1.2. Cơ sở lý luận quản lý nhà nƣớcvề môi trƣờng trên địa bàn cấp huyện
1.2.4. Nội dung quản lý nhà nướcvề môi trườngtrên địa bàn cấp huyện
Nội dung của Quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng bao gồm các nội dung chủ yếu nhƣ sau:
1.2.4.1. Lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ môi trường * Lập quy hoạch bảo vệ môi trường
Quy hoạch môi trƣờng (QHMT) là việc tổ chức không gian lãnh thổ và sử dụng các thành phần môi trƣờng phù hợp với chức năng môi trƣờng và điều kiện tự nhiên khu vực. Quy hoạch môi trƣờng có thể là quy hoạch một khu vực không gian và sử dụng các thành phần môi trƣờng trong phạm vi một khu vực phát triển mới hoặc sửa chữa việc sử dụng không gian và các thành phần môi trƣờng đã có trƣớc đây. (Nguồn: Lƣu Đức Hải, Nguyễn Ngọc Sinh, 2005. Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững. Hà Nội: Nxb Đại học Quốc gia).
Theo Luật bảo vệ môi trƣờng số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014, Quốc Hội nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam: Quy hoạch bảo vệ môi trƣờng (BVMT)là việc phân vùng môi trƣờng để bảo tồn, phát triển và thiết lập hệ thống hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trƣờng gắn với hệ thống giải pháp bảo vệ môi trƣờng trong sự liên quan chặt chẽ với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội nhằm bảo đảm phát triển bền vững.
Trong công tác lập quy hoạch bảo vệ môi trƣờng cần quan tâm tới các yếu tố nhƣ:
Thứ nhất, sự cần thiết phải thực hiện lập quy hoạch bảo vệ môi trường và lựa chọn cơ quan có năng lực chuyên môn để tư vấn lập dự án
Việc đánh giá thực trạng các yếu tố môi trƣờng trên địa bàn huyện và rà soát quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế xã hội, quy hoạch của các ngành và quy hoạch sử dụng đất nhằm đƣa ra các giải pháp hạn chế tác động tiêu cực của môi trƣờng; đảm bảo phù hợp với chiến lƣợc phát triển môi trƣờng quốc gia; việc nghiên cứu để lập quy hoạch BVMT sẽ góp phần thúc đẩy công tác quản lý môi trƣờng của địa phƣơng, nâng cao ý thức bảo vệ trong cộng đồng, đẩy mạnh xã hội hóa công tác BVMT, xác định đƣợc các giải pháp khoa học công nghệ thích hợp nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực, hạn chế rủi ro và sự cố môi trƣờng. Quy hoạch môi trƣờng phù hợp với chủ trƣơng đƣờng lối của Đảng và Nhà nƣớc trong thời kỳ mới phát triển kinh tế xã hội bền vững gắn với bảo vệ môi trƣờng.
Thứ hai, các căn cứ để xây dựng quy hoạch bảo vệ môi trường
Căn cứ vào chiến lƣợc bảo vệ môi trƣờng quốc gia; kế hoạch hành động về thực hiện chiến lƣợc bảo vệ môi trƣờng quốc gia; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thành phố, các ngành, địa phƣơng để làm căn cứ xây dựng quy hoạch.
Thứ ba, mục đích, ý nghĩa và yêu cầu đối với việc lập quy hoạch bảo vệ môi trường
Mục đích đối với việc lập quy hoạch bảo vệ môi trƣờng: đánh giá hiện trạng các yếu tố môi trƣờng (đất, nƣớc, không khí, thu gom và xử lý chất thải…) trên địa bàn huyện. Phân tích, đánh giá và dự báo xu hƣớng biến đổi môi trƣờng, các tác động đến môi trƣờng do phát triển kinh tế xã hội gây ra. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu các tác động xấu, nâng cao hiệu quả và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng trên địa bàn huyện góp phần đảm bảo môi trƣờng sống và phát triển bền vững.
