Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. Quan điểm, mục tiêu công tácquản lý nhà nƣớcvề môi trƣờng tại huyện
4.2.1. Quan điểm
Thứ nhất, tạo ra một sự chuyển biến mới, chuyển biến căn bản trong nhận thức của cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở về tầm quan trọng của công tác quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng trong tình hình mới; tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng quyết định sự phát triển bền vững về kinh tế - xã hội của huyện Phúc Thọ; là trách nhiệm chung của Đảng, Nhà nƣớc và nhân dân; là cơ sở, tiền đề cho việc hoạch định đƣờng lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên điạ bàn huyện.
Thứ hai, gắn việc quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng với xây dựng tổ chức và đổi mới cơ chế chính sách, nhất là các chính sách liên quan đến đầu tƣ phát triển có tác động đến môi trƣờng; đảm bảo môi trƣờng cho sự phát triển bền vững; góp phần thu hút đầu tƣ, huy động đƣợc nguồn lực kinh tế.
Thứ ba, quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng phải trên cơ sở quản lý và thống nhất giữa các ngành, cơ quan liên quan; đảm bảo vừa có trọng tâm, trọng điểm và phù hợp trong từng giai đoạn, thực hiện các công cụ quản lý nhà nƣớc có hiệu quả cao nhất; thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 hiện nay.
Thứ tư, môi trƣờng phải đƣợc đánh giá đầy đủ, quản lý chặt chẽ, gắn mục tiêu phát triển với ổn định tình hình xã hội địa phƣơng; lấy sức khỏe nhân dân làm mục tiêu; kiên quyết loại bỏ những dự án gây tác động xấu đến môi trƣờng, ảnh hƣởng xấu đến sức khỏe của nhân dân; đầu tƣ cho môi trƣờng chính là đầu tƣ cho phát triển bền vững và đảm bảo cho an sinh xã hội.
Thứ năm, tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cấp có thẩm quyền và nhân dân đối với việc thực thi nhiệm vụ của cán bộ, công
chức trong quản lý môi trƣờng. Phát huy vai trò giám sát của Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội đối với các đơn vị, các cá nhân trong thực thi nhiệm vụ và đối với các tổ chức, cá nhân có dự án tác động đến môi trƣờng. Kiên quyết xử lý nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về bảo vệ môi trƣờng.
Thứ sáu, giải quyết triệt để và kịp thời đơn thƣ kiến nghị, khiếu nại, tố cáo, phản ánh các nội dung liên quan đến quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng; phát huy tinh thần trách nhiệm và ý thức của cán bộ làm công tác quản lý và nhân dân trong việc bảo vệ môi trƣờng; khen thƣởng kip thời đến tập thể, cá nhân làm tốt, nêu gƣơng điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua bảo vệ môi trƣờng trên địa bàn huyện.
4.2.2. Mục tiêu
Mục tiêu của quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng là phát triển bền vững; đảm bảo sự cân bằng giữa phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trƣờng. Tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên, sự phát triển kinh tế xã hội, hệ thống pháp lý, mục tiêu phát triển ƣu tiên của từng địa phƣơng trên điạ bàn huyện mà mục tiêu quản lý môi trƣờng có thể thay đổi theo thời gian.
Thực hiện nghiêm túc Luật bảo vệ môi trƣờng, các văn bản pháp lý của các cấp từ Trung ƣơng, Thành phố… có liên quan đến công tác quản lý nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng; rà soát, hoàn thiện, cụ thể hóa các văn bản đó bằng việc ban hành hệ thống văn bản nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng tại địa bàn huyện.
Thứ nhất,Ngăn ngừa ô nhiễm môi trƣờng.
Thứ hai, Phục hồi và cải tạo môi trƣờng ở những nơi bị suy thoái.
Thứ ba,Tạo bƣớc chuyển trong việc quy hoạch, khai thác, sử dụng tài nguyên tiết kiệm, có hiệu quả, bền vững.
giảm phát thải khí nhà kính.
Thứ năm,Từng bƣớc nâng cao chất lƣợng môi trƣờng sống ở khu dân cƣ, khu cụm, điểm công nghiệp, đô thị và nông thôn góp phần phát triển kinh tế xã hội bền vững.
Thứ sáu, Kiềm chế mức độ gia tăng ô nhiễm môi trƣờng, suy giảm đa dạng sinh học nhằm bảo đảm chất lƣợng môi trƣờng sống, duy trì cân bằng sinh thái, hƣớng tới nền kinh tế xanh, thân thiện với môi trƣờng.
Thứ bảy, Xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trƣờng.
Thứ tám, Tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng đối với cán bộ, công chức làm chuyên môn về môi trƣờng từ huyện đến xã, thị trấn; xây dựng, thực hiện có hiệu quả các công cụ quản lý môi trƣờng.
4.3. Các giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng tại huyện Phúc Thọ trong thời gian tới.