Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam định (Trang 74 - 79)

1.2 .Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thƣơng mại

2.3. Đánh giá hiệu quả huy động vốn tại NHNo&PTNT chi nhánh Nam

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế

- Nguyên nhân chủ quan

Điều kiện thị trường cạnh tranh khốc liệt: Trong thời gian qua ngân hàng phải

đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của nhiều ngân hàng và các tổ chức tín dụng đóng trên địa bàn thành phố Nam Định, nhất là các ngân hàng cổ phần. Họ không ngừng tăng lãi suất suất huy động, nhiều khi mức lãi suất tăng quá cao ngân hàng không thể cạnh tranh nổi. Bên cạnh đó các dich vụ huy động tiền gửi của các ngân hàng khác cũng không ngừng đa dạng hơn. Vì thế việc huy động tiền gửi của ngân hàng cũng gặp không ít khó khăn. Song trong thời gian vừa qua ngân hàng cũng không ngừng cải tiến phương thức phục vụ và đa dạng hoá các hình thức huy động nên lượng vốn mà ngân hàng thu hút được cũng khá lớn.

Hình thức huy động vốn: Hiện nay ngân hàng vẫn đang sử dụng hình thức truyền thống như tiết kiệm dự thưởng nên chưa thực sự hấp dẫn được khách hàng. Các dịch vụ hiện đại sử dụng tại ngân hàng chưa phát huy hiệu quả hay các dịch vụ liên quan đến thanh toán qua ngân hàng, trả lương qua tài khoản chưa phát triển nên nó cũng không hỗ trợ nhiều cho công tác huy động vốn.

Việc giao chỉ tiêu huy động vốn chưa thực sự phù hợp với thực tế: Việc đánh

giá hoàn thành kế hoạch huy động vốn căn cứ vào số dư tiền gửi vào thời điểm cuối quý và cuối năm mà chưa căn cứ vào số dư tiền gửi bình quân tại chi nhánh. Về thực chất, chỉ tiêu số dư huy động vốn bình quân năm mới phản ánh chính xác kết quả công tác huy động vốn tại chi nhánh. Thêm vào đó, chỉ tiêu huy động vốn được giao là % trên số dư của 31/12 năm trước. Với chi nhánh có số dư tiền gửi lớn như SGD thì 1% tăng trưởng huy động vốn đã tương ứng với số tuyệt đối về tăng trưởng là khá lớn. Do đó, không thể giao chỉ tiêu tăng trưởng huy động vốn cho các chi nhánh loại 3 tương ứng với tỷ lệ tăng trưởng của các chi nhánh này.

Chưa giao chỉ tiêu huy động vốn từ các tổ chức, doanh nghiệp cho các phòng. Việc giao chỉ tiêu huy động vốn từ trước tới nay tại NHNo&PTNT chi nhánh Nam Định chỉ tập trung vào huy động từ dân cư. Phòng Kế toán giao dịch thì chỉ thực hiện các yêu cầu tác nghiệp về mặt hạch toán cho khách, chưa chủ động trong việc chào bán các sản phẩm tiền gửi do NHNo ban hành.

Chưa có chính sách Marketing đồng bộ: Trong thời gian gần đây, hoạt động marketing đã được chú trọng hơn nhưng vẫn chưa chuyên nghiệp và hiệu quả. Hoạt động nghiên cứu thị trường, nhu cầu của khách hàng, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh chưa được tiến hành thường xuyên và có hệ thống, chưa xác định được chiến lược khách hàng phù hợp với tình hình thực tế của ngân hàng do đó chưa đưa ra được chính sách khách hàng thống nhất trong toàn hệ thống. Mặc dù trong những năm gần đây, Agribank đã chú trọng hơn đến công tác truyền thông, quảng bá hình ảnh qua các phương tiện thông tin đại chúng như đài phát thanh, truyền hình, báo chí…nhưng kết quả thu được không đáng kể. Số lượng các hoạt động truyền thông lớn nhưng lại rải rác, không tập trung … những hoạt động này chỉ mang tính bộc phát không có chính sách hay kế hoạch lâu dài nên kết quả thu lại không cao như mong muốn.

