Cơ sở thực tiễn của công tácquản lý hệ thống thông tin quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý vốn đầu tư phát triển tại bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 45)

1.1 .Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

1.3. Cơ sở thực tiễn của công tácquản lý hệ thống thông tin quản lý

1.3.1. Kinh nghiệm hoàn thiện công tác quản lý hệ thống thông tin tại một số cơ sở số cơ sở

- Công tác quản lý hệ thống thông tin hành chính công thành phố Hải

Phòng: Theo Báo cáo tổng kết việc xây dựng công tác quản lý hệ thống thông

tin hành chính công của Thành Phố Hải Phòng, việc xây dựng công tác quản lý hệ thống thông tin được sự quan tâm của lãnh đạo Thành Phố, Ủy Ban Nhân dân đã giao cho Văn Phòng Ủy Ban Nhân dân thành phố là đơn vị đứng ra chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng công tác quản lý hệ thống thông tin; Văn Phòng Ủy ban nhân dân đã xây dựng đề án đề tổ chức thực hiện trong đề án nêu rõ nội dung việc xây dựng hệ thống, tiến trình tổ chức thực hiện cũng như các điều kiện cần thiết để xây dựng hệ thống, trong đó đặc

biệt quan tâm đến việc xây dựng phần cứng, các phần mềm hỗ trợ, cũng như đào tạo đội ngũ cán bộ phụ trách công tác xây dựng công tác quản lý hệ thống thông tin hành chính công của Thành Phố và Ngày 18/10/2016, UBND thành phố ban hành Quyết định số 2348/QĐ-UBND phê duyệt Đề án chính quyền điện tử thành phố Hải Phòng, trong đó xác định kiến trúc chính quyền điện tử Hải Phòng với mục tiêu xây dựng hệ thống điện tử thông suốt, kết nối và liên thông văn bản điện tử, d liệu điện tử từ thành phố đến xã, phường, tạo lập môi trường điện tử để phục vụ người dân và doanh nghiệp, tạo điều kiện cho người dân giám sát và đóng góp cho hoạt động của chính quyền các cấp.. Từ cách làm khá bài bản, sau khi triển khai công tác quản lý hệ thống thông tin đến nay công tác quản lý hệ thống thông tin hành chính công của Thành Phố đã cơ bản đến tất cả các xã, góp phần nâng cao hiệu quả công tác điều hành của Thành Phố.

- Công tác quản lý hệ thống thông tin quản lý vốn của Ngân hàng Viettinbak: Xác định được vai trò của Xây dựng công tác quản lý hệ thống thông tin trong quản lý, lãnh đạo ngân hàng đã có chủ trương trong việc xây dựng công tác quản lý hệ thống thông tin, hiện đại hóa bằng công nghệ thông tin tiên tiến. Lãnh đạo Ngân hàng đã có nhiều văn bản chỉ đạo xây dựng công tác quản lý hệ thống thông tin, đầu tư cơ sở vật chất đầu tư phần cứng hiện đại, thường xuyên cập nhập phần mềm mới hiện đại để đáp ứng yêu cầu khách hàng trong thời đại công nghệ số. Đồng thời quy định rõ đối với đầu vào của thông tin và đầu ra của thông tin, do vậy thông tin được xuyên suốt từ trụ sở chính đến các chi nhánh, các phòng giao dịch, việc quản lý thông tin theo cấp độ người sử dụng đã tạo điều kiện vừa đảm bảo nh ng giới hạn của thông tin, đồng thời phổ biến được thông tin đến người sử dụng nhanh và chính xác.

- Kinh nghiệm tại Bộ kế hoạch đầu tư: Để thực hiện nhiệm vụ chuyên

trực tuyến và quản lý vận hành Công tác quản lý hệ thống thông tin về giám sát, đánh giá đầu tư chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước.Thông tư này quy định chi tiết về chế độ báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư, giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư trên Công tác quản lý hệ thống thông tin nghiệp vụ tại địa chỉ (https://dautucong.mpi.gov.vn) để thực hiện giám sát, đánh giá chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước và quản lý vận hành Công tác quản lý hệ thống thông tin về giám sát, đánh giá đầu tư chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước. Đối tượng áp dụng: là các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc lập báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư, giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư. Trong đó quy định rõ về cập nhật thông tin, báo cáo của chủ đầu tư, chủ dự án thành phần theo các bước cụ thể là: (1). Khi chương trình, dự án được phê duyệt đầu tư: Cập nhật thông tin chương trình, dự án theo Quyết định chủ trương đầu tư, Quyết định đầu tư vào Công tác quản lý hệ thống thông tin nghiệp vụ trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày được phê duyệt đầu tư; (2). Trong quá trình thực hiện:

