1.2 .Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thƣơng mại
3.3. Kiến nghị
3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ
3.3.1.1. Tạo môi trƣờng kinh tế vĩ mô ổn định
Môi trường kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng rất lớn đến công tác huy động vốn của ngân hàng. Ổn định kinh tế vĩ mô là thành quả của sự phối hợp nhiều chính sách như: chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, chính sách đối ngoại... trong đó chính sách tiền tệ có vai trò quan trọng đối với ngành ngân hàng.
Bất kỳ một thay đổi nào trong môi trường kinh tế vĩ mô cũng đều gây ra những ảnh hưởng nhất định đối với hoạt động huy động vốn của các ngân hàng thương mại. Những ảnh hưởng này có thể theo hai chiều hướng trái ngược nhau hoặc là tạo điều kiện thuận lợi hoặc là kiềm chế hoạt động huy động vốn của các NHTM. Môi trường kinh tế vĩ mô ổn định với tỷ lệ lạm phát phù hợp, đảm bảo kích thích đầu tư, mức thu nhập bình quân đầu người tăng trưởng đều đặn, giá trị đồng nội tệ ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng mở rộng khả năng huy động và cung ứng vốn cho nền kinh tế, nhờ đó mà hiệu quả huy động vốn của ngân hàng sẽ được nâng cao. Ngược lại môi trường kinh tế vĩ mô thường xuyên bất ổn, lạm phát tăng cao, đồng nội tệ mất giá, việc huy động vốn của ngân hàng sẽ gặp khó khăn, hiệu quả huy động vốn giảm. Trong khuôn khổ điều hành chính sách vĩ mô Chính phủ cần tính toán kỹ lưỡng, chu đáo. Rà soát các quyết định điều hành thời gian qua, điều chỉnh những sai sót hay hậu quả nếu có, nhằm giảm thiểu những rủi ro pháp lý đặc biệt trong hệ thống ngân hàng hiện nay.
Chính phủ tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 03/01/2012, Nghị quyết 13/NQ-CP ngày 10/05/2012 và chỉ thị 01/CT-NHNN ngày 13/02/2012: Ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; bảo đảm phúc lợi xã hội, an sinh xã hội và cải thiện đời sống nhân dân; giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng, bảo
đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế.
3.3.1.2. Hoàn thiện hệ thống pháp lý một cách thống nhất, đồng bộ
Việc ban hành một hệ thống pháp lý đồng bộ và rõ ràng không chỉ tạo niềm tin cho dân chúng mà còn giúp các ngân hàng hoạt động một cách dễ dàng. Chính phủ cũng cần sớm ban hành bổ sung và hoàn thiện các quy định về thanh toán, về dịch vụ thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử, chứng từ điện tử, chữ ký điện tử …. phải phù hợp với thông lệ quốc tế. Đồng thời phải có những chế tài đủ mạnh để đảm bảo tính kiện toàn của hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam như: quy định về xử lý các tranh chấp, sự phối hợp của các ngân hàng, cơ chế phòng ngừa rủi ro…cần phải có những hình phạt nghiêm khắc (như phạt nặng tiền, ngừng hoạt động kinh doanh trong một thời gian...) đối với các tổ chức cung cấp dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt vi phạm những quy định về phòng hộ và an toàn của hệ thống thanh toán. Hiện nay hành vi gian lận và lừa đảo trong hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng gia tăng, gây thiệt hại đáng kể cho các chủ thể tham gia quá trình thanh toán .Vì vậy, Chính phủ cần đưa ra những chế tài sử lý nghiêm khắc, kể cả truy tố hình sự đối với các hành vi gian lận như: ăn cắp thông tin trên thẻ tín dụng, việc sở hữu và sử dụng các loại công cụ thanh toán không dùng tiền mặt giả mạo, hặc việc chấp nhận thanh toán khi biết có sự giả mạo, lừa đảo…
Rà soát, lại toàn bộ các văn bản quy định liên quan đến các mảng nghiệp vụ ngân hàng – tài chính để nếu cần thiết điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Hệ thống các văn bản pháp quy phải đầy đủ cập nhật làm căn cứ cho các NHTM áp dụng.
