1.2 .Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thƣơng mại
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo&PTNT Chi nhánh
3.2.5. Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, trang bị cơ sở vật chất, thiết bị hiện
đại
Trong thời cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay thì yếu tố công nghệ là yếu tố quan trọng quyết định đến thắng lợi của ngân hàng. Việc hiện đại hóa công nghệ sẽ hỗ trợ đắc lực cho các NHTM trong việc nâng cao chất lượng nghiệp vụ, đa dạng hóa các nghiệp vụ từ đó tăng năng lực cạnh tranh.
Thời gian qua NHNo&PTNT Việt Nam nói chung và chi nhánh Nam Định nói riêng không ngừng trang bị thêm cơ sở vật chất, các thiết bị hiện đại phục vụ cho hoạt động của mình như: bổ sung lượng máy rút tiền ATM, nâng cấp mạng máy tính phục vụ cho hoạt động kinh doanh…
3.2.6. Đào tạo, nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ
Con người là yếu tố trung tâm, quyết định sự thành bại của mọi tổ chức, mọi doanh nghiệp vì vậy cần thường xuyên đào tạo mới và đào tạo lại, bổ sung các kỹ năng về nghiệp vụ cho cán bộ: kiến thức nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp, bán hàng, kỹ năng đàm phán, cập nhật các công nghệ và sản phẩm mới của các ngân hàng hiện đại để nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc.
Thường xuyên kiểm tra việc tuân thủ các quy định, quy trình nghiệp vụ của cán bộ nhân viên, tránh để xảy ra các rủi ro về tác nghiệp và rủi ro đạo đức.
Đặc biệt, cần phát động và tổ chức học tập nghiệp vụ chéo, mỗi cán bộ không chỉ năm vững nghiệp vụ của bộ phận mình mà còn nắm vững quy trình nghiệp vụ và các sản phẩm, dịch vụ do NHNo&PTNT Việt Nam cung cấp để mỗi cán bộ có
thể tư vấn cho khách hàng, giới thiệu và lôi kéo người thân sử dụng dịch vụ của NHNo&PTNT Việt Nam - đây chính là kỹ năng bán chéo sản phẩm.
Cần có cơ chế thưởng, phạt thích đáng đối với cán bộ giao dịch và các cán bộ khác trong việc thực hiện công tác khách hàng. Đây là một cách để các cán bộ nhân viên trong chi nhánh tự giác học tập, phấn đấu và thi đua với nhau.
Cơ chế khoán sản phẩm có thể là khoán chỉ tiêu, số lượng về vốn huy động cho từng bộ phận, từng cá nhân. Những cán bộ đảm nhiệm công tác đi huy động vốn cần có những chế độ ưu đãi riêng như cung cấp hoặc hỗ trợ phương tiện đi lại, có những khen thưởng đột xuất (thưởng trực tiếp hoặc theo lương) để kịp thời khuyến khích cán bộ khi huy động được vốn về cho ngân hàng. Đồng thời với những cán bộ không năng động, không hoàn thành chỉ tiêu được khoán cũng cần có những hình thức xử lý như giảm lương, hạ xếp loại… Đây là một cách để các cán bộ nhân viên trong chi nhánh tự giác học tập, phấn đấu và thi đua với nhau.
Tập trung giáo dục và đề cao giá trị “Văn hóa doanh nghiệp – Văn hóa Agribank” để mỗi cán bộ, nhân viên ý thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của nó, đồng thời có những hành động cụ thể để phát huy truyền thống cũng như làm cho những giá trị đó ngày càng phát triển. Đây là nhân tố quan trọng của doanh nghiệp để có thể đứng vững và phát triển trong nền kinh tế thị trường ngày nay.