(a) Các thông tin sau phải cập nhật chậm nhất là 07 ngày làm việc kể từ khi có điều chỉnh hoặc phát sinh: Phê duyệt điều chỉnh dự án; Phê duyệt, điều chỉnh thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công và dự toán; Phê duyệt, điều chỉnh kế hoạch, kết quả lựa chọn nhà thầu; Hợp đồng, điều chỉnh hợp đồng; Kế hoạch vốn được cấp; Giá trị nghiệm thu, giá trị giải ngân; Thông tin về đánh giá, kiểm tra.

(b) Các thông tin phải cập nhật định kỳ hằng tháng (nếu có phát sinh): Khối lượng thực hiện tại hiện trường; Thông tin hình ảnh hoặc phim về hiện trạng thi công tại hiện trường đối với các dự án có cấu phần xây dựng.

(3) Khi kết thúc chương trình, dự án: thực hiện cập nhật thông tin quyết toán dự án theo Quyết định phê duyệt quyết toán trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày được phê duyệt quyết toán.

1.3.2. Bài học rút ra cho Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn trong việc hoàn thiện công tác quản lý hệ thống thông tin quản lý vốn đầu tư phát triển

Một là: Phải có chủ trương xây dựng công tác quản lý hệ thống thông

tin thống nhất từ lãnh đạo Bộ, phân công bộ phận thường trực, chịu trách nhiệm xây dựng hệ thống; đồng thời xây dựng được chiến lược phát triển công tác quản lý hệ thống thông tin trong đó xác định rõ nội dung, phân công, dự tính về kinh phí, con người để tổ chức triển khai thực hiện, đây là nhiệm vụ rất quan trọng. Vì từ chiến lược này hình thành lên các tuyến công việc để thực hiện, cũng như kế hoạch chi tiết cho việc thực hiện thành công nội dung chiến lược.

Hai là: Cần xác định rõ đầu vào và đầu ra của của công tác quản lý hệ

thống thông tin, xác định được nh ng nội dung quan trọng trọng để đưa vào hệ thống cũng như phải xác định rõ được yêu cầu của đầu ra trong quá trình sử dụng công tác quản lý hệ thống thông tin trong quá trình quản lý vốn đầu tư và phát triển.

Ba là: Cần áp dụng công nghệ thông tin trong công tác triển khai công

tác quản lý hệ thống thông tin quan lý vốn, đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phần cứng, ứng dụng các phần mềm hiện đại trong công tác quản lý vốn.

Bốn là: Làm tốt công tác kiểm tra giám sát, có các quy chế, chế tài cụ

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Quy trình nghiên cứu

2.1.1. Xác định đề tài nghiên cứu

Trong bối cảnh đó, việc ứng dụng một công tác quản lý hệ thống thông tin trong công tác quan lý là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay trên tất cả các linh vực, trong đó có lĩnh vực quản lý vốn đầu tư phát triển. Đối với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn từ năm 2012, Vụ Kế hoạch đã đưa vào sử dụng một công tác quản lý hệ thống thông tin (HTTT) quản lý đầu tư, và đã thu được một số thành quả ban đầu như đã đổi mới công tác đánh giá thực hiện kế hoạch, tạo dựng được thói quen báo cáo. Từ việc phải báo cáo hàng tháng bằng văn bản thì nay các chủ đầu tư có thể cập nhật qua Internet, giúp tiết kiệm thời gian và công sức.

