Nguyên nhân của những tồn tại

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhà nước về môi trường tại huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội (Trang 83 - 86)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Đánh giá công tácquản lý nhà nƣớcvề môi trƣờng tại huyệnPhúc Thọ

3.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại

Một là, các quy định của Nhà nƣớc về công tác quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng chƣa chặt chẽ, thống nhất, thiếu đồng bộ. Mặt khác, các văn bản nhằm cụ thể hóa các văn bản của cấp trên về công tác quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng còn chung chung. Hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trƣờng vẫn chƣa có các chế tài đủ mạnh để ngăn chặn, phòng ngừa và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trƣờng. Do vậy hầu hết các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ chƣa chấp hành tốt các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trƣờng, ý thức và trách nhiệm còn chƣa tốt; những trƣờng hợp vi phạm mới chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính, mức phạt chƣa cao, chƣa đủ sức răn đe.

Công tác quy hoạch, kế hoạch bảo vệ môi trƣờng chƣa phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, xã hội của địa phƣơng do trong các chính sách phát triển kinh tế - xã hội và trong các dự án đầu tƣ vai trò của công tác quy hoạch, kế hoạch bảo vệ môi trƣờng chƣa đƣợc coi trọng đúng mức.

Trong quá trình xây dựng quy hoạch cán bộ quản lý thiếu khảo sát thực tế dẫn đến các phƣơng án quy hoạch thiếu tính khả thi, thiếu khoa học, thực tiễn sâu sắc. Trong quá trình chỉ đạo thực hiện quy hoạch còn chƣa bám sát vào quy hoạch của UBND đã phê duyệt. Các cấp chính quyền chƣa thực hiện tốt vai trò kiểm tra, giám sát trong xây dựng và thực hiện quy hoạch BVMT cấp huyện .

Đội ngũ cán bộ làm công tác quy hoạch, kế hoạch tổ chức chỉ đạo, điều hành quá trình quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng còn hạn chế, đặc biệt cán bộ

quản lý ở cấp xã còn thiếu về số lƣợng, chƣa đảm bảo về chất lƣợng chƣa thực sự có khả năng thực hiện tốt nhiệm vụ trên phạm vi xã, huyện.

Hai là, quá trình phát triển kinh tế - xã hội, quá trình toàn cầu hóa về biến đổi khí hậu và tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tƣ nói chung và quá trình phát triển kinh tế xã hội huyện Phúc Thọ nói riêng đòi hỏi mỗi một cán bộ, công chức làm công tác chuyên môn về quản lý môi trƣờng phải có sự thích ứng, sự năng động, sáng tạo; cán bộ, công chức cấp xã phải chủ động hơn trong việc vận dụng chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc vào thực tiễn. Tuy nhiên, mặt trái của nó cũng tác động tiêu cực và là thách thức đối với ngƣời quản lý; nhất là tình hình ô nhiễm môi trƣờng làng nghề, ô nhiễm tại các khu, cụm, điểm công nghiệp; cộng vào đó những diễn biến phức tạp của tình hình biến đổi khí hậu, ảnh hƣởng đến công tác quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng.

Các cơ quan tham mƣu làm công tác quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng tại cơ sở chƣa làm tốt chức năng tham mƣu giúp cấp ủy và lãnh đạo huyện, xã, thị trấn trong công tác quản lý môi trƣờng. Chƣa đề xuất đƣợc các biện pháp, cách làm thực sự có hiệu quả để quản lý môi trƣờng toàn diện. Ngoài ra kinh nghiệm thực tiễn của một số cán bộ làm công tác quản lý còn hạn chế, chƣa đáp ứng đƣợc nhiệm vụ và yêu cầu trong công tác nhƣ: giải quyết các tranh chấp, xử lý vi phạm trong lĩnh vực môi trƣờng, vẫn còn tình trạng nể nang, né tránh, cục bộ, chƣa mang tính khách quan.Chế độ tiền lƣơng còn thấp, chƣa tạo đƣợc sự an tâm trong công tác đối với cán bộ, nhân viên.

Ba là, Việc áp dụng khoa học công nghệ thông tin vào quản lý các cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trƣờng chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, quản lý vẫn trên giấy tờ, sổ sách là chính, chƣa xây dựng đƣợc phần mềm quản lý trên hệ thống máy tính. Việc áp dụng các mô hình xử lý chất thải còn hạn chế

tham gia của các cơ quan chức năng, các tổ chức cá nhân và cộng đồng,chƣa chú trọng việc tuyên truyền, giáo dục, truyền thông, trao đổi thông tin...do vậy ý thức tự giác của ngƣời dân, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ chƣa đƣợc phát huy, tinh thần trách nhiệm trong việc giữ gìn, bảo vệ môi trƣờng đối với cộng đồng xã hội chƣa tốt.

Năm là, việc giám sát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trƣờng, việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về bảo vệ môi trƣờng, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trƣờng: thiếu các phƣơng tiện kỹ thuật và nhân lực để kết luận các vụ việc vi phạm, chủ yếu phụ thuộc vào các cơ quan liên ngành có liên quan; công tác xử lý vi phạm còn chƣa đƣợc giám sát chặt chẽ.

Chƣơng 4

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ MÔI TRƢỜNG TẠI HUYỆN PHÚC THỌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

TRONG THỜI GIAN TỚI

4.1. Dự báo các tác động của môi trƣờng tới công tác quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng tại huyện Phúc Thọ trong thời gian tới

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nhà nước về môi trường tại huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)