Yêu cầu đối với việc lập quy hoạch bảo vệ môi trƣờng: Các số liệu phục vụ cho công tác quy hoạch cần thực hiện chính xác và đảm bảo thời gian
cập nhật số liệu; các mẫu phân tích và kết quả phân tích cần đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật theo quy định; các giải pháp đề xuất bảo vệ môi trƣờng cần phù hợp với thực tiễn của địa phƣơng đồng thời đảm bảo tính khả thi.
Ý nghĩa của việc lập quy hoạch bảo vệ môi trƣờng: Là tài liệu quan trọng cung cấp thông tin quan trọng về môi trƣờng đối với ngƣời dân, các cấp các ngành…trong công tác BVMT; góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng, nâng cao nhận thức của ngƣời dân; QHMT còn là căn cứ quan trọng trong việc xem xét và phê duyệt các dự án đầu tƣ tại địa bàn huyện nhằm phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Việc thực hiện quy hoạch BVMT sẽ tạo điều kiện để nâng cao hiệu quả của đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc trong vai trò là công cụ phân tích, dự báo các tác động đến môi trƣờng của các quy hoạch phát triển trong quá trình lập quy hoạch và đánh giá mức độ phù hợp của các định hƣớng, mục tiêu, giải pháp phát triển với các yêu cầu về quản lý và BVMT nhằm đảm bảo phát triển bền vững.
Thứ tư, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng trong xây dựng quy hoạch bảo vệ môi trường: Việc sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu và kỹ thuật này nhằm đƣa ra các số liệu chính xác, phản ánh đƣợc đúng hiện trạng môi trƣờng, các yếu tố tác động và đƣa ra giải pháp quan trọng trong việc lập QHMT.
Thứ năm, nội dung thực hiện lập quy hoạch bảo vệ môi trường
Điều tra, khảo sát, đánh giá hiện trạng các yếu tố môi trƣờng: điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phƣơng, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển các ngành…; hiện trạng môi trƣờng đất, nƣớc, không khí, hiện trạng xả thải và quản lý chất thải. Việc phân tích hiện trạng môi trƣờng, điều kiện địa lý, tự nhiên, xã hội và sinh thái trong vùng quy hoạch, phân vùng môi trƣờng sẽ đƣa ra các định hƣớng về quản lý và BVMT, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ các giá trị văn hóa, lịch sử trong vùng quy hoạch. Đồng thời, xác lập các tiêu chí chung nhằm quản lý thống nhất về môi trƣờng, tạo
hành lang để các quy hoạch phát triển phù hợp với điều kiện địa lý, tự nhiên, sinh thái, đảm bảo hài hòa giữa các định hƣớng và giải pháp thực hiện dựa trên ba trụ cột kinh tế, xã hội và môi trƣờng.
Tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trƣờng trong thời gian trƣớc khi lập quy hoạch BVMT. Dự báo các tác động của quy hoạch phát triển kinh tế đối với công tác quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng.
Thứ sáu, thực hiện xây dựng quy hoạch bảo vệ môi trường
Đƣa ra định hƣớng quy hoạch tổng thể hệ thống hạ tầng cơ sở về môi trƣờng; các phƣơng án BVMT trong sản xuất, trong khu dân cƣ; giải pháp quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng; đề xuất danh mục các chƣơng trình, kế hoạch và dự án BVMT.
* Lập kế hoạch: là quá trình xác định các mục tiêu và lựa chọn các phƣơng thức để đạt đƣợc các mục tiêu đó.
Lập kế hoạch bao gồm có ba giai đoạn cơ bản, đó là: xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch hành động nhằm thực hiện mục tiêu và tổng kết, đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu đó.
Kế hoạch bảo vệ môi trƣờng đƣợc hiểu là hồ sơ căn cứ pháp lý mà các tổ chức, cá nhân muốn thực hiện sản xuất cần phải thực hiện để bảo vệ môi trƣờng hiệu quả nhất. Việc lập kế hoạch môi trƣờng phải căn cứ vào quy hoạch môi trƣờng. Thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với bảo vệ môi trƣờng. Đánh giá, dự báo trƣớc các tác động của dự án đến môi trƣờng, từ đó có các biện pháp nhằm hạn chế - xử lý các tác động xấu đến môi trƣờng, thực hiện công tác bảo vệ môi trƣờng.