3.2.7. Hoàn thiện mạng lƣới chi nhánh phù hợp với tái cơ cấu NHTM của Chính phủ
Màng lưới ngân hàng cũng là một yếu tố quan trọng để đánh giá quy mô của ngân hàng, đánh giá hiệu quả của ngân hàng trong việc huy động vốn. Mở rộng màng lưới chi nhánh vừa để tăng cường huy động vốn vừa mở rộng cho vay. Hiện nay, mức độ phân bố mạng lưới huy động vốn của Chi nhánh trên địa bàn vẫn chưa hợp lý và còn gặp nhiều khó khăn trong việc đáp ứng được những tiện ích của khách hàng và do đó dẫn tới những hạn chế trong việc huy động vốn. Chẳng hạn ở những chỗ tập trung đông dân cư như khu vực thành phố, tập trung nhiều phòng giao dịch nhỏ lẻ trong khi đó ở những vùng ven thì số lượng thưa thớt. Giải pháp đặt ra là cần sát nhập các phòng giao dịch ở trên cùng một tuyến phố để giảm chi
phí hoạt động đồng thời ở những khu mới như khu đô thị, khu công nghiệp cần mở thêm phòng giao dịch phục vụ nhu cầu của công nhân các khu công nghiệp cũng người dân ở khu đô thị. Chi nhánh cần tính toán để thiết lập và triển khai thêm hình thức huy động vốn lưu động đối với những nơi mà dân cư tập trung chưa đông, cũng như chưa thích nghi nhiều với phương thúc thức giao dịch qua ngân hàng.
Phương án triển khai giải pháp này là tiến hành lập thêm các cơ sở ngân hàng theo các hình thức: các quầy giao dịch ngân hàng, các trạm thiết bị thanh toán bán hàng, máy ATM.
3.2.8. Thực hiện chính sách bảo hiểm tiền gửi cho khách hàng
Theo đó Chi nhánh cần tham gia bảo hiểm tiền gửi cho khách hàng gửi tiền, tạo tâm lý an tâm cho khách hàng, nhờ đó hoạt động huy động vốn đạt hiệu quả cao. Hoạt động của các tổ chức tài chính nói chung và các ngân hàng nói riêng luôn có những rủi ro, trong đó mất khả năng thanh toán là rủi ro lớn nhất. Hậu quả có thể dẫn tới là hệ thống tài chính quốc gia bị tê liệt; xã hội bị bất ổn và niềm tin của các nhà đầu tư sẽ bị giảm sút. Một trong những công cụ phòng ngừa được sử dụng phổ biến trên thế giới hiện nay là bảo hiểm tiền gửi (BHTG). Bảo hiểm tiền gửi là cam kết công khai của tổ chức BHTG đối với tổ chức tham gia BHTG và người gửi tiền về việc tổ chức BHTG sẽ chi trả tiền gửi được bảo hiểm cộng với tiền lãi nhập gốc cho người gửi tiền khi tổ chức tham gia BHTG bị chấm dứt hoạt động và mất khả năng thanh toán cho người gửi tiền.
Đối với Việt Nam, một nước đang phát triển, nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài có vị trí hết sức quan trọng cho tăng trưởng kinh tế, và đặc biệt có một bộ phận không nhỏ người dân Việt Nam cuộc sống của họ chỉ biết trông chờ vào lãi suất thu được từ việc gửi tiền tiết kiệm tại các ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng, thì vần đề bảo hiểm tiền gửi lại càng có ý nghĩa quan trọng. Việc ra đời của Luật Bảo hiểm tiền gửi số 06/2012/QH13 tạo ra hành lang pháp lý vững chắc để NHNo&PTNT chi nhánh Nam Định thực hiện công tác bảo hiểm tiền gửi cho khách hàng.
Để thực hiện tốt các giải pháp nêu trên, Chi nhánh rất cần có sự quan tâm chỉ đạo và điều hành của các cơ quan quản lý vĩ mô như:
3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ
3.3.1.1. Tạo môi trƣờng kinh tế vĩ mô ổn định
Môi trường kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng rất lớn đến công tác huy động vốn của ngân hàng. Ổn định kinh tế vĩ mô là thành quả của sự phối hợp nhiều chính sách như: chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, chính sách đối ngoại... trong đó chính sách tiền tệ có vai trò quan trọng đối với ngành ngân hàng.
