Đánh giá thực trạng công tác quản lý dòng tiền tại Tổng công ty Điện lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dòng tiền tại tổng công ty điện lực dầu khí việt nam – công ty cổ phần (Trang 88)

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Đánh giá thực trạng công tác quản lý dòng tiền tại Tổng công ty Điện lực

Điện lực Dầu khí Việt Nam – Công ty cổ phần

Trải qua hơn 11 năm hình thành và phát triển PV Power đã thực hiện tốt việc đa dạng hóa nguồn điện với các nhà máy điện Tuabin khí chu trình hỗn hợp, nhiệt điện than, thủy điện. Đầu năm 2016, Tổng Công ty đã tiếp nhận quản lý và vận hành Nhà máy Nhiệt điện than Vũng Áng 1 (công suất 2x600 MW) với công nghệ hiện đại, có công suất tổ máy lớn nhất Việt Nam hiện nay. Tất cả các nhà máy điện PV Power đang quản lý vận hành đều sử dụng thiết bị, công nghệ tiên tiến, hiện đạt nhất vào thời điểm lắp đặt, thân thiện với môi trường. Là đơn vị đi đầu trong cả nước về lĩnh vực dịch vụ kỹ thuật điện, lực lượng cán bộ, kỹ sư, công nhân kỹ thuật vận hành và sửa chữa bảo dưỡng nhà máy điện đang từng bước trưởng thành, làm chủ công nghệ, vận hành hiệu quả thiết bị máy móc hiện đại, dần dần thay thế nhà thầu nước ngoài trong sửa chữa bảo dưỡng định kỳ và đã chủ động đảm đương thực hiện tốt công tác sửa chữa thường xuyên cho các nhà máy điện của PV Power. Trong thời gian qua, tình hình dòng tiền của PV Power được đánh giá là khá an toàn, lành mạnh đã tạo ra nhiều lợi thế trong kinh doanh đáng khen ngợi nhưng cũng có một số hạn chế cần khắc phục. Công ty luôn thực hiện trả nợ đúng hạn. Có uy tín với các tổ chức tín dụng trong nước và quốc tế. Dòng tiền được sử dụng linh hoạt luôn đảm bảo yếu tố an toàn về tính thanh khoản của Công ty

3.3.1. Ưu điểm

Với phương châm kinh doanh “Năng Lượng Cho Phát Triển Đất Nước”, PV Power đã từng bước khẳng định mình bằng kết quả kinh doanh khả quan, khắc họa vào tâm trí khách hàng những công trình, nhà máy điện lớn đạt công suất cao. Trong các năm gần đây, Tổng Công ty luôn làm ăn có lãi, số thuế nộp vào Ngân sách nhà nước ngày một tăng, đời sống của đội ngũ

cán bộ công nhân viên ngày càng được cải thiện. Hiện nay Tổng công ty đang là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu ngành điện trong cả nước.

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh những năm gần đây (Từ năm 2016- 2018) đã đạt được những kết quả đáng khích lệ như sau:

Khả năng thanh toán đầy đủ, kịp thời các nghĩa vụ tài chính

Về cơ bản công ty đều chi trả các nghĩa vụ thanh toán đầy đủ và đúng hạn, sử dụng các nguồn vốn linh hoạt, hiệu quả, đồng thời giám sát chặt chẽ hoạt động kinh doanh của Công ty.

Đối với nguồn vốn dài hạn tài trợ cho dự án, hầu như được huy động từ vốn vay nước ngoài với hình thức vay ECA có bảo lãnh của chính phủ với lãi suất ưu đãi. Về vay trong nước bổ sung tăng bù đắp cho Dự án Vũng Áng, PV Power đã thực hiện thành công phương án thu xếp phần vốn trả về PVN số tiền 2.209 tỷ đồng và lãi suất vay khá ưu đãi tại 02 ngân hàng SHB và PV combank (02 năm đầu cố định 8%/năm, năm thứ 2: biên độ 2,35%/năm).

Để bù đắp dòng tiền thiếu hụt trong một số tháng của năm 2018, gia tăng hiệu quả sử dụng nguồn tài chính PV Power đã ký Hợp đồng tín dụng với các ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) và ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Citibank để thu xếp nguồn vốn lưu động luân chuyển với tổng hạn mức 3.500 tỷ đồng, thời hạn vay 03 tháng và lãi suất không quá 4,8%/năm. Trong khi đó lượng tiền dư thừa trong một số thời điểm PV Power thực hiện đầu tư tiền gửi tại các ngân hàng với lãi suất 5,5%/năm.

