòng: Tuyên truyền - hỗ trợ NNT; Theo dõi, xử lý việc kê khai thuế; đôn đốc thu nợ và cƣỡng chế nợ thuế; Thanh tra, kiểm tra thuế. Đối với các Chi cục Thuế, công tác quản lý thu thuế TNCN đang triển khai theo các nội dung đƣợc quy định trong luật quản lý thuế. Việc tổ chức triển khai thực hiện chính sách thuế TNCN trên địa bàn do bộ phận quản lý thuế TNCN thuộc đội Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán đảm nhiệm. Công tác thu trực tiếp đối với cá nhân kinh doanh do đội thuế liên xã, phƣờng đảm nhiệm. Các đội Kiểm tra thuế ở Chi cục Thuế quản lý thu trực tiếp thuế TNCN đối với ngƣời sử dụng lao động do đơn vị phụ trách. Đội Kiểm tra thuế, bộ phận quản lý thuế TNCN kiểm tra hồ sơ khai thuế và kiểm tra tại trụ sở của NNT phát hiện có dấu hiệu trốn thuế, gian lận về thuế.

Bảng 3.1: Tổ chức Bộ máy quản lý thu thuế theo chức năng của Chi cục Thuế huyện Hoài Đức

TT BP Chức năng Số cán bộ (ngƣời)

Tỷ trọng trên tổng số cán bộ (%)

1 Kê khai - kế toán thuế 10 14,9%

2 Tuyên truyền, hỗ trợ NNT 4 5,9%

3 Quản lý nợ thuế 4 5,9%

4 Trƣớc bạ và thu khác 6 9%

5 Thanh tra, kiểm tra thuế 12 17,9%

(Nguồn: Chi cục Thuế Hoài Đức)

Số cán bộ này tham gia vào quản lý thu thuế theo chức năng, mỗi cán bộ trong từng bộ phận chức năng theo dõi một số đối tƣợng nộp thuế theo loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực kinh doanh,... bao gồm tất cả các sắc thuế trong đó có thuế TNCN.

Việc thực hiện mô hình quản lý thu thuế chủ yếu theo chức năng đã hình thành đội ngũ cán bộ tƣơng đối chuyên môn hóa, chuyên sâu theo các

chức năng quản lý thuế trên cơ sở đánh giá phân loại, sắp xếp công chức nhằm phù hợp với năng lực, trình độ của mỗi cán bộ, công chức, đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý thu thuế. Điều này giúp cho công tác quản lý thuế nói chung và thuế TNCN nói riêng tại Cục Thuế TP Hà Nội đạt hiệu quả cao.

Bảng 3.2: Nhân lực quản lý thuế TNCN tại Cục Thuế TP Hà Nội và Chi cục Thuế Hoài Đức Đơn vị tính: người TT Tổng Trong đó: VP Cục Thuế

Khối Chi cục Thuế Khối Chi cục

Thuế

Trong đó: Chi Cục Thuế Hoài Đức

Tổng số 2.151 385 1.766 67

Bộ phận

TNCN 22 22 55 3

Tỷ lệ 5,7% 5,7% 3,1% 4,5%

(Nguồn: Chi cục Thuế Hoài Đức)

Đối với một chi cục thuế nhỏ nhƣ Chi cục Thuế Hoài Đức thì việc bố trí nhân lực quản lý thuế TNCN với số lƣợng cán bộ là 03 ngƣời đạt 4,5% là tƣơng đối hợp lý để có thể hoàn thành công tác quản lý thuế TNCN. Tuy nhiên, có những thời gian cao điểm (thời gian Quyết toán thuế TNCN) thì Chi cục Thuế Hoài Đức cần có thêm sự hỗ trợ từ những bộ phận chức năng khác.

3.2 Tình hình và kết quả quản lý thuế thu nhập cá nhân tại Chi cục Thuế Hoài Đức giai đoạn 2013 - 2016

3.2.1 Khái quát bước đầu về tình hình

Ở Hoài Đức hiện nay, việc kê khai nộp thuế TNCN thực hiện theo nguyên tắc khấu trừ tại nguồn theo quy định chung của pháp luật. Cơ quan chi trả thu nhập có nghĩa vụ khấu trừ tiền thuế trƣớc khi chi trả thu nhập cho đối tƣợng nộp thuế để nộp thay tiền thuế vào NSNN.

Bên cạnh đó, đối với một số trƣờng hợp, cơ quan thuế có thể áp dụng phƣơng pháp tự kê khai. Những NNT thuộc diện tự kê khai đa phần là những ngƣời hành nghề tự do, có thu nhập từ nhiều nguồn khác nhau. Nhƣng số đối tƣợng này không nhiều mà chủ yếu tập trung vào các đối tƣợng nộp thuế theo phƣơng pháp khấu trừ tại nguồn.