1.2.4.2. Tổ chức thực hiện công tác quản lý nhà nước về môi trường
Việc tổ chức thực hiện công tác quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng là một khâu rất quan trọng trong công tác bảo vệ môi trƣờng. Ủy ban nhân dân cấp
huyện có trách nhiệm trong việc quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng theo thẩm quyền đã đƣợc quy định.
Là hoạt động mang tính ý thức, có chủ định của chủ thể quản lý làm cho các quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trƣờng đi vào cuộc sống.
* Việc tổ chức thực hiện pháp luật, chính sách, quy định quản lý nhà nước về môi trường của Nhà nước: Cơ quan Quản lý nhà nƣớc các cấp ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm quy định, hƣớng dẫn việc thực hiện việc quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng. Ví dụ: các văn bản Luật, Nghị định, Thông tƣ, Quyết định...
* Việc ban hành, thực hiện các chính sách, quy định quản lý nhà nước về môi trường của địa phương:
Trên cơ sở văn bản pháp luật liên quan của các cấp quy định, hƣớng dẫn thực hiện quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng, UBND huyện thực hiện việc quản lý nhƣ: Quản lý môi trƣờng làng nghề, quản lý môi trƣờng tại các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn huyện, quản lý chất thải trên địa bàn huyện…các chính sách về chi ngân sách nhà nƣớc cho công tác quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý nhà nƣớc, nâng cao nhận thức của ngƣời dân, doanh nghiệp, xử lý chất thải…
* Tổ chức bộ máy
Hình 1.2: Sơ đồ hệ thống tổ chức quản lý môi trƣờng ở địa phƣơng
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
1.2.4.3. Giám sát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ
môi trường.
Giám sát việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trƣờng đƣợc hiểu làtheo dõi và kiểm tra xem có thực hiện đúng những điều đã quy định không.
Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trƣờng đƣợc hiểu là việc xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét những kết quả đã đạt đƣợc và mặt tồn tại, hạn chế để từ đó đƣa ra các giải pháp nhằm khắc phục tồn tại, hạn chế nhằm thực hiện tốt pháp luật về bảo vệ môi trƣờng.
UBND tỉnh, thành phố Sở TN&MT Cán bộ, Công chức Phụ trách Môi trƣờng cấp huyện Công chức
Địa chính - Xây dựng Môi trƣờng
UBND Quận/huyện PhòngTN&MT UBND xã, phƣờng Chi Cục BVMT
Thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trƣờng đƣợc hiểu là sự xem xét, đánh giá và xử lý việc thực hiện pháp luật của tổ chức, cá nhân do tổ chức, ngƣời có thẩm quyền thực hiện theo trình tự pháp luật quy định nhằm phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nƣớc, bảo vệ lợi ích nhà nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp và tổ chức, cá nhân khác.
Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát luôn đƣợc xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của quản lý nhà nƣớc, công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực BVMT hàng năm đƣợc huyện quan tâm để triển khai một cách sâu rộng, toàn diện và đạt kết quả tốt. Qua đó, nâng cao nhận thức của cộng đồng, doanh nghiệp và ngƣời dân trong vấn đề BVMT gắn với các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ…
Sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nƣớc trong quá trình giám sát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về môi trƣờng, từng bƣớc nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ tại địa phƣơng; giúp các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh…phải hoàn thiện hồ sơ, thủ tục về BVMT còn thiếu, khắc phục thiếu sót, chấn chỉnh những nội dung thực hiện không đúng quy định BVMT.
Hoạt động thanh, kiểm tra, giám sát cần đạt hiệu quả, rà soát tình hình thực thi pháp luật về bảo vệ môi trƣờng tại địa phƣơng.
Từ thực tế hoạt động thanh, kiểm tra, giúp việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BVMT, rà soát các quy định pháp luật chƣa phù hợp với thực tiễn nhƣ quy định về thời hạn, gia hạn lập đề án BVMT, thời hạn xác nhận hoàn thành công trình biện pháp BVMT... cần đƣợc hoàn thiện cho phù hợp.