Các hệ số thể hiện khả năng thanh toán của Tổng Công ty đều tăng theo từng năm, có sự ổn định và ở mức cao khi so sánh với các doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành, đặc biệt là các hệ số khả năng thanh toán tức thời và khả năng thanh toán lãi vay. Điều đó phản ánh khả năng thanh toán của Tổng công ty đã được cải thiện, rủi ro thanh toán đã giảm xuống

Cụ thể các chỉ số thể hiện khả năng thanh toán của PV Power như sau: Bảng 3.9. Các chỉ số khả năng thanh toán của PV Power

2016 – 2018

Đơn vị tính: Lần

Khoản mục 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị % Giá trị %

Hệ số KNTT tổng quát 1,0 2,2 2,3 1,2 120,2% 0,1 3,6% Hệ số KNTT Nợ ngắn hạn 1,0 1,0 0,9 0 0 (0,1) (10%) Hệ số KNTT nhanh 0,11 0,09 0,16 (0,02) (16,37%) 0,07 77,7% Hệ số KNTT nhanh 2,12 3,32 4,0 1,2 56,6% 0,68 20,48%

Nguồn: Báo cáo tài chính PV Power 2016-2018

Để đánh giá khái quát khả năng thanh toán ta sử dụng hệ số khả năng thanh toán tổng quát. Qua 4 năm, hệ số khả năng thanh toán tổng quát có biến động tăng và đều giữ trong khoảng từ 1 đến 2,3 lần, thể hiện khả năng chung trong thanh toán nợ của công ty khá tốt. Trong thời gian dài, Tổng Công ty có thừa tài sản để thanh toán các khoản nợ. Đây là nhân tố hấp dẫn các tổ chức tín dụng. Mặc dù vậy chúng ta vẫn chưa thể kết luận công ty đã đảm bảo được khả năng thanh toán hay chưa mà cần đi xem xét cụ thể khả năng thanh toán của các khoản mục cụ thể.

Từ năm 2016 đến năm 2018 Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn giảm dần. Tuy nhiên do đặc thù của các công ty trong ngành điện thì khả năng thanh toán ngắn hạn nhỏ hơn 1 cũng không phải quá thấp, công ty vẫn đảm bảo khả năng thanh toán của mình

Hệ số khả năng thanh toán nhanh của Tổng Công ty không thấp (lớn hơn 0,5) và có xu hướng giảm dần qua các năm điều này cho thấy khả năng chuyển đổi tài sản lưu động thành tiền chưa thực sự tốt, nhưng hệ số này thấp hơn 1 không có nghĩa là không an toàn, vì các khoản nợ của Tổng công ty không phải tập trung thanh toán vào cùng một thời kỳ và một điều kiện thuận lợi nữa là

các khoản nợ của công ty mẹ và các công ty thuôc tập đoàn trung bình chiếm khoảng 1/2 tổng nợ ngắn hạn. Hệ số này liên tục giảm qua các năm là do tiền và các khoản tương đương tiền giảm nhanh hơn Nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, nhận thấy Tổng Công ty chưa gặp bất kỳ rắc rối nào trong thanh toán nợ nên việc tăng tiền và các khoản tương đương tiền để cải thiện khả năng thanh toán tức thời có thể là chưa cần thiết và sẽ làm giảm khả năng sinh lời của vốn nếu dự trữ nhiều vốn bằng tiền quá mức cần thiết. Dù vậy, trong tương lai Tổng Công ty nên nâng cao hệ số thanh toán tức thời để đảm bảo khả năng thanh toán ngay các khoản nợ đến hạn.

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay: Cả 3 năm 2016, 2017, 2018 hệ số khả năng thanh toán lãi vay của Tổng công ty đều lớn hơn 1, lần lượt là 2,2 lần; 3,3 lần; 4,0 lần. Điều này chứng tỏ hoạt động kinh doanh có khả năng sinh lời cao và đó là cơ sở đảm bảo cho tình hình thanh toán của Tổng công ty lành mạnh.

Nhận xét: Qua các đánh giá trên, ta thấy khả năng thanh toán của Tổng Công ty qua các năm qua tương đối tốt, các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của Tổng công ty đều tăng đáng kể. Trong bối cảnh nền kinh tế đang trì trệ và khó khăn như hiện nay thì việc duy trì khả năng thanh toán của Tổng Công ty như vậy được coi là khá an toàn, đảm bảo được nguyên tắc cân bằng tài chính, đem lại sự ổn định cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong tương lai với nhu cầu đầu tư của PV Power tăng lên rất cao, thì việc tiếp tục sử dụng nguồn vốn ngắn hạn thông qua huy động vốn lưu động để tài trợ cho tài sản dài hạn sẽ làm cho hệ số nợ của công ty tăng cao, tình hình tài chính của Công ty sẽ phụ thuộc lớn vào nguồn vốn huy động bên ngoài.