Bất kỳ một thay đổi nào trong môi trường kinh tế vĩ mô cũng đều gây ra những ảnh hưởng nhất định đối với hoạt động huy động vốn của các ngân hàng thương mại. Những ảnh hưởng này có thể theo hai chiều hướng trái ngược nhau hoặc là tạo điều kiện thuận lợi hoặc là kiềm chế hoạt động huy động vốn của các NHTM. Môi trường kinh tế vĩ mô ổn định với tỷ lệ lạm phát phù hợp, đảm bảo kích thích đầu tư, mức thu nhập bình quân đầu người tăng trưởng đều đặn, giá trị đồng nội tệ ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng mở rộng khả năng huy động và cung ứng vốn cho nền kinh tế, nhờ đó mà hiệu quả huy động vốn của ngân hàng sẽ được nâng cao. Ngược lại môi trường kinh tế vĩ mô thường xuyên bất ổn, lạm phát tăng cao, đồng nội tệ mất giá, việc huy động vốn của ngân hàng sẽ gặp khó khăn, hiệu quả huy động vốn giảm. Trong khuôn khổ điều hành chính sách vĩ mô Chính phủ cần tính toán kỹ lưỡng, chu đáo. Rà soát các quyết định điều hành thời gian qua, điều chỉnh những sai sót hay hậu quả nếu có, nhằm giảm thiểu những rủi ro pháp lý đặc biệt trong hệ thống ngân hàng hiện nay.
Chính phủ tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 03/01/2012, Nghị quyết 13/NQ-CP ngày 10/05/2012 và chỉ thị 01/CT-NHNN ngày 13/02/2012: Ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; bảo đảm phúc lợi xã hội, an sinh xã hội và cải thiện đời sống nhân dân; giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng, bảo
đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế.
3.3.1.2. Hoàn thiện hệ thống pháp lý một cách thống nhất, đồng bộ
Việc ban hành một hệ thống pháp lý đồng bộ và rõ ràng không chỉ tạo niềm tin cho dân chúng mà còn giúp các ngân hàng hoạt động một cách dễ dàng. Chính phủ cũng cần sớm ban hành bổ sung và hoàn thiện các quy định về thanh toán, về dịch vụ thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử, chứng từ điện tử, chữ ký điện tử …. phải phù hợp với thông lệ quốc tế. Đồng thời phải có những chế tài đủ mạnh để đảm bảo tính kiện toàn của hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam như: quy định về xử lý các tranh chấp, sự phối hợp của các ngân hàng, cơ chế phòng ngừa rủi ro…cần phải có những hình phạt nghiêm khắc (như phạt nặng tiền, ngừng hoạt động kinh doanh trong một thời gian...) đối với các tổ chức cung cấp dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt vi phạm những quy định về phòng hộ và an toàn của hệ thống thanh toán. Hiện nay hành vi gian lận và lừa đảo trong hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng gia tăng, gây thiệt hại đáng kể cho các chủ thể tham gia quá trình thanh toán .Vì vậy, Chính phủ cần đưa ra những chế tài sử lý nghiêm khắc, kể cả truy tố hình sự đối với các hành vi gian lận như: ăn cắp thông tin trên thẻ tín dụng, việc sở hữu và sử dụng các loại công cụ thanh toán không dùng tiền mặt giả mạo, hặc việc chấp nhận thanh toán khi biết có sự giả mạo, lừa đảo…
Rà soát, lại toàn bộ các văn bản quy định liên quan đến các mảng nghiệp vụ ngân hàng – tài chính để nếu cần thiết điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Hệ thống các văn bản pháp quy phải đầy đủ cập nhật làm căn cứ cho các NHTM áp dụng.
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam
Một là, thực hiện cơ cấu lại tổ chức và hoạt động của các NHTM theo mô hình ngân hàng thương mại cổ phần hoặc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu theo Nghị định số 25/2010/NĐ-CP ngày 19/3/2010 của Chính phủ, để đảm bảo cho các NHTM hoạt động hiệu quả, an toàn
Trong những năm qua có rất nhiều ngân hàng được thành lập và nâng cấp, thậm chí thuộc diện đầu tư ngoài ngành của các tập đoàn kinh tế, trong đó có những ngân hàng không có năng lực tài chính và trình độ quản lý tốt. Điều đó đã làm cho cuộc cạnh tranh giữa các ngân hàng diễn ra gay gắt và không lành mạnh. Điển hình là sự thiếu hụt về thanh khoản đã dẫn đến cuộc đua lãi suất dưới mọi hình thức làm cho thị trường tài chính trở nên bất ổn.
