Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam định (Trang 93 - 96)

1.2 .Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thƣơng mại

3.3. Kiến nghị

3.3.3. Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam

NHNo&PTNT Việt Nam có trách nhiệm trong việc hoạch định chính sách, xây dựng quy chế và kế hoạch phát triển của toàn hệ thống phù hợp, làm cơ sở cho việc xây dựng các kế hoạch kinh doanh, trong đó có kế hoạch phát triển nguồn vốn của các Chi nhánh nói chung và của NHNN& PTNT Chi nhánh Nam Định nói riêng.

Để cho các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo&PTNT Chi nhánh Nam Định thực hiện được cần thiết phải có sự hỗ trợ, tác động, giúp đỡ của NHNo& PTNT Việt Nam thông qua:

- Tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên có điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn thông qua công tác đào tạo và đào tạo lại kể cả trong nước và ngoài nước, đặc biệt là các nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng hiện đại

- Bổ sung lao động đảm bảo đủ biên chế để hoàn thành công việc, hạn chế tình trạng làm việc quá tải.

- Chỉ đạo trung tâm công nghệ thông tin giúp đỡ NHNo& PTNT Chi nhánh Nam Định hiện đại hoá chương trình phần mềm giao dịch theo hướng đồng bộ các chương trình phù hợp với các nghiệp vụ đặc thù của Chi nhánh để khai thác tốt dữ liệu trong quá trình tác nghiệp nghiệp vụ, hạn chế lao động thủ công.

- Tổ chức hội thảo trao đổi kinh nghiệm hoạt động giữa các chi nhánh, thu thập ý kiến đóng góp và những kiến nghị kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn phù hợp với thực tế hoạt động của các chi nhánh, nhất là các quy trình nghiệp vụ thực hiện trong thực tế nếu không được xây dựng sát thực và phù hợp sẽ làm các chi nhánh hoạt động hết sức khó khăn.

- Hoàn thiện cơ chế tài chính đối với các chi nhánh trong toàn hệ thống, đây là động lực quan trọng thúc đẩy hoạt động kinh doanh của các chi nhánh phát triển. Các chi nhánh hiện nay đang thực hiện trên cơ chế khoán tài chính của NHNo&PTNT Việt Nam, theo đó NHNo& PTNT Việt Nam sẽ điều tiết và quản lý thu nhập, chi phí, đặc biệt toàn bộ nguồn vốn tài sản cố định hoàn toàn do NHNo& PTNT Việt Nam cấp phát. Cơ chế khoán tài chính cho các đơn vị thành viên là vấn đề hết sức nhạy cảm, phải đảm phân phối công bằng mới có thể thúc đẩy sự phát triển của các chi nhánh.

KẾT LUẬN LUẬN VĂN

Nguồn vốn quy định quy mô, cơ cấu tài sản sinh lời của ngân hàng và qua đó ảnh hưởng tới chất lượng tài sản, sự phát triển và an toàn của ngân hàng. Hoạt động huy động vốn của NHTM đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của ngân hàng.

Đứng trước thực trạng cạnh tranh gay gắt trong hoạt động huy động vốn trên địa bàn, vấn đề làm thế nào để nâng cao hiệu quả huy động vốn là vấn đề cấp thiết đặt ra cần được nghiên cứu để có phương án cụ thể, hiệu quả thực hiện mục tiêu trên. Do đó, việc nghiên cứu thực trạng hiệu quả huy động vốn tại NHNo&PTNT Chi nhánh Nam Định để từ đó đưa ra các giải nâng cao hiệu quả huy động vốn tại thời điểm này đặc biệt có ý nghĩa.

Những nội dung nghiên cứu và những giải pháp đưa ra trong luận văn có thể góp phần tháo gỡ những hạn chế nhằm nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn tại NHNo&PTNT Chi nhánh Nam Định góp phần khẳng định vị thế của Agribank, giữ vững và gia tăng thị phần ở địa bàn Tỉnh Nam Định .

Tuy nhiên, đây là một vấn đề khá rộng trong khi thời gian nghiên cứu và kinh nghiệm thực tế của bản thân còn hạn chế nên vấn đề nêu ra không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong có được góp ý của các thầy, cô giáo để đề tài được hoàn thiện hơn, có ý nghĩa thực tiễn trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh nhằm phát triển kinh tế của địa phương.

Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn – TS. Phạm Tiến Bình, Ban lãnh đạo và các đồng nghiệp tại NHNo&PTNT Việt Nam đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành bản luận văn này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cục Thống kê tỉnh Nam Định (2009, 2010, 2011), Niên giám Thống kê, Nxb Thống kê, Hà Nội.

2. Phan Thị Thu Hà (2007), Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nxb Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân Hà Nội.

3. Nguyễn Minh Kiều (2006), Nghiệp vụ ngân hàng, Nxb Thống kê, TP.Hồ Chí Minh. 4. Cấn Văn Lực (2002), “Về các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của một

NHTM theo tiêu chuẩn quốc tế”, Thị trường tài chính-tiền tệ, 18-36

5. Bùi Thiện Nhiên (2003), Một số suy nghĩ thực trạng và giải pháp mở rộng

thanh toán không dùng tiền mặt – Xây dựng nên văn minh tiền tệ, Tạp chí ngân

hàng, số chuyên đề 2003.

6. NHNo&PTNT Chi nhánh Nam Định (2009, 2010, 2011), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

7. NHNo&PTNT Việt Nam (2012), Cẩm nang huy động vốn, lưu hành nội bộ 8. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2005), Nâng cao năng lực quản trị rủi ro của

các NHTM Việt Nam, Nxb Phương Đông, Hà Nội

9. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2010), Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 01/1/2011

10. Nguyễn Văn Tiến (2007), Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân

hàng, Nxb Tài chính, Hà Nội.

11. Lê Văn Tư (2004), Ngân hàng thương mại, Nxb Thống kê

Website 12. www.agribank.com.vn 13. http://www.sbv.gov.vn/wps/portal/vn 14. http://www.namdinh.gov.vn/Gioithieu/default.aspx 15. http://www.vnba.org.vn 16. http://www.chinhphu.vn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nam định (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)