Quản lý và sử dụng vốn bằng tiền

- Một là: Ban lãnh đạo rất quan tâm đến công tác quản lý và sử dụng vốn bằng tiền

- Hai là: vốn bằng tiền được quản lý công khai, minh bạch, sử dụng đúng mục đích. Định kỳ, công ty tiến hành chấm điểm đưa ra quy chuẩn lựa chọn các tổ chức tín dụng thực hiện việc gửi tiền theo hạn mức quy định

- Ba là: Hệ thống sổ sách kế toán theo dõi vốn được thiết lập khoa học, ghi chép đầy đủ, trung thực và minh bạch.

- Bốn là: Khi có nhu cầu huy động vốn, công ty dựa trên dự báo dòng tiền ngắn hạn và dài hạn để đánh giá các kênh huy động vốn, phương thức huy động. Khi triển khai đánh giá từng bản chào của từng tổ chức để đưa ra phương thức huy động vốn hiệu quả nhất

- Năm là: Đã có quy chế quy định hạn mức tồn quỹ tiền mặt, hạn mức tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không kỳ hạn

- Sáu là: Dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh luôn dương qua các năm

Đánh giá doanh thu, chi phí, lợi nhuận Quản lý chi phí

- Một là: các khoản chi phí của công ty được phản ánh công khai, minh bạch, và đầy đủ kịp thời. Công ty có biện pháp quản lý nguồn nguyên liệu, tiêu thụ năng lượng, nhiên liệu khí, khí thải cũng như các biện pháp tiết kiệm chi phí

- Hai là, về mức độ hiệu quả của báo cáo phân tích chi phí: Công ty cần có những đánh giá phân tích chi phí sâu hơn nữa để đảm bảo hiệu quả hoạt động cũng như kế hoạch hoạt động tương lai.

Quản lý doanh thu và lợi nhuận

- Công ty đã có đánh giá về tình hình thị trường điện để có được kế hoạch cụ thể về hoạt động hiện tại cũng như trong tương lai

Công ty đã chú trọng công tác lập kế hoạch quản lý dòng tiền trong ngắn hạn và dài hạn để có biện pháp kịp thời bù đắp dòng tiền thiếu hụt và sử dụng vốn có hiệu quả khi dư thừa. Kế hoạch sử dụng dòng tiền được Công ty thường xuyên quan tâm, đặc biệt là tại các thời điểm Công ty gặp khó khăn về khả năng thanh khoản. Đặc biệt kế hoạch quản lý dòng tiền liên tục được chỉnh sửa, bổ sung để sát với thực tế. Ngoài kế hoạch về dòng tiền PV Power luôn đạt doanh nghiệp xếp hạng A của Tập đoàn về hoàn thành các kế hoạch sản lượng điện, doanh thu, lợi nhuận...

Đánh giá chất lượng đội ngũ quản lý

Đội ngũ cán bộ tham gia vào quá trình quản lý có những sự hiểu biết chuyên sâu về vấn đề tài chính và quản lý dòng tiền. Họ đóng vai trò là người thực thi những chính sách, cơ chế của cấp trên vào hoạt động tài chính của doanh nghiệp, giúp hoạt động tài chính đi đúng hướng và đạt được các mục tiêu đề ra.

Đánh giá kiến thức và kỹ năng thực hiện công tác quản lý tài chính của cán bộ lãnh đạo công ty bao gồm: Ban giám đốc, Ban điều hành, Ban Kiểm soát, Kế toán trưởng. Hầu hết đều nhân sự này có kinh nghiệm trong công tác quản lý đảm bảo biện pháp quản lý tài chính, quản lý nhân sự và hoạt động công ty có hiệu quả

Chấp hành kiểm tra tài chính, dòng tiền theo quy định, công khai, minh bạch

Công ty thường xuyên quan tâm việc kiểm tra, giám sát hoạt động dòng tiền tại đơn vị mình để kịp thời phát hiện ra các tồn tại, sai sót để đưa ra các biện pháp xử lý, điều chỉnh kịp thời. Việc kiểm tra tài chính được Công ty thực hiện tuân thủ luật pháp và tiến hành công khai, minh bạch trong suốt quá trình tiến hành kiểm tra.

Nhìn chung công tác quản lý tài chính của Công ty được thực hiện theo quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty, theo luật Doanh nghiệp, các luật thuế và các quy định về quản lý tài chính của Nhà nước. Công ty thực hiện lập Báo cáo tài chính thường xuyên, được kiểm toán hàng năm và công bố theo đúng quy định, đảm bảo tính minh bạch, công khai.