Sauthời gian triển khai đưa vào triển khai, số lượng người sử dụng ngày một tăng thêm đòi hỏi công tác tổ chức quản lý phải chuyên nghiệp hơn. Đã có thêm nh ng thay đổi trong chính sách của nhà nước về quản lý và giám sát đầu tư như: Nghị định số 84/2015/NĐ-CP ngày 30/09/2015 của Chính phủ về giám sát và đánh giá đầu tư; Nghị định số 16/2016/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài. Thực hiện quy định về công khai minh bạch theo Luật đầu tư công năm 2014, cơ sở d liệu quản lý các dự án đầu tư phải cung cấp thông tin về kế hoạch, tiến độ thực hiện và giải ngân, kết quả đánh giá của từng dự án để các cơ quan, tổ chức và nhân dân giám sát. Công tác quản lý hệ thống thông tin xây dựng cũ và nâng cấp từ năm 2012 không còn đáp ứng được nhu cầu đổi mới. Chính vì vậy, hệ thống này cần được nâng cấp về nội dung và hoàn thiện hơn về hình thức để phù hợp với các

chính sách về quản lý đầu tư của Chính phủ. Do vậy đòi hỏi Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cần có kế hoạch để hoàn thiện công tác quản lý hệ thống thông tin trong quản lý vốn đầu tư, cụ thể cần phải có chiến lược về phát triển công tác quản lý hệ thống thông tin, xác định nội dung hoàn thiện và công tác kiểm tra giám sát quá trình hoàn thiện công tác quản lý hệ thống thông tin trong quá trình đưa vào triển khai, thực hiện

2.1.2. Khung nghiên cứu

Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, tác giả đề xuất khung nghiên cứu của luận văn như sau:

Yếu tố ảnh hưởng -Nhóm yếu tố bên ngoài -Nhóm yếu tố bên trong

Yêu cầu đối với hoàn chỉnh công tác quản lý hệ thống thông tin quản lý vốn đầu tư:

-Chủ trương

- Đầu vào thông tin;

- Cơ sở dữ liệu và và các kỹ thuật xử lý có liên quan; - Đầu ra thông tin.

-Công tác kiểm tra giám sát -Tiêu chí đánh giá

Thực trạng quản lý hệ thống thông tin quản lý vốn đầu tư :

-Chủ trương

- Đầu vào thông tin;

- Cơ sở dữ liệu và và các kỹ thuật xử lý có liên quan; - Đầu ra thông tin.

-Công tác kiểm tra giám sát

Khoảngtrống

Các giải pháp hoàn chỉnh công tác quản lý hệ thống quản lý thông tin quản lý vốn đầu tư

2.1.3. Thu thập tài liệu thực tế

- Các quy định của Pháp luật Luật công nghệ thông tin, quy định của Chính Phủ về xây dựng công tác quản lý hệ thống thông tin trong các tổ chức công. Quy định của Pháp luật về việc xây dựng công tác quản lý hệ thống thông tin trong quản lý vốn đầu tư và phát triển nói chung.

- Các quy định của Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn về việc sử dụng công tác quản lý hệ thống thông tin nói chung và hệ thống thông tin trong quan lý vốn đầu tư phát triển; các văn bản liên quan đến chiến lược phát triển công tác quản lý hệ thống thông tin đáp ứng yêu cầu của công tác chuyên môn, đáp ứng xu thế công nghệ 4.0.

- Qua quá trình trao đổi, phỏng vấn, điều tra của tác giả để có thể có nhiều thông tin, cách nhìn đa chiều về vấn đề đang nghiên cứu để có thể đưa ra nh ng lý giải, kết luận sát thực nhất, từ đó có thể đề xuất các giải pháp để tổ chức thực hiện.

Các thu thập các tài liệu lý thuyết và thực tế có tầm quan trọng to lớn, nó giúp cho tác giả chứng minh cho giả thuyết khoa học đã đưa ra.

Sau khi thu thập được tài liệu thực tế, tác giả đã hoàn thiện luận văn của mình theo quy định để có thể bảo vệ trước hội đồng nghiệm thu của trường đánh giá và công nhận.