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam
Một là, thực hiện cơ cấu lại tổ chức và hoạt động của các NHTM theo mô hình ngân hàng thương mại cổ phần hoặc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu theo Nghị định số 25/2010/NĐ-CP ngày 19/3/2010 của Chính phủ, để đảm bảo cho các NHTM hoạt động hiệu quả, an toàn
Trong những năm qua có rất nhiều ngân hàng được thành lập và nâng cấp, thậm chí thuộc diện đầu tư ngoài ngành của các tập đoàn kinh tế, trong đó có những ngân hàng không có năng lực tài chính và trình độ quản lý tốt. Điều đó đã làm cho cuộc cạnh tranh giữa các ngân hàng diễn ra gay gắt và không lành mạnh. Điển hình là sự thiếu hụt về thanh khoản đã dẫn đến cuộc đua lãi suất dưới mọi hình thức làm cho thị trường tài chính trở nên bất ổn.
Hơn thế nữa, nợ xấu - hậu quả của sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng trong việc gia tăng các khoản vay trong những năm vừa qua - là một thách thức lớn cho ngành ngân hàng hiện nay. So với năm 2010, một số ngân hàng rõ ràng đã có tỷ lệ nợ xấu tăng cao hơn. Một trong những lý do có thể kể tới là do khả năng quản trị của ngân hàng yếu, đặc biệt trong quản trị rủi ro. Những thông tin gần đây về một số vụ lừa đảo tại một số ngân hàng là những ví dụ cho việc quản lý rủi ro yếu, đó là một thách thức lớn cho ngành ngân hàng.
Do đó, việc cơ cấu lại hệ thống ngân hàng là cần thiết để khắc phục những tồn tại, yếu kém và phát triển hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn, lành mạnh, có hiệu quả trên cơ sở năng lực tài chính và quy mô hoạt động đủ lớn, hệ thống quản trị & công nghệ ngân hàng tiên tiến.
Hai là, xây dựng một hệ thống thông tin ngân hàng công khai và hiệu quả, hỗ trợ kịp thời các ngân hàng trong việc cung cấp thông tin trong nước và quốc tế, những định hướng chính sách lớn của ngành để có điều chỉnh kịp thời trong kinh doanh nhằm làm tăng hiệu quả hoạt động, giảm thiểu rủi ro.
Ba là, tiếp tục điều hành linh hoạt các mức lãi suất chính thức: NHNN cần tiếp tục duy trì các mức lãi suất chính thức như lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cơ bản, lãi suất chiết khấu, lãi suất thị trường mở.. ở mức hợp lý, trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc thị trường và mang tính ổn định cao. Việc làm này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM trong việc xác định các mức lãi suất huy động và cho vay, bởi lẽ các mức lãi suất chính thức do NHNN công bố là cơ sở để các NHTM xác định lãi suất huy động và cho vay của mình. NHNN cần phải duy trì các mức lãi suất chính
thức ở mức độ hợp lý sao cho luôn đảm bảo được mức lãi suất thực dương có lợi cho người gửi tiền, người đi vay và ngân hàng.
Bốn là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để quản lý chất lượng tín dụng trong quá trình giải ngân. Hệ thống xếp hạng tín dụng phải thực hiện một cách khoa học, hiệu quả để sàng lọc, phân loại ngân hàng từ trước khi cấp tín dụng.
3.3.3. Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam
NHNo&PTNT Việt Nam có trách nhiệm trong việc hoạch định chính sách, xây dựng quy chế và kế hoạch phát triển của toàn hệ thống phù hợp, làm cơ sở cho việc xây dựng các kế hoạch kinh doanh, trong đó có kế hoạch phát triển nguồn vốn của các Chi nhánh nói chung và của NHNN& PTNT Chi nhánh Nam Định nói riêng.
Để cho các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo&PTNT Chi nhánh Nam Định thực hiện được cần thiết phải có sự hỗ trợ, tác động, giúp đỡ của NHNo& PTNT Việt Nam thông qua:
- Tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên có điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn thông qua công tác đào tạo và đào tạo lại kể cả trong nước và ngoài nước, đặc biệt là các nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng hiện đại
- Bổ sung lao động đảm bảo đủ biên chế để hoàn thành công việc, hạn chế tình trạng làm việc quá tải.
- Chỉ đạo trung tâm công nghệ thông tin giúp đỡ NHNo& PTNT Chi nhánh Nam Định hiện đại hoá chương trình phần mềm giao dịch theo hướng đồng bộ các chương trình phù hợp với các nghiệp vụ đặc thù của Chi nhánh để khai thác tốt dữ liệu trong quá trình tác nghiệp nghiệp vụ, hạn chế lao động thủ công.