Ta sẽ xem xét quy trình quản lý thuế TNCN của cơ quan thuế áp dụng đối với loại thu nhập này.

3.2.2 Công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế

Việc chấp hành thực hiện Luật Thuế TNCN và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của NNT luôn đòi hỏi ý thức tự giác, trung thực trong kê khai, nộp thuế cũng nhƣ những hiểu biết về sắc thuế này. Để công tác quản lý thuế TNCN đƣợc triển khai một cách có hiệu quả thì yếu tố trên là vô cùng quan trọng. Chính vì thế mà công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT luôn là vấn đề đƣợc quan tâm nhiều hơn cả để nâng cao ý thức tự giác, trung thực trong kê khai nộp thuế và hiểu biết về thuế TNCN của đại bộ phận NNT.

Trong những năm qua, Cục Thuế TP Hà Nội và các chi cục thuế trên địa bàn đã triển khai nhiều biện pháp tuyên truyền, hỗ trợ NNT. Cục Thuế cũng đã chỉ đạo bộ phận tuyên truyền, hỗ trợ NNT có trách nhiệm xây dựng chƣơng trình, kế hoạch công tác cụ thể về hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ hàng năm, đồng thời bám sát tình hình triển khai chế độ chính sách và yêu cầu giải quyết những khó khắn, vƣớng mắc của NNT trên địa bàn.

- Đối với công tác tuyên truyền:

+ Tập trung vào việc tuyên truyền kịp thời những nội dung mới, những sửa đổi, bổ sung hƣớng dẫn quyết toán thuế TNCN, các phần mềm hỗ trợ kê khai thuế, ... nhằm giúp NNT nắm đƣợc và thực hiện tốt. Cơ quan thuế đã phối hợp với các cơ quan chức năng khác nhƣ: Ban Tuyên giáo, Đài phát thanh Truyền hình và các cơ quan báo chí trên địa bàn,... để thực hiện phóng

sự, đƣa tin, đƣa bài viết, phổ biến tuyên truyền hƣớng dẫn NNT thực hiện theo Luật Thuế đã ban hành.

+ Tổ chức các lớp tập huấn về thuế cho đội ngũ cán bộ thuế và lãnh đạo các doanh nghiệp đóng trên địa bàn (cơ quan chi trả thu nhập) giúp tuyên truyền, tạo điều kiện để cán bộ thuế và NNT nhanh chóng theo kịp với những đổi mới trong chính sách thuế.

- Đối với công tác hỗ trợ, tư vấn cho NNT:

+ Tổ chức đƣờng dây nóng để hỗ trợ, giải đáp thắc mắc của NNT về thủ tục trong đăng ký, kê khai và nộp thuế. Bên cạnh đó, hàng quý và hàng năm, Cục Thuế TP Hà Nội cùng với các chi cục thuế tổ chức hội nghị đối thoại để gặp gỡ, tiếp xúc trực tiếp, lắng nghe ý kiến phản ánh cũng nhƣ những vƣớng mắc còn gặp phải của NNT về chính sách thuế, thủ tục hành chính thuế, ... Trên cơ sở đó, cơ quan thuế nghiên cứu và trình các cơ quan cấp trên để bổ sung, thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tế.

+ Tăng cƣờng cải cách hành chính đƣợc Cục Thuế TP Hà Nội xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong những năm qua và đã tiến hành cải cách thủ tục hành chính trên một số mặt. Cụ thể, Cục Thuế đã thành lập tổ chỉ đạo, lập kế hoạch và xác định trách nhiệm của từng đơn vị, quán triệt cán bộ công chức không đƣợc gây phiền nhiễu cho NNT. Đồng thời, Cục Thuế đã đƣa ra kiến nghị về giảm từ 168 thủ tục hành chính xuống còn 158 thủ tục, sửa đổi, bổ sung nội dung trên tơ khai,... nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho NNT thực hiện nghĩa vụ thuế của mình. Theo sự chỉ đạo đó, Chi cục Thuế Hoài Đức cũng thành lập một tổ chỉ đạo chuyên sâu về tuyên truyền, hỗ trợ, giải đáp chính sách cho NNT.

+ Thực hiện hỗ trợ NNT qua con đƣờng công nghệ thông tin, Phòng Tuyên truyền - hỗ trợ NNT đã phối hợp với các phòng chức năng khác trong việc thiết lập trang web cho Cục Thuế TP Hà Nội. Đây là một công cụ rất hiệu quả, giúp NNT có thể dễ dàng tiếp cận với những vản bản pháp quy về

thuế, tra cứu thông tin về thuế cũng nhƣ đặt ra những câu hỏi để đƣợc hỗ trợ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn huyện Hoài Đức thành phố Hà Nội (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)