3.3.2. Hạn chế

Bên cạnh những thành tích đạt được thì tình hình tài chính, dòng tiền của PV Power vẫn còn tồn tại một số hạn chế, đòi hỏi Tổng công ty cần nhanh chóng đưa ra các biện pháp khắc phục.

Thứ nhất: Về thời gian chuyển hóa tiền của PV Power còn chưa hiệu quả, điều này thể hiện qua các chỉ số cụ thể như sau:

Bảng 3.10. Khả năng luân chuyển tiền của PV Power 2016 – 2018

Đơn vị tính: tỷ đồng

Khoản mục

2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 Giá

trị Giá trị Giá trị Giá trị % Giá trị %

Vòng quay nợ phải thu (vòng) 3,82 3,89 4,79 0,07 1,8% 0,9 23,1% Kỳ thu hồi nợ bình quân (ngày) 94 93 75 (1) 1% (18) (19,4%) Số vòng quay nợ phải trả 4,4 7,4 6,2 3 68,2% (1,2) (16,2%) Kỳ trả tiền bình quần (ngày) 82 49 58 (33) (40,2%) 9 18,4% Số vòng quay HTK (vòng) 27 28 19 1 3,7% (9) (32,1%) Số ngày tồn kho bình quân (ngày) 14 13 19 (1) (7,1%) 6 46,2%

Nguồn: Báo cáo tài chính PV Power 2016-2018

Số ngày phải thu của Công ty từ năm 2016 đến 2018 có xu hướng giảm dần từ 94 ngày xuống 75 ngày, điều này chứng tỏ công ty đã đẩy mạnh được công tác thu hồi công nợ. Tuy nhiên số ngày phải thu của Công ty vẫn ở mức độ lớn 75 ngày chứng tỏ công ty vẫn bị chiếm dụng vốn lớn. Với lượng âm rất lớn từ hoạt động tài chính, công ty phải sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn, sang năm 2018 Công ty đã phải sử dụng thêm nguồn vốn vay lưu động là mất thêm chi phí tài chính mà lại bị chiếm dụng nguồn vốn với thời gian dài sẽ làm cho dòng tiền của công ty bị ảnh hưởng lớn

Kỳ trả tiền bình quân

Số ngày phải trả của Công ty từ năm 2016 đến 2018 có xu hướng giảm dần từ 82 ngày xuống 58 ngày, điều này chứng tỏ công ty không chiếm dụng được nhiều nguồn vốn giá rẻ. So sánh với số ngày phải thu, thì số ngày phải trả của Công ty ngắn hơn như vậy công ty bị chiếm dụng vốn nhiều hơn.

Vòng quay Hàng tồn kho

Vòng quay hàng tồn kho của PV Power nhìn chung có xu hướng tăng do tốc độ gia tăng giá vốn hàng bán nhanh hơn tốc độ tăng hàng tồn kho bình quân. Thời gian một vòng quay của hàng tồn kho vì thế mà ngày càng tăng qua các năm. Số vòng quay hàng tồn kho bình quân năm 2016, 2017, 2018 lần lượt là: 27 vòng; 28 vòng; 19 vòng.

Bảng 3.11. Vòng quay phải thu của các DN cùng ngành (Lần)

TT CK Tên công ty Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 TB 2016- 2018

1 BTP CTCP Nhiệt Điện Bà Rịa 4,32 3,2 1,7 3,1 2 PPC CTCP Nhiệt Điện Phả Lại 3,8 4,15 4,78 4,2 3 NT2 CTCP Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 3,28 2,64 3,74 3,2 4 SEB CTCP ĐT & PT Điện Miền Trung 3,78 5,92 7,61 5,8

Trung bình các DN theo thống kê

Bảng 3.12. Vòng quay phải trả của các DN cùng ngành (Lần) TT CK Tên công ty Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 TB 2016- 2018

1 BTP CTCP Nhiệt Điện Bà Rịa 11,8 3,84 1,53 5,7 2 PPC CTCP Nhiệt Điện Phả Lại 16,18 13,18 10,81 13,4 3 NT2 CTCP Điện lực Dầu khí Nhơn

Trạch 2 4,07 3,00 5,34 4,1

4 SEB CTCP ĐT & PT Điện Miền Trung 2,15 3,99 5,48 3,9

Trung bình theo các DN đã thống kê

8,6 6,0 5,8 6,8

Nguồn: Tổng hợp theo số liệu từ http://finance.vietstock.vn/

Có một sự khác biệt khác lớn về vòng quay hàng tồn kho giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành điện. Thông thường chỉ có các nhà máy nhiệt điện than thì quy mô hàng tồn kho cao do phải dự trữ than cho sản xuất điện,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dòng tiền tại tổng công ty điện lực dầu khí việt nam – công ty cổ phần (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)