Trình độ đội ngũ cán bộ tuy được chú trọng đầu tư nhưng vẫn chưa đồng bộ:

Cho nên việc xác định nhu cầu sử dụng vốn và xây dựng chính sách, kế hoạch huy động vốn chưa hiệu quả. Một bộ phận nhân viên của ngân hàng vẫn chưa hoàn thành nhiệm vụ của mình, chưa nắm vững nghiệp vụ khiến khách hàng cảm thấy chưa hài lòng. Phương thức giao dịch vẫn còn làm mất thời gian của khách hàng, khiến họ phải làm quá nhiều công việc khi nộp rút tiền hoặc tiến hành gửi một khoản tiết kiệm vào ngân hàng hoặc khi tiến hành thanh toán một khoản tiền ra nước ngoài.

Sản phẩm, công nghệ ngân hàng: Việc phát triển sản phẩm mới vẫn còn chậm

hơn so với các ngân hàng khác, các sản phẩm huy động vốn còn đơn điệu, chưa đa dạng, chưa tạo ra được sản phẩm riêng biệt có sức cạnh tranh trên thị trường. Chưa có hệ thống theo dõi, đánh giá hiệu quả cho từng loại sản phẩm cụ thể. Hệ thống thông tin của toàn hệ thống đã được kết nối trực tuyến tuy nhiên trong quá trình hoạt động vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Chưa có chương trình hỗ trợ việc xây dựng quản lý khách hàng tổng thể để phục vụ công tác đánh giá phân tích khách hàng, đặc biệt là khách hàng doanh nghiệp, tổ chức kinh tế

Thứ nhất là môi trường kinh tế có nhiều biến động:

Trong những năm qua nền kinh tế của thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng phải hứng chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế. Khủng hoảng, phục hồi giảm phát rồi lạm phát, tuy đã thoát khỏi suy thoái nhưng hậu quả của nó vẫn còn rất nặng nề. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của hệ thống ngân hàng cũng như hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như thu nhập của người dân điều này làm cho chính sách lãi suất thay đổi ảnh hưởng tới các hoạt động kinh doanh của ngân hàng và làm cho sự cạnh tranh của các ngân hàng tăng cao. Những biến động bất thường mà đặc biệt ở năm 2008 như lạm phát tăng cao, giá vàng liên tục tăng, giá USD thay đổi liên tục làm ảnh hưởng đến tâm lý người dân trong việc cân nhắc sử dụng khoản tiền nhàn rỗi của họ như thế nào cho hợp lý nhất.

Thứ hai là sự cạnh tranh gay gắt trong hệ thống ngân hàng:

Sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng lớn. Thậm chí, một số ngân hàng đã vượt qua cả các quy định của NHNN (trần lãi suất huy động, cho vay, thu phí nghiệp vụ cho vay, trần tỷ giá…) để lôi kéo khách hàng.

Một số ngân hàng được cấp phép thành lập, mở thêm chi nhánh tại Nam Định đã hút các doanh nghiệp và dân cư về hoạt động tại ngân hàng mình nên cũng làm tiền gửi tại chi nhánh Nam Định giảm đáng kể.

Để đat được mục tiêu tăng trưởng nguồn vốn huy động, các NHTM không chỉ đơn thuần gia tăng lãi suất như trước đây mà còn chú trọng hơn đến việc đa dạng hóa sản phẩm huy động vốn, áp dụng các chương trình khuyến mãi hấp dẫn như: tặng quà, dự thưởng…Thêm vào đó, sự xuất hiện của các ngân hàng nước ngoài với trình độ công nghệ hiện đại, kinh nghiệm dày dặn, thương hiệu được đảm bảo trên toàn thế giới đã ảnh hưởng không nhỏ tới thị phần của các NHTM trong nước.

Từ thực trạng nguồn vốn và hoạt động huy động vốn của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh Nam Định, vấn đề đặt ra cấp thiết là phải có các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn để đáp ứng yêu cầu không ngừng mở rộng, nâng cao kết quả kinh doanh.

Chi nhánh Nam Đinh chúng ta thấy được kết quả đạt được cũng như những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động huy động vốn của Chi nhánh. Qua đó luận văn đưa ra nhưng giải pháp cần thiết trong Chương 3 nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn của NHNo&PTNT Chi nhánh Nam Định, đồng thời đề xuất một số kiến nghị đối với Chính phủ, Nhà nước và NHNo&PTNT Việt Nam để các giải pháp được phát huy hiệu quả tối đa.

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam định (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)