2.2. Phƣơng pháp thu thập và xử lý số liệu

Nguồn d liệu phục vụ cho nghiên cứu luận văn bao gồm cả nguồn d liệu thứ cấp và sơ cấp. Đối với mỗi loại d liệu trên, tác giả có phương pháp thu thập d liệu riêng để có nguồn d liệu đáng tin cậy, phục vụ cho việc phân tích thực trạng công tác quản lý hệ thống thông tin quản lý vốn đầu tư phát triển tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2.2.1. Dữ liệu sơ cấp

Nhằm mục đích đánh giá công tác quản lý hệ thống thông tin quản lý vốn đầu tư phát triển tác giả đã điều tổ chức điều tra để đánh giá hiệu quả của

hệ thống thôn tin trong quản lý vốn đầu tư phát triển trên các phương diện sau Đối tượng khảo sát là các đồng chí lãnh đạo các Vụ, lãnh đạo các sở, ngành, cán bộ liên quan trực tiếp đến việc xây dựng công tác quản lý hệ thống thông tin để quản lý vốn đầu tư và phát triển. Với số lượng phiếu điều tra là 100 phiếu. Nội dung tập trung vào các vấn đề sau : Đầu vào của công tác quản lý hệ thống thông tin, xử lý của công tác quản lý hệ thống thông tin, đầu ra của công tác quản lý hệ thống thông tin, tổ chức công tác quản lý hệ thống thông tin, các khía cạnh công nghệ của công tác quản lý hệ thống thông tin, khía cạnh quản lý của công tác quản lý hệ thống thông tin trong giai đoạn hiện nay như thế nào ?

Ngoài ra còn có thông tin trao đổi, phỏng vấn để nhận định nh ng yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hệ thống thông tin quản lý vốn đầu tư. Thông tin thu được từ phỏng vấn một số lãnh đạo và chuyên viên các phòng, ban tại Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn để có nh ng đánh giá toàn diện, khách quan hơn về công tác quản lý hệ thống thông tin tại đây. Việc xây dựng bảng điều tra dựa trên cơ sở lý thuyết, công trình nghiên cứu liên quan và nhận định của lãnh đạo các vụ và Bộ NN&PTNN.

D liệu thu thập được được phân loại, đánh giá, biên tập, mã hóa và mô phỏng dưới dạng biểu đồ.

Phân loại, đánh giá d liệu: Tác giả xác định tính chính xác, khách quan, hoàn thiện và phù hợp của d liệu được thu thập.

Biên tập d liệu: Tác giả kiểm tra mức độ hoàn chỉnh của bảng điều tra, mức độ hoàn chỉnh của thông tin trên các phiếu điều tra. Đối với nh ng phiếu điều tra chưa đầy đủ tác giả đã liên hệ lại với người điền phiếu điều tra để bổ sung thông tin.

Mã hóa và mô phỏng dưới dạng biểu đồ: Các tiêu chí trên phiếu điều tra được mã hóa bằng kí tự và con số để sau đó thuận tiện cho việc mô phỏng dưới dạng biểu đồ.

Trên cơ sở số liệu thu được trong quá trình điều tra, tác giả đã đưa công thức và xử lý số liệu thu được bằng phầm mềm phần mềm Excel, từ đó lập bảng và đồ thị để biểu diễn biến động của số liệu, minh họa bằng đồ thị để từ đó đưa ra nh ng nhận xét cho nh ng nội dung cần nghiên cứu trong luận văn

2.2.2. Dữ liệu thứ cấp

Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn : Báo cáo định định kỳ về

công tác phát triển công tác quản lý hệ thống thông tin ; báo cáo về công tác triển khai vốn đầu tư phát triển; chiến lược phát triển công nghệ thông tin cũng như hệ thống thông thông tin của Bộ.

Các vụ của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn : báo cáo của Vụ

về công tác quản lý vốn đầu tư phát triển ; báo cáo chuyên đề về phát triển công tác quản lý hệ thống thông tin của Văn phòng Bộ…

Kết quả nghiên cứu khác: Ngoài ra tác giả còn nghiên cứu các đề án

của các Bộ, Ban ngành Trung ương liên quan đến công tác quản lý hệ thống thông tin trong quản lý vốn đầu tư và phát triển; Một số công trình, luận văn thạc sỹ, luận văn Tiến sỹ, các bài báo liên quan đến phát triển công tác quản lý hệ thống thông tin.

2.3. Các phương pháp xử lý thông tin 2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả 2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê là một hệ thống các phương pháp bao gồm thu thập, tổng hợp, trình bày số liệu, tính toán các đặc trưng của đối tượng nghiên cứu nhằm phục vụ cho quá trình phân tích, dự đoán và ra quyết định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý vốn đầu tư phát triển tại bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)