Hơn thế nữa, nợ xấu - hậu quả của sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng trong việc gia tăng các khoản vay trong những năm vừa qua - là một thách thức lớn cho ngành ngân hàng hiện nay. So với năm 2010, một số ngân hàng rõ ràng đã có tỷ lệ nợ xấu tăng cao hơn. Một trong những lý do có thể kể tới là do khả năng quản trị của ngân hàng yếu, đặc biệt trong quản trị rủi ro. Những thông tin gần đây về một số vụ lừa đảo tại một số ngân hàng là những ví dụ cho việc quản lý rủi ro yếu, đó là một thách thức lớn cho ngành ngân hàng.
Do đó, việc cơ cấu lại hệ thống ngân hàng là cần thiết để khắc phục những tồn tại, yếu kém và phát triển hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn, lành mạnh, có hiệu quả trên cơ sở năng lực tài chính và quy mô hoạt động đủ lớn, hệ thống quản trị & công nghệ ngân hàng tiên tiến.
Hai là, xây dựng một hệ thống thông tin ngân hàng công khai và hiệu quả, hỗ trợ kịp thời các ngân hàng trong việc cung cấp thông tin trong nước và quốc tế, những định hướng chính sách lớn của ngành để có điều chỉnh kịp thời trong kinh doanh nhằm làm tăng hiệu quả hoạt động, giảm thiểu rủi ro.
Ba là, tiếp tục điều hành linh hoạt các mức lãi suất chính thức: NHNN cần tiếp tục duy trì các mức lãi suất chính thức như lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cơ bản, lãi suất chiết khấu, lãi suất thị trường mở.. ở mức hợp lý, trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc thị trường và mang tính ổn định cao. Việc làm này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM trong việc xác định các mức lãi suất huy động và cho vay, bởi lẽ các mức lãi suất chính thức do NHNN công bố là cơ sở để các NHTM xác định lãi suất huy động và cho vay của mình. NHNN cần phải duy trì các mức lãi suất chính
thức ở mức độ hợp lý sao cho luôn đảm bảo được mức lãi suất thực dương có lợi cho người gửi tiền, người đi vay và ngân hàng.
Bốn là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để quản lý chất lượng tín dụng trong quá trình giải ngân. Hệ thống xếp hạng tín dụng phải thực hiện một cách khoa học, hiệu quả để sàng lọc, phân loại ngân hàng từ trước khi cấp tín dụng.
3.3.3. Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam
NHNo&PTNT Việt Nam có trách nhiệm trong việc hoạch định chính sách, xây dựng quy chế và kế hoạch phát triển của toàn hệ thống phù hợp, làm cơ sở cho việc xây dựng các kế hoạch kinh doanh, trong đó có kế hoạch phát triển nguồn vốn của các Chi nhánh nói chung và của NHNN& PTNT Chi nhánh Nam Định nói riêng.
Để cho các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo&PTNT Chi nhánh Nam Định thực hiện được cần thiết phải có sự hỗ trợ, tác động, giúp đỡ của NHNo& PTNT Việt Nam thông qua:
- Tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên có điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn thông qua công tác đào tạo và đào tạo lại kể cả trong nước và ngoài nước, đặc biệt là các nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng hiện đại
- Bổ sung lao động đảm bảo đủ biên chế để hoàn thành công việc, hạn chế tình trạng làm việc quá tải.
- Chỉ đạo trung tâm công nghệ thông tin giúp đỡ NHNo& PTNT Chi nhánh Nam Định hiện đại hoá chương trình phần mềm giao dịch theo hướng đồng bộ các chương trình phù hợp với các nghiệp vụ đặc thù của Chi nhánh để khai thác tốt dữ liệu trong quá trình tác nghiệp nghiệp vụ, hạn chế lao động thủ công.
- Tổ chức hội thảo trao đổi kinh nghiệm hoạt động giữa các chi nhánh, thu thập ý kiến đóng góp và những kiến nghị kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn phù hợp với thực tế hoạt động của các chi nhánh, nhất là các quy trình nghiệp vụ