1.2.4.4. Giải quyết các khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về bảo vệ môi trường, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
Chanh chấp về môi trƣờng đƣợc hiểu là những xung đột giữa cá nhân, tổ chức, cộng đồng dân cƣ về quyền và lợi ích hợp pháp liên quan đến việc phòng ngừa, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trƣờng, về việc khai thác sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên và môi trƣờng, về quyền đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành và quyền đƣợc bảo vệ sức khỏe, tài sản, tính mạng do làm ô nhiễm môi trƣờng gây nên.
Theo Điều 161, Luật BVMT năm 2014, nội dung tranh chấp về môi trường gồm:
Tranh chấp về quyền, trách nhiệm bảo vệ môi trƣờng trong khai thác, sử dụng thành phần môi trƣờng; Tranh chấp về xác định nguyên nhân gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trƣờng; Tranh chấp về trách nhiệm xử lý, khắc phục hậu quả, bồi thƣờng thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trƣờng.
Các bên tranh chấp về môi trƣờng gồm: Tổ chức, cá nhân sử dụng thành phần môi trƣờng có tranh chấp với nhau; Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng các thành phần môi trƣờng và tổ chức, cá nhân có trách nhiệm cải tạo, phục hồi khu vực môi trƣờng bị ô nhiễm, suy thoái, bồi thƣờng thiệt hại về môi trƣờng.
Việc giải quyết tranh chấp về môi trƣờng đƣợc thực hiện theo quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp dân sự ngoài hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.
Tranh chấp về môi trƣờng trên lãnh thổ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà một hoặc các bên là tổ chức, cá nhân nƣớc ngoài đƣợc giải quyết theo pháp luật của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trừ trƣờng hợp có quy định khác trong điều ƣớc quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
* Xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường: Tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trƣờng, gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi
trƣờng, gây thiệt hại cho tổ chức và cá nhân khác, có trách nhiệm khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trƣờng, bồi thƣờng thiệt hại và xử lý theo quy định của Luật bảo vệ môi trƣờng và pháp luật có liên quan.
Ngƣời đứng đầu cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây phiền hà, nhũng nhiễu cho tổ chức, cá nhân, bao che cho ngƣời vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trƣờng hoặc thiếu trách nhiệm để xảy ra ô nhiễm, sự cố môi trƣờng thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trƣờng hợp gây thiệt hại phải bồi thƣờng theo quy định của pháp luật.
* Giải quyết khiếu nại, tố cáo về bảo vệ môi trường
Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, khởi kiện về hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trƣờng theo quy định của pháp luật.
Cá nhân có quyền tố cáo vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trƣờng với cơ quan, ngƣời có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố cáo.
Thời hiệu khởi kiện về môi trƣờng đƣợc tính từ thời điểm tổ chức, cá nhân bị thiệt hại phát hiện đƣợc thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật về môi trƣờng của tổ chức, cá nhân khác.
Kế hoạch
Hình 1.3. Sơ đồ Khung cấu trúc các nội dung quản lý nhà nước về môi trường
(Nguồn: Lƣu Đức Hải, Nguyễn Ngọc Sinh, 2005. Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững. Hà Nội: NXB Đại học Quốc gia).
Nhà nƣớc Hiến pháp Đƣờng lối phát triển bền vững Cơ cấu tổ chức quản lý hợp lý Cơ chế nhân lực Chiến lƣợc Đƣờng lối phát triển bền vững Cơ cấu kinh tế
xã hội Tổ chức công tác quản lý môi trƣờng Đội ngũ cán bộ môi trƣờng Các nguồn nhân lực khác Các công cụ quản lý Chính sách quản lý Các giải pháp quản lý cụ thể Phƣơng pháp hình thức nghệ thuật quản lý
Tạo lập các cơ hội khai thác nội lực và nguồn lực quốc tế Kinh tế Pháp lý Xã hội Quản lý