- Tổ chức hội thảo trao đổi kinh nghiệm hoạt động giữa các chi nhánh, thu thập ý kiến đóng góp và những kiến nghị kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn phù hợp với thực tế hoạt động của các chi nhánh, nhất là các quy trình nghiệp vụ thực hiện trong thực tế nếu không được xây dựng sát thực và phù hợp sẽ làm các chi nhánh hoạt động hết sức khó khăn.
- Hoàn thiện cơ chế tài chính đối với các chi nhánh trong toàn hệ thống, đây là động lực quan trọng thúc đẩy hoạt động kinh doanh của các chi nhánh phát triển. Các chi nhánh hiện nay đang thực hiện trên cơ chế khoán tài chính của NHNo&PTNT Việt Nam, theo đó NHNo& PTNT Việt Nam sẽ điều tiết và quản lý thu nhập, chi phí, đặc biệt toàn bộ nguồn vốn tài sản cố định hoàn toàn do NHNo& PTNT Việt Nam cấp phát. Cơ chế khoán tài chính cho các đơn vị thành viên là vấn đề hết sức nhạy cảm, phải đảm phân phối công bằng mới có thể thúc đẩy sự phát triển của các chi nhánh.
KẾT LUẬN LUẬN VĂN
Nguồn vốn quy định quy mô, cơ cấu tài sản sinh lời của ngân hàng và qua đó ảnh hưởng tới chất lượng tài sản, sự phát triển và an toàn của ngân hàng. Hoạt động huy động vốn của NHTM đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của ngân hàng.
Đứng trước thực trạng cạnh tranh gay gắt trong hoạt động huy động vốn trên địa bàn, vấn đề làm thế nào để nâng cao hiệu quả huy động vốn là vấn đề cấp thiết đặt ra cần được nghiên cứu để có phương án cụ thể, hiệu quả thực hiện mục tiêu trên. Do đó, việc nghiên cứu thực trạng hiệu quả huy động vốn tại NHNo&PTNT Chi nhánh Nam Định để từ đó đưa ra các giải nâng cao hiệu quả huy động vốn tại thời điểm này đặc biệt có ý nghĩa.
Những nội dung nghiên cứu và những giải pháp đưa ra trong luận văn có thể góp phần tháo gỡ những hạn chế nhằm nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn tại NHNo&PTNT Chi nhánh Nam Định góp phần khẳng định vị thế của Agribank, giữ vững và gia tăng thị phần ở địa bàn Tỉnh Nam Định .
Tuy nhiên, đây là một vấn đề khá rộng trong khi thời gian nghiên cứu và kinh nghiệm thực tế của bản thân còn hạn chế nên vấn đề nêu ra không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong có được góp ý của các thầy, cô giáo để đề tài được hoàn thiện hơn, có ý nghĩa thực tiễn trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh nhằm phát triển kinh tế của địa phương.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn – TS. Phạm Tiến Bình, Ban lãnh đạo và các đồng nghiệp tại NHNo&PTNT Việt Nam đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành bản luận văn này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cục Thống kê tỉnh Nam Định (2009, 2010, 2011), Niên giám Thống kê, Nxb Thống kê, Hà Nội.
2. Phan Thị Thu Hà (2007), Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nxb Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân Hà Nội.
3. Nguyễn Minh Kiều (2006), Nghiệp vụ ngân hàng, Nxb Thống kê, TP.Hồ Chí Minh. 4. Cấn Văn Lực (2002), “Về các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của một
NHTM theo tiêu chuẩn quốc tế”, Thị trường tài chính-tiền tệ, 18-36
5. Bùi Thiện Nhiên (2003), Một số suy nghĩ thực trạng và giải pháp mở rộng
thanh toán không dùng tiền mặt – Xây dựng nên văn minh tiền tệ, Tạp chí ngân
hàng, số chuyên đề 2003.
6. NHNo&PTNT Chi nhánh Nam Định (2009, 2010, 2011), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
7. NHNo&PTNT Việt Nam (2012), Cẩm nang huy động vốn, lưu hành nội bộ 8. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2005), Nâng cao năng lực quản trị rủi ro của
các NHTM Việt Nam, Nxb Phương Đông, Hà Nội
9. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2010), Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 01/1/2011
10. Nguyễn Văn Tiến (2007), Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân
hàng, Nxb Tài chính, Hà Nội.
11. Lê Văn Tư (2004), Ngân hàng thương mại, Nxb Thống kê
Website 12. www.agribank.com.vn 13. http://www.sbv.gov.vn/wps/portal/vn 14. http://www.namdinh.gov.vn/Gioithieu/default.aspx 15. http://www.vnba.org.vn 16. http://www.chinhphu.vn